Năm 2016, showbix Việt chứng nhiều nhiều nghệ sĩ tài năng, danh tiếng ra đi mãi mãi. Đó là những nghệ sĩ nổi danh trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, sân khấu… như: nhạc sĩ Lương Minh, đạo diễn Châu Huế, NSƯT Út Bạch Lan… Họ đều là những “cây đa cây đề” của nền giải trí nước nhà, là những nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời khiến khán giả đau đớn, nuối tiếc.
1. Nhạc sĩ Lương Minh
Nhạc sĩ Lương Minh tên thật Lương Ngọc Minh, sinh ngày 28/7/1967 tại Hà Nội. Anh thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ được khoa Sáng tác, nhạc viện Hà Nội đào tạo. Năm 1987, anh sáng lập và là thành viên ban nhạc nhẹ Hoa Sữa. Lương Minh sáng tác nhiều ca khúc như Hãy mãi là em nhé, Trao em trọn tình yêu, Câu ru chiều, Mùa thu, Lời ru năm 2000… và tham gia ban nhạc, phối khí dàn dựng. Anh cũng là tác giả nhiều tác phẩm khí nhạc, trong đó có Giao hưởng Con sóng được chọn biểu diễn tại festival Âm nhạc châu Á tại Philippines năm 1994.
Anh cũng là người có nhiều đóng góp cho các chương trình âm nhạc thu hút sự chú ý của khán giả: Bài hát Việt, The Remix… Nhạc sĩ Lương Minh nhận được Giải thưởng sáng tác thính phòng quốc gia năm 1993, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2005.
Chiều tối 28/2/2016, nhạc sĩ Lương Minh – nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời để lại nhiều sự tiếc thương trong giới nghệ thuật.
2. Nhạc sĩ Thanh Tùng
Ngày 15/3, những người yêu âm nhạc đã phải đón nhận một tin buồn khi nhạc sĩ Thanh Tùng nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai ở tuổi 68.
Năm 2008, sau trận tai biến bất ngờ, nhạc sĩ không còn đi lại được. Ông liệt bên phải, mất khả năng nói. Không chỉ chịu di chứng tai biến, ông còn bị tiểu đường và thận. Hàng tuần, ông ba lần tới chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai.
Sinh thời, Thanh Tùng nổi tiếng là người có tâm hồn lãng du, phóng khoáng. Ông là tác giả của nhiều tình khúc được nhiều thế hệ yêu thích như Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về… vẫn sống mãi trong lòng khán giả yêu nhạc.
3. Nhạc sĩ Trần Lập
Sau nhiều tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư trực tràng, ngày 17/3/2016, Trần Lập nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời trong vòng tay của gia đình, bạn bè. Sự ra đi bất ngờ của thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường đã để lại cú sốc lớn trong lòng khán giả. Lễ tang của Trần Lập tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Theo di nguyện, nam ca sĩ được an táng tại nghĩa trang quê nhà – xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Trần Lập sinh năm 1974 tại Nam Định. Anh là nhạc sĩ, ca sĩ chính của ban nhạc rock Bức Tường. Nhiều ca khúc của nhóm đã trở nên quen thuộc với giới trẻ cũng như những người yêu Rock Việt như Bông hồng thủy tinh, Tâm hồn của đá, Đường đến ngày vinh quang… Tuy mắc bệnh hiểm nghèo, Trần Lập vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan. “Cuộc sống của mình càng trở về bình thường như trước bao nhiêu, sức khoẻ càng được cải thiện bấy nhiêu. Tôi không thể coi mình như con bệnh, bằng không khó tiến lên trong cuộc sống được”, anh từng tâm sự.
4. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Chiều 14/4/2016, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời vì căn bệnh tuổi già, hưởng thọ 76 tuổi. Ông bị bệnh về đường hô hấp kèm suy thận, suy tim khiến sức khỏe giảm sút trong nhiều năm qua.
Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1940 tại Phan Rang. Ông chuyển vào Sài Gòn sống từ năm 11 tuổi. Nhạc sĩ sáng tác không nhiều nhưng ca khúc của ông ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ như: Không, Tình yêu đến trong giã từ, Bơ vơ, Cô đơn, Buồn ơi chào mi, Lặng lẽ tiếng dương cầm…
Ngoài viết nhạc, Nguyễn Ánh 9 còn nổi danh là nhạc công piano. Tiếng đàn của ông từng nâng đỡ giọng hát của nhiều thế hệ ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Ý Lan, Ánh Tuyết… Khánh Ly từng nói: “Tiếng đàn của ông làm tôi thăng hoa hơn khi hát” khi mời ông tham gia liveshow tại Hà Nội vào năm 2014.
5. NSƯT Hán Văn Tình
NSƯT Hán Văn Tình từng chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư phổi. Năm 2016, khối u di căn đến nhiều bộ phận của cơ thể, bệnh tình của ông trở nặng. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa song Hán Văn Quỳnh đã không thể vượt qua bạo bệnh. Hán Văn Tình, nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời nhà riêng vào ngày 4/9.
NSƯT Hán Văn Tình sinh năm 1957 tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường đào tạo Sân khấu tại Hà Nội, ông về đầu quân tại Đoàn tuồng TW, nay là Nhà hát tuồng Việt Nam và làm việc từ đó cho tới năm 2015. Một trong những vai diễn để đời của Hán Văn Tình chính là vai Chu Văn Quềnh trong bộ phim Đất và người. Ông được khán giả biết đến và yêu mến qua nhiều bộ phim truyền hình cũng như các tiểu phẩm hài.
Năm 1999, Hán Văn Tình được Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tặng thưởng huy chương Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam. Vì có nhiều đóng góp cho lĩnh vực sân khấu nên ông còn được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
6. Ca sĩ Minh Thuận
Minh Thuận sinh năm 1969, anh là ca sĩ khá thành công khi khởi xướng dòng nhạc nhẹ Việt Nam. Nhiều ca khúc nhạc Hoa lời Việt của anh gây ấn tượng với khán giả yêu nhạc những năm 90. Anh là nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời với Phương Thanh, Lam Trường. Những đồng nghiệp từng làm việc với anh luôn công nhận ở anh sự nhiệt huyết, lao động nghiêm túc, chu đáo và tỉ mỉ.
Tuy nhiên, sau đó anh ít ca hát và chủ yếu đóng vai trò nhà sản xuất phim hay các chương trình ca nhạc. Anh tham gia Gương mặt thân quen và đoạt giải Á quân vào năm 2014.
Minh Thuận từng bị tai biến và phát hiện bị bệnh phổi từ tháng 8/2015. Nam ca sĩ đã điều trị bằng cả Tây y và Đông y. Năm 2016, sau nửa tháng điều trị căn bệnh ung thư phổi tại bệnh viên Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), Minh Thuận – nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời vào 8h ngày 18/9/2016, hưởng dương 47 tuổi.
7. NSND Thanh Tòng
NSND Thanh Tòng tên thật là Nguyễn Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông là người con, là đệ tử chân truyền của nghệ sĩ Minh Tơ. Nghệ sĩ Minh Tơ đã truyền nghề cho con học và diễn tất cả các loại vai: văn, võ, trung thần – nịnh thần, lão mùi…Kể cả các tính cách độc, mùi và vai giả nữ với đủ các điệu bộ vũ đạo của: đào văn, đào võ… Đến năm 17 tuổi, NSND Thanh Tòng đã là nghệ sĩ đa năng, toàn diện, thay cha làm luôn công tác quản lý đoàn hát.
Với những đóng góp của mình cho sân khấu, ông được Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND vào năm 2007 và là nghệ sĩ nhiều năm đoạt giải Mai Vàng trong cả hai vai trò diễn viên và đạo diễn. Những tác phẩm NSND Thanh Tòng sáng tác và dàn dựng đều ca ngợi tinh thần yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc trong lịch sử, nổi bật là các tác phẩm được xem là chuẩn mực của cải lương tuồng cổ: “Câu thơ yên ngựa”, “Tô Hiến Thành xử án”, “Má hồng soi kiếm bạc”, “Ngọn lửa Thăng Long”…
NSNSD Thanh Tòng qua đời ngày 22/9/2016 vì bệnh tim mạch, hưởng thọ 68 tuổi.
8. NSƯT Phạm Bằng
NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931, ông nổi tiếng khi vừa đóng kịch, đóng phim, diễn hài. Ông có nhiều vai diễn ấn tượng trong Chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV và nhiều vai diễn truyền hình khiến khán giả nhớ mãi. NSƯT Phạm Bằng từng đoạt hai huy chương Vàng trong Hội diễn Sân khấu toàn quốc với vai Lý Trưởng trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và vai Thương trong Mớ đời Thương.
Từ cuối tháng 6/2016, khi phát hiện cơ thể bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn và xuống sức nhanh chóng, ông đã đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán viêm túi mật và viêm gan. Trong quá trình điều trị bệnh, nghệ sĩ Phạm Bằng đã sụt mất 8kg. Ngày 31/10/2016, NSƯT Phạm Bằng – nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời trước sự thương tiếc của khán giả và đồng nghiệp.
9. NSƯT Út Bạch Lan
NSƯT Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hòa, Long An. Bà được mệnh danh là Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng vọng cổ, Vương nữ Sương chiều, Sầu nữ Út Bạch Lan. NSƯT Út Bạch Lan sở hữu rất nhiều vai diễn để đời, mang bà đến đỉnh vinh quang như vở Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Dập tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển… trong hơn 60 năm gắn bó với sân khấu cải lương.
Sau thời gian điều trị căn bệnh ung thư gan, NSƯT Út Bạch Lan – nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời ngày 4/11/2016 tại nhà riêng, thọ 82 tuổi.
“Một cây đại thụ của cải lương Việt Nam ra đi. Xin vĩnh biệt nghệ sĩ ưu tú, sầu nữ Út Bạch Lan. Nguyện cầu hương hồn má sớm về cõi Phật. Xin chia buồn cùng gia đình và khán giả mộ điệu cải lương” – nghệ sĩ Hoài Linh bày tỏ sự thương tiếc.
10. Đạo diễn Châu Huế
Đạo diễn Châu Huế là thế hệ học viên đầu tiên tại trường Sân khấu Điện ảnh Việt Nam. Ông sinh năm 1944 tại Đà Lạt, khi 10 tuổi, ông theo bố ra Hà Nội tập kết. Sau thời gian hoạt động nghệ thuật, Châu Huế trở thành đạo diễn ở Hãng phim truyện Việt Nam.
Đạo diễn Châu Huế vào miền Nam vào năm 1967 và chỉ đạo thực hiện nhiều bộ phim truyền hình ấn tượng với khán giả như: Những nẻo đường phù sa (cùng đạo diễn Ngọc Phong), Cô thư ký xinh đẹp, Chúa tàu Kim Quy, Chuyện tình bên dòng kênh Xáng, Ký túc xá, Hướng nghiệp… Nhiều gương mặt diễn viên trẻ như diễn viên Kinh Quốc, Trí Quang, Lê Khánh… được ông đào tạo và phát hiện.
Khi đang làm dở dang bộ phim truyền hình nói về tướng cướp Bạch Hải Đường thì tối 3/3/2016, đạo diễn Châu Huế – nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời lặng lẽ khi đang ngủ tại nhà riêng, hưởng thọ 72 tuổi.
10Hay rất đau xót, cảm thương khi tổng hợp danh sách những nghệ sĩ Việt nổi tiếng qua đời trong năm 2016. Những tài năng của làng giải trí Việt đã ra đi mãi mãi, trở về với cát bụi nhưng để lại cho đời những tác phẩm có giá trị đến muôn đời sau. Hy vọng, trong tương lai làng giải trí Việt sẽ xuất hiện những lớp trẻ tài năng, kế thừa và phát huy truyền thống của người đi trước.
Xem thêm: