Những website thương mại điện tử đóng cửa gần đây khá nhiều sau một thời gian hoạt động rầm rồ nhưng không thu được kết quả khả quan do không đủ vốn, sự canh tranh khốc liệt trên thương trường cũng như ‘chiến trường’ ngày nay hay thiếu nguồn nhân lực tài ba đủ sức quản lí thu chi kinh doanh. Thật đáng buồn khi viết bài về 10 website thương mại điện tử đóng cửa trong thời gian qua nhưng vẫn có thể tổng hợp chúng lại trong một bài viết trên trang website 10Hay.com nhằm đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ sự thất bại của những website này.
11. Cdiscount.vn
Cdiscount đã chính thức thông báo đóng của từ ngày 31/12/2016. Việc Websie thương mại điện tử Việt Nam đóng cửa đã không còn chuyện mạ mà đó là kết quả của sự cạnh tranh khá gay gắt từ các tập đoàn lớn, vốn mạnh và có đầu tư đúng hướng cũng như nắm bắt sưu thế hay phục khách hàng tốt hơn.
10. Beyeu.vn là website thương mại điện tử đóng cửa trong ngậm ngùi
Dự án khởi nghiệp (start-up) này nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam là nguồn tài chính cho beyeu để xây dựng một hệ thống khá quy mô hơn 6.000 chủng loại sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu tốt. Thông qua Webtretho với 11 triệu khách truy cập / tháng, nhà quản trị của Project Lana nắm bắt mối quan tâm, nhu cầu thị trường, phục vụ khá tốt quá trình xây dựng chính sách bán hàng và sản phẩm.
Tuy nhiên, website beyeu.com vẫn phải đóng cửa vì sự hỗ trợ thông tin và quảng bá từ Webtretho chưa đủ giúp beyeu thuyết phục người dùng ra quyết định mua sắm. Đầu tháng 10, trang thương mại điện tử Beyeu.com bất ngờ thông báo dừng hoạt động và để lại một thông điệp nhiều chua xót: “Kinh doanh thương mại điện tử cần nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc đốt tiền. Chúc may mắn cho kẻ còn lại “.
9. Lingo.vn là website thương mại điện tử đóng cửa giữa năm 2016
Lingo.vn trình làng từ tháng 8/2011, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Truyền thông VMG, hoạt động theo mô hình B2C. Khi đó, Lingo.vn đặt mục tiêu trở thành trang web thương mại điện tử số 1 Việt Nam khi nhận vốn đầu tư của tập đoàn đầu tư quốc tế Yellow Star Investment.
Từ năm 2012 đến hết tháng 6/2016, tổng hợp từ báo cáo tài chính, Lingo.vn lỗ khoảng 150 tỷ đồng và lâm vào cảnh thua lỗ. Với kết quả hoạt động không như kỳ vọng, việc Lingo.vn không tiếp tục nhận sự rót vốn của nhà đầu tư và buộc phải đóng cửa là điều được tiên đoán trước. Hiện tại, website Lingo.vn không thể kết nối và màn hình chỉ hiển thị “Không thể truy cập trang website này; lingo.vn đã từ chối kết nối”.
8. Deca.vn là website thương mại điện tử đóng cửa không phải vì lí do tài chính
Deca.vn thành lập vào tháng 11/2014, buôn bán chủ yếu hai mặt hàng tã, sữa và các nhu yếu phẩm dành cho bà mẹ và em bé. Ngoài ra, Deca còn mở rộng các ngành hàng khác như sản phẩm thời trang nam, nữ; đồ gia dụng, mỹ phẩm … Thế nhưng, công ty cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h, đơn vị sở hữu trang web Deca.vn cho biết trang thương mại điện tử này sẽ đóng cửa từ12h ngày 31/12/2015.
7. Food Panda- Website thương mại điện tử đóng cửa vì không hợp thị hiếu tiêu dùng tại Việt Nam
Gấu Trúc Food là công ty con của tập đoàn Rocket Internet – đơn vị sở hữu thương hiệu có mặt tại Việt Nam như Zalora, Lazada, Easy Taxi. Cùng với thương hiệu Hello Food, Food Panda là những trang đặt món ăn trực tuyến của Rocket Internet hoạt động tại 42 quốc gia. Riêng khu vực Đông Nam Á, Food Panda đã ra mắt và vận hành tại Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Đại diện công ty này cho biết, trang web Food Panda đóng cửa là do chiến lược của Rocket Internet ở một vài quốc gia, trong đó cóViệt Nam sau khi đánh giá hiệu quả đầu tư vào mô hình này. Nếu bạn muốn duy trì Food Panda Tại Việt Nam thì phải đầu tư thêm. Tuy nhiên, tuy nhiên không loại trừ khả năng trong vài năm tới, chúng tôi xem xét việc mở lại trang web này.
6. Lamdieu.com là một trong bộ ba wesite thương mại điện tử của Project Lana đã đóng cửa
Toàn bộ các website B2C của Project Lana đã đóng cửa như website beyeu.com và website thương mại điện tử lamdieu.com cũng thông báo tạm ngưng mọi hoạt động vào ngày 05/10/2015. Tuy sở hữu Webtretho – cộng đồng phụ nữ lớn nhất Việt Nam và phục vụ đối tượng là phụ nữ có con, rất phù hợp cho các bán sản phẩm mẹ và bé (beyeu.com), mỹ phẩm (lamdieu.com). Nhưng sau nửa năm vận hành, đã có những thay đổi lớn về chiến lược, tập trung vào sản phẩm mẹ và bé, kết quả kinh doanh vẫn không như mong đợi nên trang web đã đóng cửa, ngừng mọi hoạt động kinh doanh cho đến nay.
5. 123mua.vn- trang web điện tử thương mại đóng cửa và chuyển quyền cho sendo.vn
Tháng 10/2012, công ty cổ phần VNG chính thức ra mắt trang web thương mại điện tử 123.vn hoạt động theo mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer), chuyên kinh doanh các sản phẩm chính hãng. VNG có quyết định ngưng hoạt động 123.vn năm 2014, bán sản phẩm cho 123mua.vn Sendo.vn, giải tán bộ phận thương mại điện tử và chỉ giữ lại cổng thanh toán 123Pay.
4. Cucre.vn là website thương mại điện tử âm thầm ‘khai tử’ tháng 05/2015
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các start up thương mại điện tử cucre.vn dừng hoạt động là việc chưa đánh giá chính xác số vốn cần bỏ ra to duy trì doanh nghiệp cho tới khi có lãi, dẫn đến việc khởi nghiệp quá gấp rút trong khi chưa đủ lượng vốn cần thiết. Vấn đề quan trọng đối với TMĐT là chữ tín, thế nhưng việc quảng cáo sản phẩm quá mức so với thực tế, kinh doanh không lành mạnh, việc giao hàng không như cam kết, chính sách đổi trả hàng chưa hoàn chỉnh … trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam.
3. Solo.vn chuyển hướng sang mặt hàng thẻ cào điện thoại
Trong tất cả các sản phẩm được liệt kê, Zamba đã bỏ qua Solo.vn, trang web theo mô hình B2C, từng mở showroom hoàn tráng với nhiều danh mục sản phẩm như quần áo thời trang, gia dụng, sách, thiết bị số , điện thoại, phụ kiện … Hiện tại Solo.vn chuyển hướng một cách lặng lẽ sang bán thẻ cào điện thoại.
2. Nhommua.vn đóng cửa và CEO từ chức
Nhommua.vn là trang thương mại điện tử hoạt động theo hình thức mua hàng theo nhóm. Đối tác gửi hàng vào Nhóm Mua. Doanh nghiệp này sẽ rao bán hàng trên trang Nhommua.vn, lấy chiết khấu hay phát hành các voucher (phiếu mua hàng). Khỉ khách hàng trả tiền cho Nhóm Mua lấy phiếu đó, có thể đến doanh nghiệp đối tác để mua hàng. Sau đó, Nhóm Mua chịu trách nhiệm thanh toán lại tiền cho đối tác. Doanh nghiệp này ngừng hoạt động, nhiều đối tác có khả năng chịu mất tiền voucher trước đó. Nguyên nhân chính được công bố là số lượng nhân viên công ty gần 1.500 người, doanh thu trung bình mỗi tháng khoảng 44 tỷ đồng, tuy nhiên hoạt động kinh doanh vẫn không có lãi.
1. Zingdeal.vn là website đầu tiên hoạt động theo mô hình Groupon đóng cửa vĩnh viễn
VNG vừa chính thức thông báo ngừng mọi hoạt động của trang web mua chung Zing Deal sau hơn 3 năm hoạt động. Trang web này được hậu thuận bởi một nền tảng tài chính vững vàng, đội ngũ kĩ thuật nhiều kinh nghiệm, cơ sở dữ liệu người dùng hùng hậu từ mạng xã hội Zing Me, cùng hỗ trợ của kênh truyền thông Zing News. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, Zing Deal không được VNG coi trọng và tập trung nguồn lực đúng mức.
Website thương mại điện tử đóng cửa là một chuyện buồn khi sự cạnh tranh trên thương trường với các đại gia thương mại điện tử nước ngoài là khá vất vả, chông chênh. Để khắc phục tình trạng này, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trong nước phải thay đổi nhận thức, bán hàng trên nhiều kênh, từ trang web, cửa hàng truyền thống, mạng xã hội, sàn TMĐT.
Xem thêm: