Top 10 tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam do website 10Hay giới thiệu đến bạn đọc dựa vào giải thưởng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương một hệ thống xếp hạng uy tín trong khu vực do Tạp chí bán lẻ Châu Á – Retail Asia Publishing và Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor Intenational thực hiện. Giải thưởng đã được triển khai 13 năm liên tục dựa trên nghiên cứu, khảo sát kết quả kinh doanh hàng năm một cách độc lập của các doanh nghiệp đến từ 14 nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Trong chuyên trang kỳ này, 10Hay chia sẻ đến bạn đọc niềm hãnh diện về một nền kinh tế phát triển bền vững của nước ta trong những năm gần đây.
1. Saigon Co.op – nhà bán lẻ hàng đầu khu vực 13 năm liên tục
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) tiếp tục trở thành đại diện của bán lẻ Việt Nam đạt giải thưởng kép: Giải vàng nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2016. Hiện nay Saigon Co.op được xem là đơn vị bán lẻ hàng đầu Việt Nam với gần 400 điểm bán lẻ đa dạng các mô hình phủ kín các phân khúc. Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op trở thành địa chỉ phân phối hàng bình ổn thị trường; mỗi năm hệ thống bán lẻ này còn thực hiện hơn 1.000 chuyến bán hàng lưu động đến vùng sâu vùng xa, công nhân. Saigon Co.op có hơn 85 siêu thị Co.opmart phân bố khắp cả nước, 2 đại siêu thị Co.op Xtra và trung tâm thương mại quy mô lớn SC VivoCity liên doanh với Singapore, hơn 100 cửa hàng thực phẩm Co.op Food, hơn 200 cửa hàng Co.op, 2 trung tâm thương mại Sense City và kênh bán hàng qua truyền hình HTV Co.op.
2. Big C tập đoàn bán lẻ đứng thứ hai trong top 500 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị” là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Tháng 04/2016, Hệ thống siêu thị Big C đã được Tập đoàn Central Group Thai Lan tiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino của Pháp. Tập đoàn Central Group là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khu vực được thành lập vào năm 1947 từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Trải qua 70 năm phát triển, Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart và gần đây nhất là Zalora và Big C. Hiện tại, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 33 siêu thị Big C trên 20 tỉnh, thành trên toàn quốc.
3. Thế giới di động đứng thứ nhất trong lĩnh vực sở trường
Thế giới di động (Mobile World Group – MWG) tiếp tục được vinh dự nằm trong TOP 3 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị điện tử viễn thông di động (2016). Trong năm 2015, số lượng siêu thị của Thế giới di động chỉ là hơn 500 siêu thị tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Còn hiện tại, chỉ tính đến quý 3/2016 thì Thế giới di động đã có hơn 1.000 siêu thị và tiếp tục mở rộng thêm, hứa hẹn đột phá mạnh mẽ trong bảng xếp hạng năm 2017. Điểm nhấn ấn tượng là con số doanh thu khoảng 1.8 tỉ USD năm 2016 và khả năng tăng trưởng được dự đoán rất tốt, Thế giới di động được giới chuyên gia dự đoán 99.99% năm sau có thể sẽ trở thành nhà bán lẻ số 1 Việt Nam.
4. Siêu thị điện máy Nguyễn Kim
Điện máy Nguyễn Kim khẳng định vị thế trên thị trường bằng các giải thưởng như Top 500 nhà bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương, Top 5 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam. Đến các siêu thị điện máy của Nguyễn Kim, người tiêu dùng ấn tượng bởi các sản phẩm phân phối mang nhãn hiệu chính hãng thuộc các lĩnh vực như điện máy, điện lạnh, điện gia dụng, viễn thông và điện thoại di động của những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới như Sony, Sanyo, Toshiba, Samsung, Panasonic, Daewoo, Electrolux…
Tại Nguyễn Kim, tiêu chí hàng chính hãng, giá tốt nhất với dịch vụ dùng thử trong 5 ngày được thực hiện bài bản. Khách hàng có thể đổi hàng và được tư vấn trực tiếp để có thể hài lòng với sản phẩm mình đã lựa chọn. Nguyễn Kim hiện có khoảng 50.000 sản phẩm, trong đó có nhiều mặt hàng độc như TV LCD lớn nhất thế giới, các model máy tính, máy ảnh kỹ thuật số mới nhất. Ngoài ra, nhằm thu hút khách hàng, Nguyễn Kim còn thường xuyên tung ra các gói khuyến mại và chương trình quà tặng có giá trị lớn như xe tặng xe Limousine, xe Mercedes…
5. SJC nằm trong danh sách Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương
Tháng 7/2014, Khai trương trụ sở mới và Trung tâm Vàng bạc Đá quý lớn nhất toàn hệ thống SJC tại 418-420 Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 2015, SJC tập trung phát triển mạng lưới bán lẻ khai trương 7 cửa hàng mới nâng tổng số cửa hàng bán lẻ lên 37 cửa hàng trên toàn quốc. Tháng 6/2010, Công ty có tên mới là Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC , tên tiếng anh là Saigon Jewelry Company limited. Tháng 10/2011, SJC tiến hành thay đổi bao bì mới Hologram cho vàng miếng với kỹ thuật chống giả cao để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và uy tín thương hiệu. Ngoài ra, SJC được xếp hàng thứ 4 cả nước trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Trong năm 2011, doanh thu toàn hệ thống SJC đạt 111.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
6. PNJ lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng ấn tượng
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của công ty PNJ có những con số tăng trưởng ấn tượng: tổng doanh thu đạt 3,846 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp trước thuế đạt 546 tỷ đồng, tăng 43%; lợi nhuận trước thuế đạt 228 tỷ đồng, tăng 46% so cùng kỳ, hoàn thành 60% kế hoạch năm. Trong đó, mảng trang sức vàng (sỉ, lẻ, xuất khẩu) đã mang lại 75% doanh thu và đóng góp trên 80% lợi nhuận gộp.
Về việc phát triển hệ thống phân phối, trong 7 tháng, PNJ đã khai trương thêm 24 cửa hàng vàng quy mô lớn trên khắp cả nước, tổng cộng là 183 cửa hàng có mặt tại 44 tỉnh thành của Việt Nam. Đặc biệt hơn, PNJ cũng nhận được tin vui là lọt vào vòng Chung kết giải thưởng JNA (Jewellery News Asia) – được ví như giải Oscar của ngành kim hoàn – sánh vai cùng các tên tuổi lớn trong khu vực châu Á trong cả 03 hạng mục: Top doanh nghiệp của năm, Top doanh nghiệp xuất sắc của năm – khu vực Asean, Công ty bán lẻ của năm. Bên cạnh đó, bộ trang sức với chủ đề “Xuân hoà bình” của PNJ cũng đạt được giải thưởng của cuộc thi thiết kế trang sức Asean 2015.
7. FPT Retail- đơn vị quản lý thương hiệu FPT Shop
Năm 2013, Công ty bán lẻ FPT tách khỏi FPT Trading theo định hướng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Từ đây, FPT Trading chỉ còn lại ngành nghề kinh doanh cốt lõi là sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2016, sát nhập thêm FSC chuyên bảo hành các sản phẩm được FPT Trading phân phối
Trải qua 5 năm hoạt động dưới mô hình mới, nhờ phát huy tốt truyền thống hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, FPT Trading luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số. Đồng thời, FPT Trading liên tục mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc, đưa thêm nhiều sản phẩm công nghệ của các thương hiệu nổi tiếng thế giới về Việt Nam và đặc biệt còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước trong và ngoài khu vực như Căm pu chia, Myanmar, Nigeria,…
8. Viễn thông A- Dẫn đầu xu hướng smartphone
Công ty Viễn thông A đã khẳng định thương hiệu của mình, và trở thành ‘sự lựa chọn tốt nhất của bạn’, với 100 trung tâm bảo hành và 200 cửa hàng tại hệ thống siêu thị Big C, Coop mart, và trung tâm smartphone Table- Laptop trên toàn quốc. Trung tâm smartphone là nơi khách hàng thoải mái khám phá và trải nghiệm những chú dế thông minh vừa có mặt trên thị trường. Đặc biệt, tại trung tâm thường diễn ra các buổi gặp gỡ giữa các chuyên gia hàng đầu các hãng điện tử danh tiếng như HTC, Samsung, Nokia, LG,…
9. Tập đoàn bán lẻ Vingroup
Hiện tại, Vingroup đã trở thành nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam khi Vinmart+ đạt con số hơn 650 cửa hàng. Ra mắt vào năm 2014, Vingroup hy vọng có thể nâng con số này lên 1.000 cửa hàng vào cuối năm nay. VinMart hiện cũng có 100 siêu thị và 50 trung tâm mua sắm trên khắp cả nước. Họ bắt đầu bằng việc mua lại hàng loạt chuỗi bán lẻ như Ocean Mart, MaxiMark, Vinatexmart và Apphanam để phát triển những siêu thị và cửa hàng tiện lợi của riêng mình.
Hiện tại, Vingroup đã trở thành nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam khi Vinmart+ đạt con số hơn 650 cửa hàng. Ra mắt vào năm 2010, Vingroup hy vọng có thể nâng con số này lên 1.000 cửa hàng vào cuối năm nay. Mặc dù đầu tư vào mảng bán lẻ bất động sản thông qua các trung tâm mua sắm Vincom từ khoảng 10 năm nay nhưng Vingroup mới chỉ bắt đầu cho thấy rõ tham vọng muốn trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam kể từ năm 2014.
10. Lotte Mart bành trướng thị trường bán lẻ Việt Nam
Vào thị trường Việt Nam từ năm 2008, nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc là Lotte Mart hiện đang có 10 siêu thị (ST) tại Việt Nam, trung bình mỗi ST có diện tích sàn không dưới 10.000m 2 và có vốn đầu tư khoảng 30 – 40 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư cho hệ thống Lotte Mart tại Việt Nam cũng lên đến vài trăm triệu Mỹ kim. Theo Tổng giám đốc Lotte Mart Việt Nam Hong Won Sik, kế hoạch đến năm 2020, Tập đoàn sẽ vận hành 60 ST Lotte Mart tại Việt Nam.
Đầu tháng 3/2015, trong cuộc gặp mặt với Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong Bin, cho biết, DN này đã mua tới 70% cổ phần của tòa cao ốc Diamond Plaza ở quận 1, đồng thời sẽ đầu tư một dự án có quy mô lớn khác trong thời gian tới. Dự án dự án khu phức hợp sinh thái có tên gọi Eco Smart City với vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD sẽ được Tập đoàn Lotte hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản gồm Mitshubishi và Toshiba phát triển tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2. Sau khi hoàn thành sẽ biến nơi đây thành khu trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp hiện đại.
Những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam được bình chọn dựa trên tiêu chí bình chọn dựa trên doanh thu bán lẻ, mức tăng trưởng, diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ và số lượng cửa hàng,… Từ đó, ban tổ chức chọn ra 500 doanh nghiệp xuất sắc nhất vào bảng xếp hạng và 10 nhà bán lẻ hàng đầu của mỗi quốc gia.