Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư vào tháng 09/2021, loại hình công ty TNHH MTV đang chiếm khoảng 60% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì đây là loại hình có nhiều đặc điểm tương đồng với cách kinh doanh truyền thống của người Việt nên tỷ trọng lớn về số lượng là điều vô cùng dễ hiểu. Vậy, khi thành lập công ty TNHH MTV, có những lưu ý gì? Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty TPHCM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của loại hình này. Đặc điểm của công ty TNHH MTV có những điểm cơ bản sau:
Công ty TNHH MTV có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.
Đại diện pháp luật của công ty có thể là cá nhân được thuê
Chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm những mẫu biểu hồ sơ nào?
Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định, thông tư liên quan, thì hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ bao gồm những hồ sơ sau:
Đơn đăng ký kinh doanh loại hình công ty TNHH MTV – Phụ lục I-2 theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Điều lệ công ty TNHH MTV – do doanh nghiệp tự xây dựng theo Luật Doanh Nghiệp 2020.
Nơi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH MTV -h4
Việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được thực hiện tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, trực thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: nếu bạn là chủ sở hữu nhưng không phải là người trực tiếp nộp hồ sơ, bắt buộc phải có giấy ủy quyền cho cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ.
Ví dụ: công ty TNHH MTV ABC thực hiện thủ tục thành lập và sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM. Do đó, chủ sở hữu không trực tiếp là người nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM. Lúc này, bắt buộc người chủ sở hữu phải làm và ký giấy ủy quyền cho nhân viên của dịch vụ mở công ty TP.HCM để thực hiện thủ tục.
Thời gian góp vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ vào điều 75 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có quy định, thời gian góp vốn điều lệ của công ty TNHH 1TV chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu chủ sở hữu công ty là cá nhân, KHÔNG BẮT BUỘC phải góp vốn bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. (Căn cứ thông tư 09/2015/TT-BTC)
Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty TNHH MTV
Như đã trình bày bên trên, công ty TNHH MTV là loại hình doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân. Vì thế, ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đã được xác lập. Công ty TNHH MTV cần thực hiện các công việc sau khi được cấp GPKD, bao gồm:
Mua chữ ký số
Đăng ký tài khoản ngân hàng
Liên kết tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế để nộp tiền thuế điện tử
Mua, thiết kế và phát hành hóa đơn đúng luật
Nộp tờ khai thuế và tiền thuế (nếu có phát sinh) theo đúng quy định của luật quản lý thuế hiện hành
Lưu ý về kế toán thuế khi thực hiện việc hạch toán kế toán tại công ty TNHH MTV
Lưu ý 1: Lương giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên sẽ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH là chi phí được trừ (chi phí hợp lệ) của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì căn cứ tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, điều 6 thông tư 123/2021/TT-BTC, có quy định:
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
Lưu ý 2: Lợi nhuận sau thuế (phần lợi nhuận của công ty sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được chia cho chủ sở hữu công ty TNHH sẽ không phải chịu 5% thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động góp vốn. Việc này đã được quy định rõ tại điểm c, khoản 4, điều 2, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP về thuế TNCN từ hoạt động góp vốn của công ty TNHH 1 thành viên.
Lưu ý 3: Căn cứ vào luật quản lý thuế hiện hành, đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên, bắt buộc phải thanh toán từ tài khoản công ty bên mua sang tài khoản công ty bên bán. Không được dùng tài khoản cá nhân của chủ sở hữu để thanh toán. Vì khi thanh toán, chi phí và thuế GTGT trên hóa đơn sẽ không được chấp thuận là chi phí được trừ và phần thuế GTGT đầu và sẽ không được khấu trừ. Việc chuyển khoản từ tài khoản cá nhân của chủ sở hữu đến tài khoản công ty bên mua, chỉ hợp lệ khi loại hình doanh nghiệp là Doanh Nghiệp Tư Nhân.
Trên đây là 1 số lưu ý khi thành lập và vận hành công ty TNHH 1 thành viên ở thời điểm ban đầu, về mặt thuế và kế toán. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mang lại những giá trị thiết thực dành cho bạn!