Du lịch là cơ hội cho bạn khám phá thế giới văn hóa, ẩm thực, cũng như lịch sử hay cuộc sống hiện đại ở các nước khác trên thế giới. Châu Á là có rất nhiều điểm đến hấp dẫn cho các tour du lịch cho bạn khám phá. Hôm nay 10Hay.com giới thiệu cho bạn top 24 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Á cho bạn tham khảo. Nếu ưng ý địa danh nào thì book phòng, book tour lên lịch cho kỳ nghỉ sắp tới liền nhé.
1. Taj Mahal (India-Ấn Độ)
Tāj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه جها) có nghĩa là “chúa tể thế giới” đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal.Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653[2]. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới.” Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma’mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri. Lahauri thường được coi là người thiết kế chính.
2. Vạn Lý Trường Thành (China – Trung Quốc)
Vạn Lý Trường Thành (Tiếng Anh: Great Wall of China) là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.
Một nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8.850 km (3.948 dặm Anh). Nhưng theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (“đất Trung Quốc gốc”) và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
3. Angkor Wat (Campuchia)
Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ban đầu nó được xây dựng như một đền thờ Ấn Độ giáo dành của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ 12. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ 12 tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.
Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là “Thành phố Đền” hay “Thành phố của những ngôi Đền” trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là “thành phố” hay “thủ đô”, là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là “sân đền” trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट “khoảng đất”).
4. Solukhumbu (Nepal)
Solukhumbu là một huyện thuộc khu Sagarmatha, vùng Đông Nepal, Nepal. Huyện này có diện tích 3312 km², dân số thời điểm năm 2001 là 105886 người.
5. Tây An (China)
Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī’ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (tiếng Hoa phồn thể: 長安; tiếng Hoa giản thể: 长安; pinyin: Cháng’ān; có nghĩa là “muôn đời bình yên”). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.
6. Halong Bay(Vịnh Hạ Long – Việt Nam)
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
7. Kyoto (Japan-Nhật Bản)
Thành phố Kyōto (京都市, きょうとし Kyōto-shi, “Kinh Đô thị”) là một thủ phủ của phủ Kyōto, Nhật Bản. Thành phố có dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng đô thị Kansai. Thành phố này trước kia là kinh đô của Nhật Bản.
8. The Gobi Desert(Mongolia,China)
Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á. Sa mạc Gobi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía nam Mông Cổ. Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông nam. Đây là sa mạc lớn thứ 4 thế giới về diện tích. Sa mạc này từng là một phần của đế quốc Mông Cổ và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. Khu vực sa mạc này là một bóng mưa do dãy Hymalaya ngăn các đám mây mang mưa đến Gobi.
Khí hậu ở đây có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 50 đến 200 mm tùy theo địa điểm. Khu vực phía Đông có khá nhiều mưa vào mùa hè, gió mùa hoạt động cũng mạnh hơn.
Vào năm 2011, những mô hình có dạng hình zigzag ngoằn nghèo tại Gobi đã xuất hiện trong các bức ảnh chụp bởi Google, tạo nên một loạt các giả thuyết, thậm chí có cái liên quan đến người ngoài hành tinh. Nhưng theo nhà nghiên cứu Jonathon Hill tại Đại học bang Arizona, những vệt này chủ yếu để giúp vệ tinh gián điệp của Trung Quốc định hướng cho tàu vũ trụ.
Sa mạc Gobi là nơi lý tưởng để “săn” khủng long. Một bộ xương khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex đã được khai quật và đem bán đấu giá với giá 1 triệu đô.
9. Victoria Peak (Hong Kong)
Núi Thái Bình tên khác là Victoria Peak, The Peak, Mount Austin, là một ngọn núi ở Hồng Kông. Đây là ngọn núi cao nhất của đảo Hồng Kông. Ngọn núi cao 552 m. Ngọn núi này nằm ở nửa phía đông của đảo Hồng Kông. Tuy nhiên, ngọn núi này thấp hơn ngọn Đại Mạo Sơn thuộc lãnh thổ Hồng Kông. Ngọn núi này cũng có giá trị đất đắt nhất thế giới với nhiều gia đình giàu có sinh sống ở đây. Đỉnh núi này có trạm liên lạc radio đóng cửa đối với công chúng nhưng các khu vực xung quanh thì bao gồm các công viên, khu đất ở đắt giá. Từ đỉnh núi này có thể ngắm nhìn trung tâm Hồng Kông, bến cảng và các đảo chung quanh. Núi Thái Bình là một địa điểm thu hút khách tham quan của Hồng Kông.
10. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (China)
Đội quân đất nung hay Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng ; Hán-Việt: Binh mã dũng, có nghĩa là “Tượng đội quân và ngựa”) là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung gần Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung được phát hiện ngày 29 tháng 3 năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây Bắc Trung Quốc.
Kể từ khi được phát hiện ra năm 1974, việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành trong thời gian qua. Việc khai quật kéo dài do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn (bị phong hóa, bị vi khuẩn phá hoại…). Những tượng binh mã được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn theo các nhà khảo cổ không có tượng nào giống nhau, sống động như đội quân thật.
Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất. Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng… đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Ngoài tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, hầm mộ thứ 4 là hầm trống. Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất có pho tượng 6000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ nhất nằm mặt Tây của Lăng mộ. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã trên diện tích 1524 m² có 68 pho tượng.
11. Varanasi (Ấn Độ)
Varanasi là một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm và cùng thời với nền văn minh Sumer. The city is called Kasi, “the luminous” in the Rigveda. Thành phố này thường được gọi là “thành phố của các miếu học thuật”.
Nền văn hóa của Varanasi liên hệ sâu sắc với sông Hằng và tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng. Thành phố này đã là một trung tâm tôn giáo và văn hóa ở Bắc Ấn Độ trong hàng ngàn năm. Varanasi có phong cách nhạc Hindustani riêng, và là nơi đã sản sinh ra nhiều nhà triết lý, nhà thơ, nhà văn và các nhà soạn nhạc nổi bật trong lịch sử Ấn Độ, bao gồm: Kabir, Ravi Das, Munshi Premchand, Jaishankar Prasad, Acharya Ram Chandra Shukla, Pandit Ravi Shankar, Hariprasad Chaurasia và Ustad Bismillah Khan. Varanasi là nơi có Đại học Banaras Hindu. Tulsidas đã viết tác phẩm Ramcharitmanas ở đây. Ngôn ngữ được nói ở Varanasi là Kashika Bhojpuri có liên hệ với tiếng Hindi.
12. Bali (Indonesia)
Bali là một hòn đảo của Indonesia nằm tại tọa độ 8°25′23″N, 115°14′55″Đ, cực tây của Quần đảo Nusa Tenggara, nằm giữa Đảo Java về phía tây và Lombok về phía đông. Bali là 1 trong 33 tỉnh của Indonesia. Dân số 3,15 triệu người, diện tích: 5632 km². Tỉnh lỵ của Bali là Denpasar nằm phía nam đảo. Đảo Bali cũng là điểm đến du lịch lớn nhất Indonesia và nổi tiếng vì có nền nghệ thuật phát triển cao, bao gồm vũ, điều khắc, hội họa, hàng da thuộc, luyện kim và ca nhạc Bali.
13. Bangkok (Thailan)
Bangkok, hay Băng Cốc là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km2 và nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan với dân số khoảng 8 triệu người. Nếu tính cả vùng đô thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu, chiếm hơn 1/5 dân số cả nước và vượt trội hơn tất cả những vùng đô thị khác ở Thái Lan.
Từ 1 thị trấn nhỏ trong vương quốc Ayutthaya vào thế kỉ 15, Bangkok nhanh chóng mở rộng nhờ thương mại và trở thành nơi tọa lạc của 2 thủ đô là Thonburi vào năm 1768 và Rattanakosin năm 1782. Với vai trò thủ đô vương quốc Xiêm, Bangkok chứng kiến sự hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước cùng những biến động chính trị lớn của Thái Lan từ thế kỉ 19 cho đến nay. Thành phố phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960 đến 1980 và ngày nay đóng vai trò quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế, giáo dục và truyền thông của nước Thái Lan hiện đại.
Sự bùng nổ kinh tế của khu vực Đông Nam Á những năm 1980 và 1990 đã thúc đẩy nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở khu vực tại Bangkok. Bangkok hiện là một trung tâm kinh tế và tài chính trong khu vực. Thành phố đóng vai trò một điểm trung chuyển trong giao thông quốc tế và nổi lên như một đầu tàu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, thời trang và giải trí. Về du lịch, Bangkok nổi tiếng với nhịp sống về đêm sôi động và nhiều di tích lịch sử văn hóa.
14. Tử Cấm thành (China)
Tử Cấm thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố Cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.
Các số liệu thực tế:
Diện tích: 250.000 m²
Số công trình: 800
Số phòng: 9999
Số nhân lực ước tính: 1.000.000
15. Singapore Zoo
Sở thú Singapore địa phương thường gọi là Sở thú Mandai với diện tích 28 hécta (69 mẫu Anh) và được khai trương vào ngày 27 tháng 6 năm 1973. Sở thú có khoảng 315 loài động vật, trong đó khoảng 16% loài bị đe dọa và nơi đây thu hút khoảng 1,6 triệu du khách mỗi năm.
16. Chợ Đêm (Đài Loan)
Chợ đêm là một hoạt động vô cùng quen thuộc ở Đài Loan, đây còn là một nét đẹp văn hóa rất ấn tượng mà không nhiều đất nước trên thế giới có được. Chợ đêm Đài Loan không chỉ đơn thuần là nơi mua bán, mà còn là nơi giải trí, ăn uống, tụ họp trong một không khí vô cùng náo nhiệt, đông vui.
Các khu chợ đêm tại Đài Loan thường bắt đầu tụ họp từ 5 giờ chiều và kéo dài đến 1 – 2 giờ sáng. Những khu chợ đêm mà Traveltimes.vn giới thiệu dưới đây không chỉ là nơi bày bán rất nhiều mặt hàng đa dạng, mà còn là nơi nổi tiếng bởi tại đây bạn có thể được thưởng thức rất nhiều món ăn đường phố thơm ngon, đặc trưng nhất.
17. Panmunjeon DMZ
Khu phi quân sự nằm trong làng Panmunjeon (Bàn Môn điếm), phía Bắc cách thủ đô Seoul 50 km, ranh giới giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Đây là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh, bởi làng này nằm ngay trận tuyến của cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên 1950-1953.
Nam và Bắc Triều Tiên thiết lập biên giới, chia cắt bán đảo Triều Tiên ra làm hai sau chiến tranh. Hiệp định đình chiến đã được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 tại làng Pamunjeon (Bàn Môn điếm), và làng này trở thành khu vực an ninh chung cho cả hai miền.
18. Luangprabang (Lao)
Luangprabang là một huyện ở miền Bắc Lào. Các trụ sở chính quyền của tỉnh Luang Prabang được đặt ở huyện này.
Theo các thư tịch cổ Việt, địa điểm này còn có tên gọi là Nam Chưởng, và theo Đại Nam chính biên liệt truyện, nó còn có tên là Lao Long quốc, tục gọi là Lào Qua Gia, Mường Luông hay Mường Luổng. Trước kia nó từng là kinh đô của một vương quốc tên Lan Xang (“vương quốc triệu voi”) từ thế kỉ 14 đến năm 1946. Trước năm 1975, nó vẫn là thủ đô hoàng gia, trung tâm của Vương quốc Lào. Ngày nay, nó là tỉnh lỵ của tỉnh Luông Pra Băng. Luangprabang được UNESCO công nhận là một di sản thế giới (văn hóa).
Lào – đất nước láng giềng xinh đẹp và bình yên, mê hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nước tuyệt đẹp, những pho tượng Phật nhiều hình dáng độc đáo và nụ cười thân thiện, hiếu khách của người dân.
19. George Town (Malaysia)
Penang hay George Town là thủ phủ bang Penang của Malaysia. Tên gọi George Town được đặt theo tên của vua George III của Vương quốc Anh. Thành phố tọa lạc tại góc đông bắc đảo Penang và có dân số 220.000 người, nếu kể cả dân ngoại ô thì dân số 400.000 người. Dân số vùng đô thị là 1,225 triệu người.
Penang được thành lập năm 1786 bởi thuyền trưởng Francis Light, một nhà buôn của Công ty Đông Ấn thuộc Anh với vai trò của Penang khi mới được thành lập là căn cứ của công ty này ở các bang của Malaysia. Ông ta đã đoạt được đảo Penang từ vua (sultan) của Kedah và cho xây dựng Pháo đài Cornwallis ở trên góc đông bắc của hòn đảo. Pháo đài đã trở thành nơi phát triển thương mại của hòn đảo với dân số năm 1804 lên đến 12.000 người.
Do được kiểm soát chặt chẽ, ngày nay Penang còn nhiều cửa hàng thời thuộc địa được xem là các di sản kiến trúc quý giá của Penang. Phần lớn dân số của Penang là người gốc Hoa. Hiện nay, do chế độ kiểm soát cho thuê các tòa nhà cổ được nới lỏng, nhiều tòa nhà thời thược địa đã được phá bỏ nhường chỗ cho các cao ốc. Trong tiếng Mã Lai, George Town cũng được gọi là Tanjung.
20. Gili Islands (Indonesia)
Các cảnh tuyệt vời , tinh thể nước trong và cát trắng đang thu hút rất nhiều khách du lịch đi qua để có thời gian thư giãn của họ ngồi trên túi đậu trên bãi biển ngắm hoàng hôn. khác với điều này , dưới nước rất đẹp để bổ nhào trong ( diver là sẽ yêu nó ).
Gili Trawangan, là lớn nhất và phát triển nhất trong số ba quần đảo Gili ; Gilli Less ,Gili Air . Gili Trawangan là một trong những phát triển nhất với tấn của nhà nghỉ, phương sách , khách sạn và vẫn thanh . rất phổ biến cho khách du lịch ngân sách và bên đám đông.
21. Phú Sĩ (Japan)
Núi Phú Sĩ hay núi Fuji là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc. Đây là một trong “Ba núi Thánh” của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tate và núi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
22. Seongsan Ilchul-bong (Hàn Quốc)
Được mệnh danh là Hawaii của Hàn Quốc, đảo Jeju không chỉ có thắng cảnh đẹp mà còn có nhiều nét văn hóa khác biệt so với các nơi khác trên đất nước Hàn. Nằm cô lập ngoài khơi so với đất liền, ngoài đỉnh Hallasan, trên đảo còn có khoảng 360 nón núi lửa vệ tinh (oreum) khác. Nnón núi lửa vệ tinh là những phần trồi lên bên sườn những ngọn núi lửa lớn khi núi lửa phun trào do cấu trúc địa lý ở đó không ổn định và bị đứt gãy. Những khu vực này dù đã qua hàng triệu năm nhưng thỉnh thoảng vẫn thoát ra hơi nóng. Đỉnh núi Seongsan Ilchulbong (đỉnh Nhật Xuất – Sunrise Peak) là một trong số đó.
23. Taktshang Goemba (Bhutan)
Paro Taktsang là một ngôi đền nổi tiếng, địa điểm thiêng liêng của Phật giáo trên dãy Himalaya, nằm cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro, Bhutan. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào năm 1692, xung quanh hang động Taktsang Senge Samdup (stag tshang seng ge bsam grub), nơi Guru Padmasambhava được cho là đã ngồi thiền trong ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ vào thế kỷ thứ 8. Padmasambhava được ghi với việc đưa Phật giáo vào Bhutan và là vị thần thành hoàng của đất nước. Ngày nay, Paro Taktsang là địa điểm tốt nhất tổ chức lễ hội Phật giáo Tsechu, còn được gọi là “ngày mười” tổ chức vào ngày mồng mười âm lịch của tháng (tháng được chọn tùy thuộc vào địa điểm tổ chức).
Đây là đền thờ dành cho Đức Padmasambhava (còn được gọi là Gu-ru mTshan-brgyad Lhakhang, ” Đền thờ của Guru với Tám tên”) với một cấu trúc thanh được xây dựng xung quanh các hang động vào năm 1692 bởi Gyalse Tenzin Rabgye và đã trở thành biểu tượng văn hóa của Bhutan. Lễ hội Tsechu được tổ chức để vinh danh của Đức Padmasambhava, được tổ chức tại thung lũng Paro trong tháng ba hoặc tháng tư âm lịch hàng năm.
24. Phuket (Thailand)
Đây là hòn đảo lớn nhất Thái Lan với diện tích gần 540 km², nằm ở miền Nam đất nước, phía Bắc giáp quần đảo Mergui của Myanma, phía Tây giáp quần đảo Andaman của Ấn Độ. Dải bờ biển rộng lớn này với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, vô số đỉnh núi, vách đá, hang động đang chờ đợi những cuộc thám hiểm, khai phá của du khách.
Đảo này phần lớn là núi với một dãy núi ở phía tây của đảo chạy từ phía bắc xuống phía nam. Các núi của Phuket tạo thành phần Nam của dãy núi Phuket có phạm vi 440 km từ eo đất Kra. Điểm cao nhất của đảo là Mai Thao Sip Song (Twelve Canes), độ cao 529 m trên mực nước biển.
70% đảo là rừng. Bờ biển phía tây có nhiều bãi cát trong khi bờ đông thì sình lầy. Gần điểm cực Nam là Laem Promthep (mũi Brahma), là một nơi ngắm cảnh hoàng hôn nổi tiếng. Ở vùng núi phía bắc của đảo là Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã Khao Phra Thaeo, bảo vệ hơnn 20 km² rừng mưa nhiệt đới. Ba đỉnh cao nhất của khu bảo tồn này là Khao Prathiu (384 m), Khao Bang Pae (388 m) và Khao Phara (422 m). Vườn quốc gia Sirinat ở bờ biển tây bắc được thành lập năm 1981 và bảo vệ một khu vực rộng 90 km² (68 km² diện tích biển), bao gồm Bãi biển Nai Yang nơi loài rùa biển đẻ trứng.
Bãi biển Kata
Một trong những khu vực du lịch của Phuket là Bãi tắm Patong ở bờ biển Trung Tây với bãi biển rộng với nhiều cơ sở dịch vụ về đêm. Patong có nghĩa là “rừng đầy lá chuối” trong tiếng Thái. Các bãi tắm đẹp khác nằm ở nam Patong có: Bãi tắm Kata, Bãi tắm Kata Noi và ở mũi phía Nam có Bãi tắm Nai Harn và Bãi tắm Bang Tao.
Bài viết nên xem: