Ngân hàng là nơi giao dịch tài chính rất uy tín. Tuy nhiên, vì một vài sơ hở, tội phạm vẫn có thể lừa khách hàng qua nhiều hình thức khác nhau. 10Hay xin chia sẻ top 10 thủ đoạn lừa đảo qua ngân hàng bạn nên đề cao cảnh giác.
Thế nào là lừa đảo?
Lừa đảo là hành vi gian dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, trục lợi, vi phạm pháp luật. Lừa đảo qua ngân hàng được xem là hình thức phạm tội tinh vi, nhằm lấy tiền của những khách hàng gửi tiền tại đây. Vì lý do sơ hở, cả tin, nhiều khách hàng có thể bị lừa với số tiền rất lớn. Biết rõ những hình thức lừa đảo, chúng ta sẽ đề phòng và nâng cao cảnh giác.
10 thủ đoạn lừa đảo qua ngân hàng
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra những chiêu trò lừa đảo rất tinh vi. Nhiều người không để ý có thể bị mắc bẫy và mất số tiền lớn.
Giả danh nhân viên ngân hàng
Đây là cách mà nhiều kẻ phạm tội đã áp dụng. Chúng giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện và báo sẽ hỗ trợ giao dịch, kiểm tra số dư trong tài khoản. Nhiều người cả tin sẽ đọc số thẻ và còn cung cấp mã OTP mà chúng gửi. Nếu cung cấp mã OTP, bạn có thể bị tội phạm đột nhập vào tài khoản và lấy đi toàn bộ số tiền đang có.
Chuyển tiền vào tài khoản
Những kẻ lừa đảo có thể nghĩ ra một chiêu trò khác để chính chúng ta có thể mắc bẫy đó là chúng có thể chuyền tiền cho bạn. Sau đó, chúng sẽ liên hệ cho bạn báo giao dịch chuyển tiền hiện đang bị treo và yêu cầu bạn truy cập vào đường link để kiểm tra, xác nhận thông tin. Với hành vi này, bạn cũng có thể bị lừa mắc bẫy cung cấp mã OTP cho chúng.
Gửi thư điện tử
Các ngân hàng đều lưu thông tin thư điện tử của các khách hàng để thông báo các thông tin cần thiết. Lợi dụng điều này, các tội phạm có thể giả mạo hòm thư điện tử và thông báo rằng bạn nhận được một khoản tiền và yêu cầu bạn giao dịch bằng cách truy cập vào đường link. Nếu bạn truy cập vào đó, chúng có thể ăn cắp thông tin tài khoản, mật khẩu và có thể mất tiền trong tích tắc.
Lập website giả mạo ngân hàng
Lập website giả mạo ngân hàng cũng là một trong những thủ đoạn được nhiều tội phạm áp dụng. Chúng có thể tạo ra giao diện y như của ngân hàng thật. Nhiều khách hàng có thể cung cấp các thông tin cá nhân trên đó có thể dễ mất tiền. Vì thế, nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ, bạn nên thận trọng gọi điện đến tổng đài hoặc đến trực tiếp ngân hàng để được tư vấn.
Giả vờ chuyển nhầm
Nếu điện thoại báo tin bạn nhận được một số tiền nào đó và nhận được cuộc gọi thông báo chuyển nhầm. Bạn nên tỉnh táo trong trường hợp họ yêu cầu bạn trả lại tiền. Bởi nếu truy cập vào đường link được gửi, rất có thể bạn bị chúng ăn cắp thông tin cần thiết đăng nhập vào tài khoản ngân hàng. Vì thế, bạn không nên tiết lộ mật khẩu, tên truy cập, mã OTP nếu chưa xác nhận kỹ.
Gửi tin nhắn thông báo hoạt động bất thường
Một thủ đoạn khác bọn tội phạm có thể áp dụng đó là gửi tin nhắn để thông báo tài khoản ngân hàng của bạn có hoạt động bất thường. Qua đó, chúng giả danh ngân hàng thông báo bạn nên vào được link và xác nhận thông tin, thay đổi mật khẩu. Qua đường link đó, bạn có thể bị mất tài khoản và mất tiền.
Mời khách hàng vay vốn
Bằng hình thức nào đó, bọn tội phạm có thể biết được bạn đang có ý định vay vốn đề làm ăn, mua nhà, mua xe. Chúng có thể gọi điện giả mạo nhân viên tài chính và mời vay vốn. Chúng sẽ hướng dẫn bạn cài đặt một ứng dụng nào đó để giải ngân tiền ảo. Qua ứng dụng, chúng có thể lừa bạn một khoản tiền đặt cọc hoặc có thể bị lộ thông tin.
Lừa thay đổi sim
Chiêu lừa đảo này nhiều người đã bị mắc bẫy. Đó là chúng giả vờ là nhân viên nhà mạng thông báo hỗ trợ chuyển sim 3G thành 4G. Điểm đáng nói là chúng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện qua mạng và nếu thực hiện theo các cú pháp được gửi, bạn có thể bị mất sim. Chính số điện thoại đó đăng ký thông tin ngân hàng nên bạn có thể bị lộ thông tin OTP, mật khẩu truy cập ngân hàng.
Giả danh cơ quan chức năng
Vừa qua, rất nhiều người đã mắc bẫy này của bọn tội phạm. Chúng giả mạo các đầu số từ cơ quan công an, tòa án và gọi điện báo rằng bạn đang liên quan đến một việc vi phạm pháp luật. Chúng yêu cầu bạn nộp tiền để giải quyết không là sẽ bị bắt. Vì quá sợ hãi, nhiều người đã chuyển tiền và sau đó mới biết bị lừa.
Hack nick của người thân, bạn bè
Khi sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, bạn nên cẩn thận với những tin nhắn. Đôi khi tin nhắn vay tiền từ người thân, bạn bè lại không phải là từ chính họ. Bởi vì tội phạm có thể hack nick và vay bạn tiền. Nhiều người tin tưởng, không cảnh giác nên đã chuyển và mất tiền. Trong tường hộp này, chắc là chúng ta nên gọi điện cho chính người vay tiền thì hơn.
Trên đây là 10 thủ đoạn lừa đảo qua ngân hàng bạn cần đề phòng ngay từ bây giờ. Bạn hãy chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết và truy cập 10Hay mỗi ngày nhé.