Nghệ sĩ cải lương nhỏ tuổi nhất hiện tại chính là Phương Mỹ Chi. Sự thành công của cô bé Phương Mỹ Chi trong dòng nhạc dân ca Nam bộ và nhạc cải lương đã khiến nhiều người thêm yêu thích dòng nhạc này. Và nhất là với những người lớn tuổi lại càng thêm xúc động vì dòng nhạc dân gian mình yêu thích không bị thất truyền. Hãy cùng 10Hay xem qua 10 nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất hiện nay nhé.
1. Vũ Linh
Với nhiều khán giả trung thành của dòng nhạc cải lương, không thể không biết đến nghệ sĩ cả lương Vũ Linh. Với các tác phẩm nổi tiếng Hòn vọng phu, Giũ áo bụi đời, Lương Sơn Bá, Cô đào hát… Nghệ sĩ Vũ Linh đã gặt hái được không ít giải thưởng trong sự nghiệp ca hát và diễn xuất của mình. Phải đến sau 15 năm ca hát, Vũ Linh mới đạt được thành công trong sự nghiệp. Trong suốt 10 năm từ 1989 đến 1999, Vũ Linh liên tục đạt các giải thưởng như: Nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất, Nghệ sĩ yêu tú, Diễn viên được yêu thích nhất… Sau này, ông còn tố chức đi hát ở hải ngoại và rất được yêu mến.
2. Lệ Thủy
Nghệ sĩ nhân dân Lệ Thủy chính là một nghệ sĩ lớn trong làng nhạc Việt Nam. Có thể nói, bà cùng Vũ Linh chính là 2 cây đại thụ trong dòng nhạc cải lương mà các nghệ sĩ trẻ cần cố gắng học tập, theo đuổi. Giống như Vũ Linh, Lệ Thủy xuất thân từ gia đình nghèo khó và đi hát từ năm 10 tuổi. Từ việc ngâm thơ nơi hậu trường, đến làm kép con, đào nhì, Lệ Thủy dần có thêm kinh nghiệm và tiến bộ vượt bậc để nhận những vai chính. Năm 16 tuổi, bà là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đạt giải Thanh Tâm. Cho đến giờ, bà đã nhận được không ít các giải thưởng danh giá. Trong đó có Kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2008 cho Đôi bạn diễn lâu năm và ăn ý nhất cùng nghệ sĩ cải lương Minh Vương. Và năm 2013, bà được giải Nữ nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất của HTV Awards 2013.
3. Kim Tử Long
Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Kim Tử Long không chỉ đóng góp công sức vào dòng nhạc cải lương, mà anh còn cất cao tiếng hát trong thời kỳ Tân nhạc. Kim Tử Long đã rất xuất sắc qua các vở cải lương nổi tiếng: Người đẹp bến Tiền Châu, Y Ban và nàng tiên, Phụng Nghi Đình… Năm 1992, ông cùng nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền được giải Đôi diễn viên được yêu thích nhất, huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995, Gương mặt nghệ sĩ tài hoa năm 2000 và giải Mai Vàng 2003.
4. Minh Vương
“Ông hoàng nhạc cải lương” Minh Vương chính là người bạn diễn ăn ý của nữ nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy, dành kỷ lục Guinness cho Cặp đôi đóng chung lâu năm và ăn ý nhất năm 2008. Vì những đóng góp của mình trong suốt hơn 30 năm đi hát, vào năm 2007, Minh Vương được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Cũng giống như nhiều nghệ sĩ cải lương có tên tuổi khác. Khi dòng nhạc cải lương dần mất đi sức hút với thế hệ trẻ hiện tại, Minh Vương cùng vợ ra nước ngoài biểu diễn cho kiều bào vào được đón nhạn nồng nhiệt.
5. Bạch Tuyết
Bạch Tuyết (sinh năm 1945) là một nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
Mồ côi mẹ năm 9 tuổi (1955), và bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như “Nắng đẹp miền Nam”, “Làng tôi”, “Tiếng còi trong sương đêm”…
Cũng như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga. Trong một lần gặp gỡ, nghệ sĩ Thanh Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.
6. Ngọc Huyền
Ngọc Huyền (sinh năm 1970) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt. Cô đặc trưng bởi hai lúm đồng tiền trên má và mái tóc đen dài. Ngọc Huyền từng đoạt nhiều giải thưởng lớn trong nước, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người đã “đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ… để tiếp cận…nhịp sống của thời đại “. Cô có giọng hát ngọt ngào, thể hiện qua sự mến mộ của khán giả. Suốt một thời gian dài, Ngọc Huyền đã thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn trong cả nước.
Cô tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Gia đình cô di cư vào Nam năm 1954. Cha cô là một kiến trúc sư gốc Hà Nội, mẹ nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền sinh ra tại Sài Gòn. Gia đình không ai theo nghề nghệ thuật nhưng Ngọc Huyền lại đam mê với nghề này. Được sự ủng hộ và truyền cảm hứng từ mẹ, cô bước vào sân khấu từ năm 14 tuổi bằng sự nghiệp ca hát cải lương.
7. Ngọc Giàu
Tuy xuất thân trong gia đình bần hàn cơ cực, nhưng nhờ giọng hát trời phú cùng đam mê ca hát. Ngọc Giàu nhanh chóng được tham gia – dù là vai diễn nhỏ – nhưng khá thường xuyên ở các gánh hát gần nhà. Sau khi tham gia đoàn hát Kim Chưởng và đi khắp nơi biểu diễn, Ngọc Giàu được giới thiệu ký hợp đồng cùng hãng đĩa Châu Á -hãng đĩa lớn của Sài Gòn bấy giờ – khi chỉ mới 14 tuổi. Thành công đến từ sớm nhưng không làm Ngọc Giàu lơ là sự nghiệp. Bà miệt mài đi hát và được đông đảo quần chúng mến mộ. Nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú khi chỉ mới 34 tuổi và Nghệ sĩ nhân dân năm 2011. Ngọc Giàu đã có cho mình 1 gia tài đồ sộ với hơn 100 vai diễn, 50 sân khấu và hàng chục phim nhựa…
8. Phượng Liên
Hiện nay, nghệ sĩ cải lương Phượng Liên đang sống cùng chồng ở Mỹ, cô có thể nổi tiếng hơn với các khán giả âm nhạc hải ngoại. Nhưng với nhiều khán giả cao tuổi, cái tên Phượng Liên vẫn là một cái tên đáng nhớ. Phượng Liên ban đầu không thích ca hát, hay đúng hơn là bà chỉ thích hát “cho vui” và hát nhạc Âu chủ yếu. Sau 1 lần hát vọng cổ trên đường quá hay, bà được phát hiện tài năng và thuyết phục hát vọng cổ. Sau khi đấu tranh cùng gia đình để theo nghiệp hát. Phượng Liên nổi lên như một hiện tượng và lập tức sánh ngang cùng các ngôi sao thời bấy giờ. Trước khi theo chồng định cư ở nước ngoài, bà đã đạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm cho vở Người nhạn trắng.
9. Diệp Lang
Diệp Lang là nghệ sĩ cải lương có đóng góp nhiều nhất cho nền ca nhạc nước nhà. Năm 1993 ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, và tiếp theo là Nghệ sĩ nhân dân năm 2003. Ông còn là thành viên Ban chấp hành Hội nghệ sĩ sân khấu thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 20 năm. Diệp Lang được yêu thích qua các vở: Tìm lại cuộc đời, Hội đồng Dư, Người anh khác mẹ… Ông cũng rất nổi tiếng với các kiều bào ở Tây Âu, Pháp và Úc. Nhưng hiện tại do sức khỏe, ông chỉ tham gia các vai diễn nhỏ trên sâu khấu và đã thôi đi hát.
10. Cẩm Tiên
Với các vở diễn nổi tiếng: Trên đỉnh yêu thương, Hãy gọi nhau là cố nhân, Ánh sáng tình yêu… Cẩm Tiên – hiện là Nghệ sĩ ưu tú Cẩm Tiên – đã đạt được rất nhiều tiếng vang cả trong lẫn ngoài nước trên sân khấu cải lương. Thành công của cô là hoàn toàn dễ hiểu khi Cẩm Tiên đã bộc lộ tình yêu với vọng cổ từ năm lên 6, cô thậm chí từ bỏ ước mơ làm giáo viên để theo đuổi âm nhạc. Không chỉ nổi tiếng về khả năng ca hát, Cẩm tiên còn được biết đến với các hoạt động từ thiện như tặng gạo cho dân nghèo ở Tiền Giang.
11. Phượng Loan
Trong 2 năm gần đây: 2014 và 2015, Phượng Loan đều liên tiếp dành được giải Nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất của HTV Awards. Trong năm 2007, Phượng Loan vừa được danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, vừa giành Giải Mai Vàng. Chị còn được HTV Awards trao giải cống hiến vào năm 2013. Tất cả những thành tựu này đều là món quà quý giá và hoàn toàn xứng đáng với Phượng Loan, khi chị luôn rất có tâm với nghề, không ngại diễn những vai xấu xí và cả vai nam. Các vở diễn của chị gây dấu ấn có thể kể đến: Loài hoa không tên, Hãy yêu nhau thật lòng, Huyền thoại tình yêu, Đêm hội long trì…..
12. NSND Út Trà Ôn(1919 – 2001)
Nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn chính là cha của ca sĩ Bích Phượng – ca sĩ chuyên hát dòng nhạc dân ca Nam Bộ. Nghệ sĩ Út Trà Ôn không chỉ được yêu thích bởi các vở cải lương nổi tiếng, mà ông còn thu hút khán giả qua các bài hát vọng cổ. Ông cũng chính là người lập nên gánh hát Kim Thanh: gánh hát nổi tiếng gồm các nghệ sĩ cải lương tên tuổi như: Kim Chưởng, Thúy Nga và Thanh Tao cùng làm giám đốc. Năm 1997 ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và qua đời năm 2001 tại Hồ Chí Minh. Các tác phẩm tiêu biểu của ông trên sân khấu cải lương là: Tuyệt tình ca, Nạn con rơi, Kiều Phong A Tỷ…
13. NSND Thanh Tòng
Thanh Tòng (1948-2016) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam. Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và được báo chí mệnh danh là ‘Vua cải lương Hồ quảng”.
Ông tên thật là Nguyễn Thanh Tòng, sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông xuất thân từ gia tộc Vĩnh Xuân ban, bắt nguồn từ đoàn hát lấy theo tên tổ phụ và tổ mẫu là kép Vĩnh và đào Xuân. Ông nội ông là Nguyễn Văn Thắng, con của kép Vĩnh và đào Xuân, còn được biết với biệt danh bầu Thắng hay kép Hai Thắng, một nghệ sĩ hát bội lừng danh đầu thế kỷ 20. Thân sinh ông là nghệ sĩ Minh Tơ, tên thật là Nguyễn Văn Tơ. Tính từ bầu Thắng thì Thanh Tòng được tính là thế hệ thứ 3. Gia tộc Vĩnh Xuân ban được xem là một trong Ngũ đại gia tộc của sân khấu cải lương Việt Nam.
Như đã nói từ đầu bài, tuy rằng nhạc cải lương hiện nay không còn được hâm mộ như trước. Nhưng nhờ tầng lớp thế hệ trẻ như Phương Mỹ Chi cùng nhiều cô, cậu bé khác có đam mê với nhạc cải lương, vọng cổ. Rất nhiều người hy vọng các em có thể là những mầm non tương lai giúp nhạc cải lương thịnh vượng như các thế hệ đi trước.