Món đồ dùng hằng ngày hiện nay thực sự có nguồn gốc sáng chế trong thời kì chiến tranh. Bạn có thấy vi diệu không ? Mặc dù thời chiến tranh rất khốc liệt dù chiến đấu cho hòa bình của một đất nước thì kết quả vẫn là những cái chết thê thảm. Tuy nhiên, chiến tranh cũng giúp tăng trưởng kinh tế và một số sáng chế đáng ngạc nhiên. Danh sách 10 món đồ dùng hằng ngày sẽ làm bạn thích thú khi biết nguồn gốc của chúng.
1. Cà phê hòa tan là món đồ dùng hằng ngày quen thuộc
Món thức uống mỗi buổi sáng giúp bạn tỉnh táo, khởi đầu ngày mới này được chế tạo riêng cho những người lính trong cuộc nội chiến năm 1980 với hương cà phê nguyên chất. Những gói cà phê hòa tan gửi kèm trong khẩu phần ăn của người lính trong quân đội Liên minh. Từ đó, cà phê hòa tan phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới.
2. Thuốc kháng sinh như Penicillin
Món đồ dùng hằng ngày như thuốc kháng sinh được các nhà khoa học khảo sát các hạn chế và lợi ích của thuốc kháng sinh sử dụng trên toàn thế giới. Lúc đầu, thuốc kháng sinh được nhà khoa học người Scotland Alexander Fleming phát hiện năm 1928 nhưng đến năm 1941 các bác sĩ mới nhận ra rằng penicillin có thể dùng để điều trị vết thương cho các binh lính. Từ dó, người ta dùng thuốc kháng sinh cho đến ngày nay.
3. Uớp xác
Mặc dù người cổ đại Ai cập đã biết ướp xác từ rất lâu nhưng cho đến khi cuộc nội chiến bùng nổ, các bác sĩ giải phẫu Mỹ mới tìm ra cách ướp xác để giữ gìn xác chết để có thể gửi về quê nhà chôn cất nguyên vẹn. Người ta cho rằng bác sĩ Thomas Holmes đã hoàn thiện quá trình và tẩm ướp hơn 4.000 binh lính Liên minh chết trong cuộc chiến.
4. Băng keo là món đồ dùng hằng ngày chế tạo trong chiến tranh
Một người phụ nữ tên là Vesta Stoadt đang làm việc trong một nhà máy vào Thế chiến thứ 2 thì nhận thấy một việc. Đó là những gói đạn dược bị lỗi khi kiểm tra, băng keo niêm phong đạn khó xé rời khiến cho các binh lính khó khăn khi lấy đạn bên trong gói lúc đang chiến đấu. Thế là bà ta đã phát minh ra băng keo, không chỉ dán kín mép hộp mà còn dễ dàng mở rời không bị rách.
5. Ngân hàng máu
Trước Thế chiến I, một binh lính sắp chết cần truyền máu thì bác sĩ sẽ tìm một người khỏe mạnh sẵn lòng hiến máu. May mắn thay, các bác sĩ đã khám phá ra rằng bằng cách thêm natri citrat vào máu sẽ làm cho máu không bị đông dù ở bên ngoài cơ thể. Tiến sĩ Oswald Hope Robertson khi đó đã tạo ra ngân hàng máu đầu tiên trên chiến trường Pháp năm 1917.
6. Đồng hồ đeo tay
Mặc dù đồng hồ đeo tay được phát minh trước Thế chiến thứ I nhưng khi được các binh lính sử dụng thường xuyên đã làm cho đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến hơn. Đồng hồ giúp các binh lính biết thời gian chính xác phối hợp hoạt động với nhau. Từ đó đến nay, mỗi người London đều mang đồng hồ trên tay.
7. Đồ hộp chế biến sẵn trong chiến tranh là món đồ dùng hằng ngày hiện nay
Hoàng đế Napoleon và một đầu bếp tên là Nicolas Appert đã sáng chế ra sản phẩm nhà bếp hiện đại là đồ hộp đóng gói sẵn. Vua Napoleon đã lo lắng cho việc vận chuyển thức ăn đến các doanh trại binh lính đang chiến đấu. Ông đưa ra giải thưởng 12.000 franc cho bất kì người nào tìm được cách bảo quản thực phẩm tốt nhất. Sau 15 năm nỗ lực, Nicolas đã hoàn thiện quá trình đóng hộp thức ăn.
8. Băng vệ sinh dùng một lần
Băng vệ sinh Kotex là sản phẩm của sự sáng tạo tổng hợp bông gòn, loại bã của cây mía đã xử lí. Loại băng gạc chỉ sử dụng một lần này, hút ẩm tốt nên được dùng băng bó vết thương của các binh lính trong thời kì Thế chiến lần thứ I. Khi đó, các nữ y tá đã dùng băng gạc này làm băng vệ sinh trong khi đóng quân ở nước ngoài. Thế là Kimberly-Clark bắt đầu tiếp thị băng vệ sinh dùng một lần vào năm 1920.
9. Trà túi lọc
Đối với những người lính trên mặt trận, thật là khó khăn để thưởng thức loại thức uống như trà. Do đó, vào năm 1908 một nhà nhập khẩu trà người Mỹ có tên là Thomas Sullivan tình cờ phát minh ra gói trà túi lọc hiện đại bằng cách đóng gói nước trà trong túi lụa nhỏ gửi tới khách hàng. Đây là một khám phá hạnh phúc cho các doanh trại lính Thế chiến I vì khi đó họ có thể tự tay pha chế trà túi lọc thành món thức uống ưa thích.
10. Máy chụp X-quang cầm tay
Khi mới bắt đầu Thế chiến I, máy chụp X-quang cầm tay được các nhà khoa học tạo ra và hoàn thiện dần. Đặc biệt, nhà khoa học Marie Curie đã làm việc cùng các nhóm để trang bị cho xe cứu thương những thiết bị cầm tay. Công nghệ này hạn chế thời gian di chuyển của các bệnh nhân nặng, làm tăng cơ hội cứu sống họ.