Hằng năm, tạp chí Fortune của Mỹ thường dựa vào doanh thu hằng năm của các công ty, tập đoàn trên toàn nước Mỹ, trong những năm gần đây bảng xếp hạng Fortune Global 500 đã có sự dịch chuyển địa lý sang các nước Bắc Mỹ. Cho nên, giải thưởng này mang tính quốc tế toàn cầu dưới cái tên ‘International 500’. Danh sách top 500 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới được biên soạn và xuất bản hàng năm bởi tạp chí Fortune năm nay được website 10Hay giới thiệu đến bạn đọc để chúng ta cùng tiên đoán xem một trong những tập đoàn bán lẻ nào đã và sẽ có mặt tại Việt Nam trong năm nay.
1. Walmart
Lợi nhuận hàng năm đạt: 486 tỷ đô la Mỹ
Walmart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, Walmart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi, vượt qua Toys “R” Us cuối thập niên 1990. Walmart vẫn là một doanh nghiệp gia đình do gia đình Walton sở hữu. Walmart hoạt động ở México với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Ltd.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brasil, Canada, Puerto Rico, Anh. Việc đầu tư của Walmart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp. Năm 2006, Walmart đã bán lại các đơn vị bán lẻ ở Hàn Quốc và Đức do lỗ triền miên và do một thị trường cạnh tranh cao.
2. Target- Chiến lược bán hàng ‘sang mà rẻ’
Lợi nhuận hàng năm đạt 354 tỷ đô la Mỹ
Giống như các nhà bán lẻ chiết khấu khác, Target bán một loạt các sản phẩm, bao gồm quần áo, đồ trang sức, đồ thể thao, đồ gia dụng, đồ chơi, đồ điện tử, sản phẩm sức khỏe và làm đẹp. Target lên kế hoạch xây dựng dấu ấn thị trường cho thương hiệu của mình mà không làm mất sự thích hợp đối với người tiêu dùng ý thức giá. Hãng định vị mình như một thương hiệu cao cấp với phong cách hợp thời trang và hàng hóa chất lượng với giá cả thấp hợp lý.
3. Costco Wholesale đứng thứ 3 sau hai tập đoàn bán lẻ Walmart và Target
Doanh thu hằng năm vào khoảng 110,2 tỷ USD
Số lượng nhân viên: 195.000 Costco – nhà bán lẻ kho hàng lớn nhất nước Mỹ, luôn là đối thủ cạnh tranh của 2 tập đoàn bán lẻ Walmart và Target. Các sản phẩm của nhãn hiệu Kirkland trong tập đoàn Costco gồm thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng. Ngoài ra, mỗi cửa hàng Costco có một quầy dược phẩm để bán các loại thuốc không cần kê đơn và có một quầy có dược sỹ bán thuốc theo đơn kê cho khách hàng. Phương châm bán hàng chất lượng cao với giá thấp nhất có thể, Costco còn tuyển dụng những nhân viên đủ năng lực và có đạo đức tốt để phục vụ khách hàng.
4. Amazon.com
Doanh thu hàng năm đạt 107 tỉ đô la Mỹ
Amazon.com là website bán lẻ lớn nhất thế giới, đây là nhà bán lẻ online duy nhất lọt vào Top những tập đoàn bán lẻ. Trong năm tài khóa 2014, Amazon báo cáo doanh thu là 89 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm trước. Amazon sở hữu 14 website bán lẻ ở các quốc gia và giao hàng đến các khách hàng trên toàn cầu, 62% lợi nhuận của Công ty đến từ ngoài nước Mỹ. Những năm gần đây, doanh thu nội địa và quốc tế của Amazon tăng trưởng đáng kể và liên tục. Amazon có mức vốn hóa thị trường lên đến 314 tỷ USD, mức vốn hóa cao nhất trong các tập đoàn bán lẻ.
5. Walgreens- mô phỏng hình thức nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh và cây xăng
Doanh thu hàng năm đạt 105 tỉ đô la Mỹ
Walgreens cũng là công ty đẩu tiên giới thiệu mô hình cửa hàng bán dược phẩm theo kiểu tạt ngang năm 1991, phương pháp này lại mang đến cho Walgreens ngày càng nhiếu khách hàng trung thành; dù có sử dụng quầy bán hàng tạt ngang hay không, họ vẫn liên hệ Walgreens với sự thuận tiện. Ngày nay, 70% trong sổ hơn 4.100 cửa hàng của Walgreens có quấy phục vụ khách tạt ngang – đó quả là con số kỷ lục nếu ta biết rằng Walgreens mới chỉ xây dựng hệ thống này cách đầy một thập niên.
6. Kroger- hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới
Doanh số bán hàng tới 90,4 tỷ USD
Công ty Kroger có 2.422 vị trí ở khắp nước Mỹ (tháng 8 năm 2012), Kroger và các công ty con là hệ thống tiệm tạp hóa bán hàng nhiều nhất trong nước, cửa hàng bán lẻ lớn thứ hai trong nước theo doanh thu, và cửa hàng bán lẻ lớn thứ 4 trên thế giới. Trụ sở của Kroger đóng tại Cincinnati, Ohio. Kroger hiện có siêu thị, đại siêu thị, tiệm tạp hóa, cây xăng, và tiệm kim hoàn ở trung tâm thương mại tại 31 tiểu bang.Ngoài các nhãn hiệu của công ty khác, Kroger cũng có một trong những hệ thống sản xuất nhãn hiệu riêng (private label) lớn nhất ở nước Mỹ. 40 hãng ở 17 tiểu bang do Kroger sở hữu hoặc hoạt động sản xuất khoảng nửa trong tổng số gần 20.000 sản phẩm riêng của Kroger. Các sản phẩm này thường được đặt tên Kroger Value, Banner Brands, hoặc Private Selection.
7. Metro- Tập đoàn bán lẻ của Đức
Doanh thu khoảng 85,5 tỷ USD
Metro AG là tập đoàn của các công ty bán sỉ và bán lẻ Đức. Tập đoàn có trụ sở chính ở Düsseldorf, Đức. Tổng số nhân viên là 300.000 người trong số đó có 110.000 người ở Đức (tháng 12/2011). Theo thông tin trên trang Metro Việt Nam, Metro, hoạt động tại 33 nước, lớn đứng thứ ba ở Âu Châu và thứ tư trên thế giới. Otto Beisheim – tỷ phú, doanh nhân Đức (sinh 1924), sáng lập tập đoàn năm 1964. Tập đoàn Metro sở hữu 382 đại siêu thị, 137 siêu thị và 948 cửa hàng đồ điện tử trên khắp thế giới. Tập đoàn cũng tham gia vào lĩnh vực bất động sản với thương hiệu Metro Properties, vận tải (Metro Logistics), công nghệ thông tin (Metro Systems) và các dịch vụ quảng cáo.
8. Carrefour- tập đoàn kinh tế Pháp
Doanh thu đạt 21,78 tỷ euro (23,91 tỷ USD)
Hiện nay, hệ thống siêu thị của Carrefour đã mở rộng ra nhiều nước châu Âu, Nam Mỹ, châu Á và tập đoàn này cũng hợp tác kinh doanh với nhiều công ty siêu thị địa phương ở các vùng khác trên thế giới. Nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới Carrefour (Pháp) vừa thông báo doanh thu tăng cao hơn mong đợi trong quý III/2016, nhất là ở hai thị trường lớn Brazil và Pháp. “Ông lớn” trong ngành bán lẻ thế giới này đang tiến hành một cuộc cải cách trên toàn cầu do Giám đốc điều hành Georges Plassat khởi xướng vào năm 2012. Theo đó, Carrefour đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí và giá cả, mở rộng các cửa hàng tiện lợi nhỏ, trong khi cải tiến chuỗi đại siêu thị hiện có.
9. Alibaba- Trung quốc
Doanh thu hàng năm đạt 12 tỉ đô la Mỹ
Alibaba cho biết GMV kỷ lục cho thấy thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới đã chuyển từ offline sang online. Họ đã mất 13 năm để chứng minh sức mạnh của một mô hình kinh doanh khác, so với loại hình cửa hàng truyền thống. Theo Alibaba, tổng giá trị giao dịch online của hãng chiếm 10% ngành bán lẻ Trung Quốc và trực tiếp tạo ra 15 triệu việc làm. Họ gần đây cũng đặt mục tiêu GMV hằng năm lên 6.000 tỷ NDT cho đến năm 2020 và giúp 90% đối tác bán lẻ tăng hiệu suất hoạt động. CEO Alibaba tuyên bố rằng năm 2024, chúng tôi muốn trở thành một nền tảng kinh doanh phục vụ 2 tỷ người tiêu dùng và hàng chục triệu doanh nghiệp trong, ngoài nước trong một cuộc họp báo gần đây.
10. Tesco PLC- Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Anh
Doanh thu hàng năm đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ
Doanh thu của Tesco trong khu vực tăng 28% trong quý 2, tuy nhiên lợi nhuận tại Nhật lại giảm. Phần lớn lợi nhuận của Tesco đến từ thị trường Anh, nơi hãng này chiếm trên 30% thị trường hàng tạp hóa. Doanh thu tại Anh tăng 5,3% trong quý vừa rồi. Việc rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép chúng tôi có nhiều nguồn lực để tập trung vào việc nâng cao lợi nhuận ở Trung Âu và tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh của chúng tôi trong khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, Tesco chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi các đối thủ ngay tại Anh, đặc biệt là từ tập đoàn bán lẻ của Đức là Aldi và Lidl cũng như các đối thủ khác là Morrisons, Sainsbury và Walmart-Asda.
Top 10 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới là các tập đoàn toàn cầu có mạng lưới phân phối sâu rộng và hàng ngàn điểm bán lẻ tại hàng chục quốc gia. Đây được coi là kênh tiêu thụ khổng lồ các sản phẩm của ngành chăn nuôi thế giới và kích thích nền kinh tế kinh doanh trực tuyến phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Xem thêm: Top 10 tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam