Nam Mỹ là phần lục địa nằm ở phía Tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía Nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. Diện tích khu vực Nam Mỹ vào khoảng 17.840.000 km2, dân số khoảng 385,75 triệu người, gồm 12 quốc gia.
Trong suốt hai thế kỷ, các quốc gia Nam Mỹ đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế cao, điều này có thể thấy được qua các công trình xây dựng như tòa nhà Gran Costanera ở Chile hay hệ thống tàu điện ngầm Bogota Metro. Nền kinh tế Nam Mỹ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên. Khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo ở các quốc gia Nam Mỹ được cho là cao nhất trong các châu lục.
Trong bài viết này, 10hay sẽ giới thiệu đến các bạn top 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ hiện nay xét theo GDP bình quân đầu người:
1. Chile
GDP bình quân đầu người: 24.170 USD, Chile dẫn đầu trong top 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Chile có một nền kinh tế thị trường, mức độ trao đổi buôn bán với nước ngoài cao. Tăng trưởng GDP trung bình 8% một năm trong giai đoạn 1991-1997, nhưng giảm xuống mức một nửa vào năm 1998 do các chính sách thắt chặt tiền tệ thực hiện để giữ thâm hụt trong kiểm soát và do thu nhập từ xuất khẩu thấp hơn – từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Gần đây nền kinh tế Chile đã phục hồi và tăng trưởng rõ rệt, khoảng 5-7% trong vài năm qua.
2. Argentina
GDP bình quân đầu người: 22.459 USD, Argentina đứng thứ hai trong 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ hiện nay. Kinh tế Argentina là nền kinh tế tương đối phát triển. Argentina có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, dân số có học cao, ngành nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp đa dạng. Trong lịch sử, nền kinh tế của Argentina đã có bước phát triển không đồng đều. Đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những nước giàu có nhất thế giới, nhưng hiện nay nó chỉ là nước có thu nhập trên trung bình. Mặc dù vậy, Argentina vẫn là một đất nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Mỹ Latinh (tính theo GDP bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người)
3. Uruguay
GDP bình quân đầu người: 21.387 USD đưa nền kinh tế Uruguay đứng thứ 3 trong những nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ hiện nay. Uruguay là một trong số những nền kinh tế phát triển mạnh ở Nam Mỹ, với GDP cao, đứng hàng thứ 50 về chất lượng sống tên thế giới. Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp (chiếm 10% GDP và đứng thứ nhất về xuất khẩu).Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Uruguay là nước ít tham nhũng nhất châu Mĩ Latinh (cùng với Chile).
4. Suriname
GDP bình quân đầu người: 17.503 USD, nền kinh tế Suriname xếp thứ tư trong 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Suriname là nơi giao hòa của nhiều dòng chảy văn hóa Phi, Mỹ – Anh Điêng, châu Á, Do Thái và Hà Lan. Tất cả phản ánh qua phong tục tập quán cũng như phong cách sống của con người vốn đa dạng nhưng cũng rất hài hòa. Nông nghiệp chủ yếu là ngành trồng trọt (lúa, mía, chuối và cam), các nguồn lợi khác thu nhập từ đánh bắt cá và khai thác gỗ. Boxit và nhôm được sản xuất tại chỗ nhờ các công trình thủy điện và cũng là hai mặt hàng xuất khẩu chính.
5. Venezuela
GDP bình quân đầu người: 17.430 USD, Venezuela đứng thứ 5 trong top 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Kinh tế Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép, và sự hồi sinh trong nông nghiệp. Venezuela là thành viên lớn thứ năm của OPEC tính về sản lượng dầu hỏa. Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm hơn 50% GDP của cả nước và chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Venezuela sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng như thép, nhôm và xi măng. Nông nghiệp ở Venezuela chiếm khoảng 3% GDP, 10% lực lượng lao động, và ít nhất một phần tư diện tích đất của Venezuela. Venezuela xuất khẩu gạo, ngô, cá, trái cây nhiệt đới, cà phê, thịt lợn và thịt bò. Đất nước này tuy nhiên không phải tự cung tự cấp trong hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp.
6. Brazil
GDP bình quân đầu người: 15.941 USD, Brazil xếp thứ 6 trong số 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Kinh tế Brazil là nền kinh tế thị trường tự do theo hướng xuất khẩu. Sự phát triển về khoa học công nghệ của đất nước là yếu tố hấp dẫn đối với sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với khoảng 20 tỷ USD một năm. Lĩnh vực nông nghiệp cũng có một động lực đáng kể: trong khoảng hai thập kỷ ngành này luôn giữ cho Brazil ở trong số các nước có năng suất cao nhất trong khu vực. Ngành nông nghiệp và khai thác mỏ cũng làm tăng đáng kể thặng dư trao đổi, kết quả là một lượng tiền lớn đổ vào đất nước và giảm nợ nước ngoài.
7. Colombia
GDP bình quân đầu người: 14.164 USD, Colombia xếp thứ 7 trong top 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Kinh tế Colombia là một nền kinh tế có mức thu nhập người dân trên mức trung bình. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính của Colombia, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Colombia. Sản xuất chiếm gần 12% kim ngạch xuất khẩu của Colombia, và tăng trưởng với mức trên 10% một năm. Colombia có ngành công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh nhất trên thế giới và có mạng lưới cáp quang dài nhất ở Mỹ Latinh. Colombia cũng có một trong những ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới.
8. Cộng hòa Dominican
GDP bình quân đầu người: 13.348 USD đưa nước Cộng hòa Dominican đứng thứ 8 trong số những nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Mỹ nhưng mức sống của người dân Dominican vẫn trên trung bình. Mặc dù sản xuất đường là ngành kinh tế truyền thống, song hiện nay niken và sắt đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính. Dominican là nước đứng đầu Mỹ Latinh và thứ 5 thế giới về khai thác vàng; điện năng sản xuất đạt 6,7 tỷ kWh, tiêu thụ 6,7 tỷ kWh. Du lịch là ngành thu nhiều ngoại tệ nhất; xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, nhập khẩu 3,6 tỷ USD, nợ nước ngoài: 3,6 tỷ USD.
9. Peru
GDP bình quân đầu người: 12.639 USD, Peru giữ vị trí thứ 9 trong 10 nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao và lớn thứ 39 thế giới. Năm 2011, Peru là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000. Các ngành dịch vụ chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội của Peru, kế tiếp là ngành chế tạo (22,3%), công nghiệp khai khoáng (15%), và các loại thuế (9,7%). Tăng trưởng kinh tế gần đây được thúc đẩy thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện các điều kiện thương mại, tăng đầu tư và tiêu dùng. Các đối tác mậu dịch chính của Peru là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil và Chile.
10. Grenada
GDP bình quân đầu người: 12.092 USD, Grenada xếp thứ 10 trong những nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Kinh tế quốc gia dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ca cao, chuối, nhục đậu khấu), đánh bắt cá và du lịch. Kinh tế đạt được những tiến bộ nhờ chính sách cải cách thuế và quản lí kinh tế vĩ mô một cách cẩn thận. Điều này đã giúp cho sự tăng trường kinh tế năm 1989-1999 đạt 5% – 6%. Thương mại, xây dựng và du lịch giúp cho các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả hơn. Grenada cùng 7 nước khác trong khu vực thuộc Tổ chức các nước vùng Đông Caribbean (OECS) tham gia vào một Ngân hàng trung ương chung và sử dụng đồng tiền chung là đô la East caribbean (XCD).
Xem thêm: