Khó khăn tuổi dậy thì thường gặp trong cuộc đời mỗi con người do ai cũng đều trải qua giai đoạn biến đổi tâm sinh lí quan trọng, chuyển hóa từ trẻ thơ thành người lớn cả về thể chất lẫn tính cách. Giai đoạn định hình nhân cách của tuổi teen ngày nay gặp rất nhiều trở ngại từ gia đình, nhà trường hay xã hội vì ai cũng mang tâm lí chủ quan, vô trách nhiệm dẫn đến tình trạng tuổi teen bị ‘bỏ rơi’ một mình tự tìm kiếm phương hướng, giá trị cuộc sống nên thường gặp rất nhiều khó khăn.
1. Biến đổi tâm sinh lí mạnh mẽ gây khó khăn về hiểu biết sinh lí con người
Thông thường, lứa tuổi dậy thì nam hay nữ là độ tuổi 10-16 tuổi với những biểu hiện khán tiếng, mọc râu, cơ bắp và cơ quan sinh dục phát triển ở nam và kì kinh nguyệt đầu tiên ở nữ báo hiệu các em đang bước vào giai đoạn phát triển thành người lớn. Giai doạn này các em sẽ đạt chiều cao vượt trội do kích thích tố tăng trưởng, nội tiết tố chi phối nên làm da có mụn trứng cá, mụn bọc…làm cho các em khó khăn, rụt rè hơn khi giao tiếp với người khác.
2. Tâm lí thất thường gây khó khăn tuổi dậy thì trong cách cư xử với người lớn
Một ngày nào đó, các bậc làm cha mẹ và thầy cô ngỡ ngàng khi không thể hiểu nổi con cái, học trò của mình khi các em thường lầm lì ít nói hay suy tư, tính cách nông nổi nhất thời, muốn bằng dược nhưng mau chán. Cách cư xử với người lớn ngày càng lệch chuẩn, các em sử dụng toàn ngôn ngữ ‘bựa, dễ dàng nổi nóng dù là một va chạm nhỏ trong sinh hoạt, học tập lập tức có nguy cơ bùng nổ thành xung đột, thù hằn.
3. Cha mẹ, thầy cô ‘bỏ rơi’ các em đối mặt khó khăn tuổi dậy thì một mình
Các bậc làm cha mẹ ngày nay có con đang trong độ tuổi trung học thường chủ quan rằng nghĩa vụ của cha mẹ chu cấp tiền bạc đầy đủ cho con ăn học ‘bằng bạn bằng bè’, phần lớn có tâm lí phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục cho thầy cô ở trường. Trong khi thầy cô chỉ có vài tiết dạy trên lớp, không đủ thời gian truyền đạt hết kiến thức trong thời gian hạn hẹp, cho bài tập, làm kiểm tra, thi học kì…làm sao đảm nhiệm luôn việc giáo dục giới tính hay định hướng tương lai cho các em.
4. Khó khăn tuổi dậy thì lớn nhất là diễn biến tâm lí xáo trộn
Người lớn thì lắc đầu ngao ngán hay than thở với nhau: lớp ấy bất trị, lì lợm hay con cái gì suốt ngày nằm dài, ru rú trong phòng riêng, chỉ biết suốt ngày chúi mũi vào Ipad, smartphone, chát chít trên facebook, zalo,…quanh đi quẩn lại cũng là mấy trò game bạo lực, ca nhạc hit hop, hát mà chả ai hiểu gì…Lúc này, các bậc làm cha mẹ thường áp đặt con cái bằng các biện pháp kỉ luật như là roi vọt, tịch thu điện thoại, la mắng ầm ĩ…làm cho các em càng tự ái, tỏ tâm lí bất cần, bất mãn với chúng ta.
5. Sự lạc hậu của phương pháp giáo dục trung học gây khó khăn tuổi dậy thì
Nhà trường lạc hậu, đi sau những hiện tượng đời sống nên không bắt kịp những thay đổi, chuyển biến lớn lao của các em khi đối diện với xã hội vốn nhiều tệ nạn xấu, đối tượng xấu lôi kéo, rủ rê. Những bậc người lớn chúng ta có khi nào nắm bắt được tâm lí tuổi dậy thì, kiểm soát được các em đang xem gì, dang đọc gì hay không? Hay chính chúng ta không chịu học hỏi những phương pháp làm bạn cùng tuổi dậy thì để lắng nghe mong muốn, khó khăn tuổi dậy thì hay mắc phải.
6. Lệch lạc nhân cách dẫn đến những hành động nhẫn tâm với người khác
Ngày nay, chúng ta bàng hoàng, kinh ngạc khi chứng kiến trên đường phố, khi truy cập các trang mạng xã hội nhìn thấy những video clip cảnh các em nữ đánh nhau rất bạo lực, xé quần áo, làm nhục người khác rồi quay phim, úp lên mạng xem như là một chiến tích. Đó là khó khăn tuổi dậy thì khủng hoảng tâm lí trầm trọng, có phần lệch lạc, mất phương hướng trong việc hình thành một nhân cách tốt.
7. Khuynh hướng suy tư nhiều, có ý thức về giới tính, khái niệm tình yêu
Các em bước vào lứa tuổi dậy thì bắt đầu có ý thức về sự lôi cuốn, thu hút đối với người khác phái hay cùng phái nếu các em có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Tuổi dậy thì phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện cơ quan sinh sản, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể sản sinh nhiều nên ảnh hưởng giới tính hay sinh lí của các em rõ rệt nhất. Các em dần hình thành khái niệm tình yêu, xây dựng hình mẫu người yêu lí tưởng, bắt đầu tìm kiếm đối tượng mình thích và suy tư về quan niệm, triết lí sống một cách triệt để.
8. Khác biệt ý thức hệ về hoàn cảnh sinh sống của cha mẹ, con cái trong gia đình
Các bậc cha mẹ nghĩ rằng chăm lo cho con cái học hành đầy đủ, ăn ngon mặc đẹp hơn thời của mình là tròn trách nhiệm nhưng ít khi nghĩ rằng sự vô tâm, thiếu trách nhiệm trong việc dạy dỗ, gần gũi con cái làm cho nhiều em hư hỏng dù các em sinh trưởng trong gia đình có điều kiện kinh tế. Cho con thật nhiều tiền nhưng quên mất cách dạy con sử dụng đồng tiền hay cách kiếm tiền bằng sức lao động chân chính.
Khó khăn tuổi dậy thì là những vấn đề các em phải đối diện một mình, tự mình tìm cách vượt qua nên trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ là chịu khó hiểu lớp trẻ để chia sẻ và cho chúng những lời khuyên nhủ chân thành, đúng lúc trước khi lên án chúng. Ngày nay, các bậc cha mẹ nên học cách làm bạn với con, gần gũi, quan tâm con cái nhiều hơn để dạy dỗ và nuôi dưỡng con cái thành người có ích cho xã hội, gia đình.