Từ nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế châu Phi vẫn gặp những khó khăn nhất định, mức sống trung bình của người dân châu Phi có thể nói là thấp nhất trên thế giới so với những châu lục khác. Tỷ lệ nghèo đói cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tình hình lạm phát không thuyên giảm, nợ nước ngoài vẫn ở mức cao, phân hóa giàu nghèo rõ rệt,…đã kìm hãm sự phát triển nền kinh tế chung của châu Phi.
Nhìn chung, hầu hết các nước tại châu Phi giờ sống trong không khí hòa bình. Các cuộc bầu cử dường như ngày càng ít kết thúc bằng các cuộc xung đột. Các chính phủ lên nắm quyền dù vẫn còn tham nhũng và thiếu hiệu quả nhưng đã khả quan hơn nhiều so với trước đây.
Dân số 1,2 tỉ người của châu Phi cũng đầy hứa hẹn. Đó là dân số trẻ: ở phía Nam Sahara, độ tuổi trung bình là dưới 25, chỉ trừ ở Nam Phi. Người dân cũng được giáo dục tốt bao giờ hết: tỉ lệ biết đọc biết viết ở những người trẻ giờ vượt 70%, trừ tại một số nước sa mạc ở Sahara. Đời sống cũng đã khá hơn: tại châu Phi hạ Sahara, tỉ lệ người sống dưới 1,9 USD/ngày đã giảm từ mức 56% vào năm 1990 xuống còn 35% vào năm 2015, theo World Bank. Và bệnh tật, vốn đã làm giảm tuổi thọ cũng như làm giảm năng suất làm việc tại đây, giờ cũng đang lùi dần như HIV/AIDS, đặc biệt là bệnh sốt rét.
Mặc dù vậy nhưng tại châu Phi vẫn còn nhiều nước nghèo, trình độ phát triển kinh tế và giáo dục vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Sau đây, 10hay sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 10 nước nghèo nhất châu Phi xét theo GDP bình quân đầu người những năm gần đây:
1. Sao Tome và Principe
Với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 349 USD, Sao Tome và Principe là nước nghèo nhất châu Phi hiện nay. Sao Tome và Principe là một đảo quốc nhỏ và nghèo. Nền kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào cây ca cao từ sau khi giành được độc lập. Nhờ vào Chương trình dành cho những nước nghèo nợ nước ngoài lớn, Sao Tome và Principe đã được hưởng 200 triệu USD. Tháng 8 năm 2005, Sao Tome và Principe ký với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Chương trình xoá nghèo và hỗ trợ phát triển trị giá 4,3 tỷ USD. Sao Tome và Principe đang rất lạc quan về nguồn dầu mỏ ở vùng vịnh Guinea, và đang hi vọng sẽ thu hút được vốn đầu tư và xuất khẩu được mặt hàng có giá trị này.
2. Comoros
GDP bình quân đầu người: 609 USD, Comoros đứng thứ hai trong số những nước nghèo nhất châu Phi. Đất đai cằn cỗi và bị xói mòn, dân số quá đông cùng tài nguyên nghèo nàn đã khiến cho những hòn đảo kém phát triển này là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Phần lớn dân số của Comoros làm nông nghiệp. Comoros cũng có các sản phẩm khác là đinh hương, va-ni và ngọc lan. Xuất khẩu 9,3 triệu USD, nhập khẩu 49,5 triệu USD; nợ nước ngoài: 197 triệu USD; điện năng sản xuất đạt 15 triệu kWh, sử dụng 14 triệu kWh.
3. Somalia
GDP bình quân đầu người: 720 USD, xếp thứ 3 trong số 10 nước nghèo nhất châu Phi. Công nghiệp chiếm 10%, nông nghiệp: 59% và dịch vụ: 31% GDP. Gần 2/3 lực lượng lao động làm nghề chăn nuôi du mục hoặc làm nông nghiệp. Chuối được trồng ở miền Nam để xuất khẩu. Phần lớn lãnh thổ của Somalia chịu hạn hán. Sau cuộc nội chiến năm 1991, phần lớn cơ sở kinh tế hạ tầng bị tàn phá và nạn đói lan tràn. Xuất khẩu đạt 187 triệu USD, nhập khẩu đạt 327 triệu USD; nợ nước ngoài: 2,6 tỷ USD.
4. Gambia
GDP bình quân đầu người 886 USD, xếp thứ tư trong số những nước nghèo nhất châu Phi. Gambia là một nước nghèo, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác rất hạn chế. Khoảng 75% dân số sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến lạc, cá và da. Du lịch tương đối phát triển. Ngành thương mại tái xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, việc phá giá đồng franc CFA (50%) vào tháng 01 năm 1994 tạo cơ hội cho hàng hóa Senegal cạnh tranh mạnh hơn và gây tổn hại cho ngành thương mại tái xuất khẩu của Gambia.
5. Guinea Bissau
GDP bình quân đầu người 1136 USD, xếp thứ 5 trong top 10 nước nghèo nhất châu Phi. Kinh tế Guine Bissau chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Hai hàng xuất cảng chính là cá và hột điều nhưng nền kinh tế Guine Bissau đã gặp nhiều khó khăn kể từ cuộc chiến giành độc lập năm 1974. Tiếp theo sau đó là cuộc nội chiến 1998-1999 gây nhiều thiệt hại đến hạ tầng cơ sở.
Năm 2003 kinh tế Guine Bissau lại thêm gián đoạn bởi cuộc đảo chính, làm tổn thương đến mức sống người dân. Hai đợt tuyển cử quốc hội và tổng thống đã đem lại ít nhiều ổn định dầu mong manh để hồi phục kinh tế đất nước. Tính theo chỉ số quốc tế thì Guine Bissau là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 2/3 dân chúng sống dưới ngạch bần cùng. Thời kỳ bất ổn chính trị đã làm kinh tế suy thoái, xã hội suy đồi, và mậu dịch mất quân bình.
6. Seychelles
GDP bình quân đầu người khoảng 1427 USD, xếp thứ 6 trong số những nước nghèo nhất châu Phi. Từ khi độc lập (1976), thu nhập bình quân đầu người ở Seychelles tăng gần 7 lần so với trước. Sự phát triển nhờ vào du lịch (sử dụng 30% lực lượng lao động và cung cấp trên 70% số thu ngoại tệ mạnh) và đánh bắt cá ngừ. Trong những năm gần đây, chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài để nâng cấp khách sạn và các dịch vụ khác, đồng thời tài trợ cho việc phát triển trang trại, nghề cá, công nghiệp nhỏ.
Từ năm 1999 đến nay, các vấn đề tài chính đã lên đến cực điểm, nợ nước ngoài không ngừng gia tăng. Hiện nay, chính phủ đang phải đối đầu với sự thâm hụt ngân sách, tình hình cạnh tranh quốc tế gay gắt và ra sức thúc đẩy tiến trình tư nhân hóa.
7. Cabo Verde
GDP bình quân đầu người khoảng 1625 USD, đứng thứ 7 trong 10 nước nghèo nhât châu Phi những năm gần đây. Kinh tế Cabo Verde hướng tới các ngành dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải và dịch vụ công cộng chiếm khoảng 70% GDP. Mặc dầu gần 70% dân số sống ở nông thôn nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 8% GDP, trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 15% (năm 1995). Cabo Verde phải nhập khẩu đến 90% lương thực. Tiềm năng nghề cá, chủ yếu là tôm hùm và cá ngừ, còn chưa được quan tâm khai thác.
Tình trạng thâm hụt hàng năm cao, phải nhờ vào viện trợ của quốc tế và tiền gửi của khoảng 60.000 người di cư (số tiền gửi này đóng góp hơn 20% GDP). Trong năm 2007, Cabo Verde gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong năm 2008 thoát khỏi danh sách Các quốc gia kém phát triển nhất (LDC) trở thành nước có thu nhập trung bình.
8. Cộng hòa Trung Phi
GDP bình quân đầu người 1819 USD, xếp thứ 8 trong số 10 nước nghèo nhất châu Phi. Trung Phi là một trong những nước nghèo ở châu Phi. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Nông nghiệp chiếm hơn 1/2 GDP, gỗ chiếm 16% thu nhập xuất khẩu và công nghiệp kim cương chiếm 40%. Sản phẩm nông nghiệp có: bông, cà phê, sắn, lạc, lúa, ngô, kê,… Về khoáng sản ngoài kim cương còn có sắt, măng gan, niken,… nhưng sản lượng thấp.
Hạn chế của Trung Phi là nước không tiếp giáp với biển, hệ thống giao thông lạc hậu, phần lớn là lực lượng lao động không có nghề. Thiếu sự chỉ đạo trong phát triển kinh tế vĩ mô. Tình hình bất ổn cản trở kinh tế phát triển. Phân phối thu nhập bất bình đẳng. Mặc dù được Pháp và cộng đồng quốc tế viện trợ nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu trong nước.
9. Djibouti
GDP bình quân đầu người khoảng 1903 USD, đứng thứ 9 trong số 10 nước nghèo nhất châu Phi. Nền kinh tế Djibouti dựa trên các hoạt động dịch vụ khai thác từ lợi thế vị trí địa lý có tính chiến lược và quy chế thương mại tự do tại vùng Sừng châu Phi. Ngành dịch vụ mà Djibouti cung cấp chủ yếu là quá cảnh hàng hóa qua cảng cho toàn khu vực cũng như tự biến thành trung tâm chuyển tải và tiếp liệu cho tàu bè. Djibouti cũng là nước có rất ít tài nguyên nên các ngành công nghiệp không phát triển.
Thực tế, Djibouti phụ thuộc nặng nề vào trợ giúp bên ngoài để cân bằng ngân sách và tài trợ cho các dự án phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp cao, lên đến 60% khu vực thành thị là một vấn đề Chính phủ Djibouti phải giải quyết. Tiêu dùng thực tế giảm sút khoảng 35% trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2006 vì các lý do nền kinh tế suy thoái, nội chiến và dân số tăng nhanh (bao gồm cả tăng dân số cơ học).
10. Lesotho
GDP bình quân đầu người đạt 1966 USD, xếp thứ 10 trong số những nước nghèo nhất châu Phi hiện nay. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ngô), chăn nuôi dê, cừu và nguồn thu nhập từ công nhân làm trong các hầm mỏ ở Nam Phi (khoảng 1/2 lực lượng lao động nam giới). Len, lông cừu, da thuộc, quần áo may sẵn là các mặt hàng xuất khẩu. Là quốc gia có diện tích nhỏ bé, bao quanh bởi Nam Phi, kinh tế Lesotho lệ thuộc phần lớn vào Nam Phi. Các công ty của Nam Phi đã thao túng, chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng tiền Rand của Nam Phi được lưu hành rộng rãi tại Lesotho song song với đồng Loti và có xu hướng thay thế đồng tiền này.
Xem thêm: