Vụ án oan sai nổi tiếng tại Việt Nam khi được công bố trên truyền thông, báo chí thật sự làm người dân hoang mang, mất niềm tin vào hệ thống pháp luật hiện hành. Nhưng ‘lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát’ đã giải oan một cách minh bạch cho người bị hàm oan sự công bằng, liêm minh. Trang website 10Hay.com chia sẻ danh sách 10 vụ án oan sai nổi tiếng tại Việt Nam trong những năm gần đây nhằm chứng minh rằng luật nhân quả rất công bằng.
Với bài viết này 10Hay cũng hy vọng pháp luật sẽ công tâm và xử đúng người đúng tội đem lại niềm vui, hạnh phúc, yên tâm cho cộng đồng. Trước khi quyết định hãy xem xét các tình tiết thật kỹ và làm sao cho người bị tội tâm phục khẩu phục chứ không phải sử dụng nhục hình để họ nhận tội để rồi gây oan sai cho nhiều người.
1. Nguyễn Thanh Chấn là nạn nhân trong vụ án oan sai nổi tiếng tại Bắc Giang
Giữa tháng 8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà riêng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông Chấn, hàng xóm của nạn nhân, án tù chung thân làm giết người “có tính chất côn đồ”. Trong 10 năm đi tù, ông Chấn liên tục gửi đơn kêu oan, ở ngoài, vợ ông ròng rã “gõ cửa” nhiều cơ quan công quyền và chỉ ra rằng thủ phạm thực sự của vụ án là người cùng làng Lý Nguyễn Chung. Tháng 7/2013, xem xét đơn của bà, Cục điều tra VKSND Tối cao vào cuộc. Vụ án được điều tra lại vào ngày 06/11/2013, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú trước đó vài ngày, thừa nhận đã giết chị Hoàn cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng rồi bỏ trốn.
Tuy công an tỉnh Bắc Giang thừa nhận “có sai sót” trong quá trình điều tra vụ án, một số nhóm cán bộ điều tra ép cung, dùng nhục hình, VKSND Tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Nhật Luật (nguyên thượng tá, phó công an huyện Việt Yên, Bắc Giang) và ông Đặng Thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) điều tra về hành vi Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
2. Huỳnh Văn Nén là nạn nhân hai vụ án oan sai trong 18 năm tại Bình Thuận
Theo cáo trạng, ngày 23-4-1998, Thọ cùng Hồ Thanh Việt đột nhập vào nhà bà Bông tại xã Tân Minh định trộm tài sản thì bị bà Bông phát hiện. Do quen mặt nên cả hai dùng dây xiết cổ bà Bông đến chết rồi lột chiếc nhẫn một chỉ vàng trong tay nạn nhân. Sau đó, cả hai về kể lại cho bạn là anh Nguyễn Phúc Thành nghe và Thọ nhờ anh Thành gọi xe ôm chở sang huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bán vàng rồi bỏ trốn. Hơn 20 ngày sau vụ án xảy ra, CQĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt tạm giam ông Nén vì cho rằng ông Nén là hung thủ. Ngày 20-10-2015, Thọ bất ngờ đầu thú vì bị ám ảnh sau khi bị CSGT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) mời về trụ sở làm việc vì đi xe máy không có giấy tờ.
Ông Nén được mệnh danh là “người tù thế kỷ” vì phải chịu 2 bản án oan cùng về hành vi giết người. Trong thời gian điều tra vụ án này, ông Nén còn “tự khai” ra cùng 9 người thân trong gia đình giết bà Dương Thị Mỹ vào năm 1993. Tuy nhiên, năm 2005, vụ án này cũng được xác nhận oan sai và 9 người thân trong gia đình được xin lỗi, bồi thường. Còn ông Nén ngồi tù đến cuối năm 2015 khi hung thủ giết bà Bông là Nguyễn Thọ ra đầu thú mới được giải oan.
3. Trương Bá Nhàn là nạn nhân vụ án oan sai do dấu vân tay oan nghiệt
Khoảng một tuần trước khi xảy ra vụ án, vợ chồng bà A nhờ ông Trương Bá Nhàn vào phòng ngủ dọn dẹp và kê giùm chiếc tủ, có lẽ ông đã đụng tay vào hộc tủ đựng tiền nên để lại dấu vân tay. Tuy nhiên, vào 12h ngày 2001/12/12, bà Hoàng Thị Kim A (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) được phát hiện chết trong phòng ngủ với nhiều vết thương ở đầu và mặt, vật dụng trong nhà bị lục tung. Gia đình nạn nhân cho biết, khoảng 60-80 triệu đồng và 5-6 lượng vàng bị mất. Quá trình khám nghiệm hiện trường, Công an TP HCM thu dấu vân tay ở hộc tủ được cho là của hung thủ.
Đầu tháng 1/2002, ông Nhàn bị bắt giam với lí do “Dấu vân tay phát hiện bên trong hộc tủ bằng gỗ ở phòng ngủ nạn nhân là dấu tay ngón” nhẫn phải’ trên chỗ bản mẫu so sánh mang tên Trương Bá Nhàn là ngón tay của cùng một người “. Năm 2006, ông Nhàn sau khi hết thời hạn điều tra, chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội đã gởi đơn đến VKSND TP HCM yêu cầu được xin lỗi công khai tại nơi cư trú, đăng cải chính trên báo và bồi thường gần 900 triệu đồng là những khoản tổn thất tinh thần, sức khỏe, mất thu nhập … trong gần 4 năm bị bắt giam.
4. Giám đốc Lương Ngọc Phi ngồi tù oan sai 3 năm tại Thái Bình
Đầu tháng 5/1998, cảnh sát bắt tạm giam ông Phi là nguyên giám đốc công ty khai thác chế biến nông – hải sản xuất nhập khẩu Hòa Bình vì tình nghi trốn thuế và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 9/1999, TAND tỉnh Thái Bình cho rằng ông Phi vay ngân hàng hơn 8,5 tỷ đồng để đầu tư, trả nợ ngân hàng và bị người khác chiếm đoạt. HĐXX tuyên ông Phi 17 năm tù về hai tội, phát mãi toàn bộ tài sản gồm nhà xưởng, ôtô, hàng hóa … để khắc phục thiệt hại. Bảy tháng sau ông Phi được Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên trắng án tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và xác định số tiền ông Phi nợ ngân hàng chỉ là mối quan hệ sự dân.
Tháng 3/2001 ông Phi được thả sau gần 3 năm bị bắt. Đến cuối năm 2003, VKS đình chỉ điều tra bị can Phi vì hành vi trốn thuế không được cấu thành. Hai năm sau đó, toà án tỉnh Thái Bình xin lỗi công khai ông Phi tại địa phương. Ông Phi yêu cầu bồi thường gần 22 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế, thiệt hại về tài sản và mất mát quá nhiều từ sai phạm của cơ quan tố tụng.
5. Bà Hà Ngọc Bích là người phụ nữ bị truy tố oan tại Đồng Nai
Theo hồ sơ vụ án, tháng 5/2011 bà Bích ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ trang trại và tài sản trên đất ở xã Tà Lài cho người khác giá hơn 1 tỷ đồng. Người mua đặt cọc 650 triệu thì vi phạm thời hạn thanh toán thì xảy ra tranh chấp. Tháng 3/2012, thấy căn nhà xuống cấp, bà Bích làm đơn gửi UBND xã Tà Lài, xin phép sửa chữa nhà và được chấp thuận. Tuy nhiên, khi bà thuê người vào dỡ bỏ căn nhà cấp 4 và hàng rào thì bị Công an huyện Tân Phú khởi tố về tội Hủy hoại tài sản. Một năm sau, VKS cùng cấp ra cáo trạng truy tố bà Bích về cùng tội danh.
Tháng 12/2013, TAND huyện Tân Phú ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án làm VKS rút quyết định truy tố đối với bà Bích. Ngày 13/8/2015, tại buổi xin lỗi công khai bà Hà Ngọc Bích (ngụ TP HCM) vì đã truy tố oan về tội Hủy hoại tài sản, VKSND huyện Tân Phú Trương Khắc Thiện thừa nhận cơ quan này sai phạm làm nóng vội, thiếu chặt chẽ, đánh giá sai tính chất vụ việc khi truy tố bà Bích.
6. Giám đốc Đinh Quang Điền ngồi tù oan 240 ngày tại Buôn Mê Thuột
Sáu năm trước, ông Điền vay ngân hàng hơn 13 tỷ để mở rộng kinh doanh. Hồ sơ thể hiện, đến tháng 6/2011, từ một lá thư nặc danh VKSND TP Buôn Ma Thuột đã phê chuẩn lệnh bắt ông Điền để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án khi đó chuyển lên công an tỉnh nhưng cơ quan này xác nhận không có cơ sở cấu thành tội đối với ông Điền.
Đầu năm 2013, sau 240 ngày ngồi tù oan, VKSND TP Buôn Ma Thuột xin lỗi công khai giám đốc Điền. Về phần bồi thường tổn thất vật chất, tinh thần, hai bên không thương lượng được nên ông Điền kiện ra tòa, đòi bồi thường gần 7 tỷ đồng. Trong phiên xử hôm 21/5/2015, ông chứng minh thiệt hại chủ yếu do ông bị bắt oan khiến những hợp đồng ký kết bị hủy, lãi suất nợ vay ngân hàng, cá nhân …
7. Phan Văn Lá người mang thân phận bị can suốt 21 năm
Theo hồ sơ, ngày 22/7/1991, khi ông Lá đi làm đồng thì 2 em trai Phan Văn Châu (13 tuổi) và Phan Văn Tân (15 tuổi) bị Công an xã Hiệp Thành (huyện Châu Thành) bắt vì tình nghi trộm dây điện. Nhưng 3 ngày sau, ông Lá bị công an huyện bắt tạm giam và khi đó VKSND Châu Thành truy tố về tội Hủy hoại tài sản xã hội chủ nghĩa. Cuối năm 1991, TAND huyện Châu Thành xử phạt ông Lá 4 năm tù được cho là chủ mưu vụ án dù ông không nhận tội và cơ quan điều tra vi phạm tố tụng.
Một năm sau, ông Lá kháng cáo, TAND tỉnh Long An hủy án. Công an huyện Châu Thành ra lệnh tạm giam ông này thêm 2 tháng nhưng VKS không đồng ý nên cho gia đình bảo lãnh tại ngoại.
Ông Lá liên tục gửi đơn kêu oan nhưng cơ quan tố tụng ở Long An không phản hồi. Ngày 2013/12/09, ông Lá nhận được quyết định đình chỉ điều tra bị can và được cơ quan chức năng yêu cầu bồi thường 300 triệu đồng.
8. Nhóm 4 người mắc oan sai tại Cần Thơ
Vụ án xuất phát từ đầu 7/2001 khi kho vật tư của Công ty công trình 4.3 (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, TP Cần Thơ, Hậu Giang (cũ) bị mất trộm 103 dây cu-roa và một lốc tủ lạnh. Bốn nhân viên công trình là ông Phạm Văn Tâm (81 tuổi), Võ Thành Long (64 tuổi), Trần Công Thành (64 tuổi), Mã Lương Tình (59 tuổi) bị bắt giam. Sau hơn 9 tháng bị giam , nhóm 4 người này được tạm tha.
Sau thời gian dài điều tra, nhưng không thu thập đủ chứng cứ chứng minh được hành vi phạm tội, tháng 5/2014, cơ quan chức năng đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với 4 người. Thời điểm này, ông Long mất gần 6 năm. Trách nhiệm bồi thường oan sai được xác định thuộc về VKSND TP Cần Thơ, nơi đây đã làm thủ tục xin lỗi công khai người bị oan và bồi thường mỗi người 650 triệu.
9. Nhóm thanh niên 7 người bị bắt oan vì tình nghi giết xe ôm tại Sóc Trăng
Theo nội dung vụ án, ngày 2013/06/07, người dân xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề phát hiện thi thể Lý Văn Dũng (hành nghề xe ôm) chết trên đường nên báo cho cơ quan chức năng. Công an Sóc Trăng bắt tạm giam 6 thanh niên về hành vi Giết người, Cướp tài sản. Riêng Diễm bị bắt về hành vi Không tố giác tội phạm.
Khỉ vụ án sắp kết thúc điều tra, cuối năm 2013, Lê Thị Mỹ Duyên (gần 14 tuổi, ngụ Kiên Giang) bất ngờ đến Công an TPHCM đầu thú, thừa nhận cùng Phan Thị Kim Xuyến (15 tuổi, ngụ thị trấn Trần Đề) thông đồng giết ông Dũng nhằm cướp tài sản. Sau khi xác định lời khai của hai thiếu nữ là có cơ sở, VKSND tỉnh Sóc Trăng đình chỉ điều tra với 7 thanh niên bị bắt trước đó. VKSND tỉnh Sóc Trăng đã thừa nhận sai sót và bồi thường cho anh Trần Văn Đỡ, Trần Hol, Thạch Sô Phách số tiền 74 triệu đồng; Khâu Sóc, Trần Cửa mỗi người trên 72 triệu; Thạch Mươl, Nguyễn Thị Bé Diễm hơn 66 triệu đồng.
10. Nguyễn Minh Hùng hai lần bị tuyên án tử hình tội vận chuyển trái phép 25 bánh heroin
Năm 2003, công an truy quét đường dây mua bán, vận chuyển 300 bánh heroin xuyên quốc gia tại tỉnh Tây Ninh. Anh Hùng bị bắt giam và quy kết là mắt xích trong đường dây này. Vì theo sổ giao hàng và lời khai của bà “trùm” cầm đầu đường dây, anh Hùng bị buộc tội về hành vi vận chuyển 25 bánh heroin.
Anh bị tuyên tử hình cùng cùng 5 người khác sau 2 lần xét xử sơ thẩm. Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007 thì con đường sống của anh mới thực sự hé mở. Tòa phát hiện các chứng cứ buộc tội anh có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý mới phản cung. Theo lời khai của bà trùm, cuốn sổ ghi số lượng, ngày giờ giao nhận hàng của mình được bôi xóa, ghi thêm tên của Hùng phía dưới do một nữ điều tra viên của công an Tây Ninh làm. Người này còn khai nhận bị cán bộ điều tra mớm cung nên mới khai anh Hùng có tham gia vào đường dây.
Sau hơn 4 năm đằng đẵng chờ đợi công lý trong trại giam và đối diện với bản án tử hình, anh Hùng được cơ quan chức năng công khai xin lỗi tại địa phương và bồi thường oan sai hơn 100 triệu đồng.
Vụ án oan sai nổi tiếng tại Việt Nam cuối cùng cũng nhận được hồi kết công bằng, minh bạch cho người hàm oan nhưng cái hậu của nó rất ‘đắng’ khi người thân, bạn bè, tiền tài, danh phận, uy tín và danh dự của họ đã bị mất mát quá nhiều. Tham dự Hội nghị tổng kết của ngành toà án, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho hay trong năm 2017 phấn đấu không để xảy ra xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm; khắc phục triệt để tình trạng đã trả lời kháng nghị nhưng sau đó người có thẩm quyền lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm…