Nguyên nhân bệnh trầm cảm do bệnh tật, tác động hay ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình, môi trường khiến con người rơi vào khủng hoảng tinh thần, dễ vui buồn, cáu giận thậm chí suy nghĩ tiêu cực như tự tử, có người dọa giết,…Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm còn là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật và khuyết tật ở thanh thiếu niên, một vài trường hợp còn dễ dẫn tới ý định tự tử. Vì vậy, website 10Hay.com chia sẻ 10 nguyên nhân bệnh trầm cảm ở con người ngày nay nhằm giúp bạn phòng tránh và chữa trị hiệu quả chứng bệnh thời hiện đại này, nâng cao sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
1. Nghiện chất ma túy dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao
Các rối loạn do dùng chất ma túy khiến người nghiện có khí sắc trầm, tình trạng căng thẳng mất ngủ, các tai biến và chấn thương do ma túy…là những nguyên nhân làm cho người nghiện ma túy tổn hại cơ thể, tâm lý, thậm chí dẫn đến các hậu quả xấu trong gia đình, xã hội như mất việc làm, rắc rối trong gia đình hay các triệu chứng của lo âu, trầm cảm cũng xuất hiện do dùng chất ma túy mạnh, triệu chứng trầm cảm vẫn đeo bám người nghiện cho dù đã cai nghiện.
2. Nghiện rượu cũng là nguyên nhân của bệnh trầm cảm
Nghiện rượu là bệnh mãn tính chiếm tới 10% dân số, do nhu cầu uống rượu không được thỏa mãn một cách thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Khi bệnh nhân tiếp tục uống rượu thì khả năng dung phân nạp rượu càng làm giảm và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể ngày mỗi trầm trọng và nhân cách của bệnh nhân suy đồi, bất chấp sự lên án của gia đình vá xã hội, mọi suy nghĩ chỉ tập trung vào rượu. Các rối loạn tâm thần ngày càng sâu sắc như hoang tưởng ghen tương, chống đối xã hội, hành vi bạo lực hay or nổi khùng. Đôi khi bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, trí nhớ và chú ý giảm sút đáng kế, mất dần khả năng and học tập lao động vốn có.
3. Bệnh nhân nhiễm HIV là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Khi bạn nhân được chẩn đoán mình bị nhiễm HIV thì buồn bã là một cảm xúc hết sức bình thường, tự nhiên. Nếu nỗi buồn không giảm đi hay biến mất thì nó trở nên tồi tệ hơn bạn hãy liên hệ với bác sĩ hay người bạn tin tưởng để tâm sự, giải tỏa cảm xúc nêu không bạn đang vướng tình trạng trầm cảm nếu như cảm giác buồn bã, lo âu, cáu kỉnh hay mất hy vọng kéo dài hơn 2 tuần. Thường thì người bị nhiễm HIV sẽ tăng hay giảm cân bất thường, có người ngủ li bì nhưng cũng có người mất ngủ, mất hứng thú trong công việc, cuộc sống trì trệ, nghĩ về cái chết và muốn bỏ mọi thứ là giai đoạn họ đang bị trầm cảm, tổn thương tâm lý rất nhiều. Cho nên, sự an ủi, động viên của mọi người xung quanh giúp họ có lối sống lành mạnh, bảo vệ cộng đồng khỏi tác hại lây lan HIV đồng thời giúp tinh thần người mắc bệnh HIV thoải mái, dễ chịu hơn sau đó.
4. Sang chấn do tai nạn giao thông cũng gây trầm cảm
Đặc điểm nổi bật của thương tích sau tai nạn giao thông là chấn thương tâm lý quá mạnh tác động trực tiếp lên người bệnh. Khi phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sang chấn, phản ứng của bệnh nhân là sự khiếp sợ, bất lực và ghê rợn. Những người sống sót, nhân chứng và người đầu tiên có mặt tại sự kiện như thế này thường xuyên chịu đựng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Sự giúp đỡ cộng đồng và gia đình đối với bệnh nhân là rất cần thiết. Bên cạnh đó , liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân có thể trao đổi về sang chấn, hướng dẫn các cơ chế đối phó với sang chấn như thư giãn, giữ vững tâm lý, chấp nhận sự kiện , chấp nhận thực tế cuộc sống bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và tạo cho bệnh nhân niềm tin vào bản thân mình.
5. Suy nhược thần kinh gây trầm cảm nặng
Triệu chứng dễ thấy và nhận thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ … tim mạch cũng nhiều và đôi khi chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hay rối loạn chức năng thần kinh tim. Chỉ đến khi triệu chứng trên kéo dài và không dùng đúng thuốc chuyên khoa nên bệnh không giảm thì mới đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Các rối loạn lo âu gồm có nhiều loại khác nhau như: lo âu lan toả, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp … Nếu các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với triệu chứng trầm cảm thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng chẩn đoán là trầm cảm. Như vậy, có thể hiểu suy nhược thần kinh có cả trầm cảm, cho nên không chữa trị sẽ dẫn tới sức khoẻ kém, kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình, dẫn tới trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, dễ dẫn tới tự tử.
6. Tình trạng bạo lực trường học gây trầm cảm cho lứa tuổi học trò
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sup … Sự sợ hãi hay nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó với những kẻ bắt nạt khiến trẻ bị căng thẳng. Các em không dám ra ngoài chơi hay tới trường, không thể tập trung vào học hành. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập khi tới trường vì bạn bè khác xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hay “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng trở thành nạn nhân bị bắt nat. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu tới học tập, cũng tác hại lớn tới sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, gây nhiều điều khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
7. Bạo lực gia đình kéo dài khiến con người bị trầm cảm
Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc. Những hành vi bạo lực đó gây ra tiêu cực về mặt xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong gia đình và xã hội. Tình trạng bạo lực trong gia đình kéo dài nhiều năm dẫn tới trầm cảm và rối loạn streess, nhiều trường hợp dẫn tới thương tật suốt đời, thậm chí là tử vong. Xét trên bình diện giới tính, 90% nạn nhân bạo lực với nữ giới nhưng chỉ có 10% nam giới là nạn nhân của các bà vợ. Chứng kiến sự đau khổ và nỗi khiếp sợ, những đứa trẻ khi phải hứng chịu tình trạng bạo hành gia đình, chúng không khỏi bàng hoàng, đau xót. Nhiều đứa trẻ đã nói rằng, chúng sợ nhất khi chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Nhiều trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý hơn 25% nguyên nhân do hệ lụy của nạn bạo lực gia đình.
8. Căng thẳng kéo dài sau khi sinh cũng là nguyên nhân gây trầm cảm
Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hay nặng, thoáng qua hay kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp bạn hay người thân có thể dự phòng. Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi nhưng cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược tinh thần rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà họ có thể tin tưởng ở bên cạnh.
9. Tình trạng mất ngủ kéo dài gây trầm cảm
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi tình trạng khó khăn khi đi vào giấc ngủ hay duy trì giấc ngủ. Triệu chứng mất ngủ kéo dài khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Việc này kéo theo những vấn đề khác như dễ gây tai nạn do lái xe trong lúc buồn ngủ hay khó khăn trong việc ghi nhớ việc cần làm, hay quên, nhầm lẫn và không thích tụ tập, hội họp nơi đông người. Luôn lo sợ rằng mình khó có giấc ngủ ngon khiến bạn mắc chứng mất ngủ kinh niên, cũng là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề liên quan tới sức khoẻ khác như triệu chứng bệnh trầm cảm hay chứng bệnh mãn tính thường xuất hiện ở người lớn chiếm tỉ lệ 10-15%. Do đó, người mất ngủ lâu ngày có thể dùng một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu dùng cho bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần kinh cũng hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ. Một số loại dược thảo đông y cũng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ dễ hơn như tim sen, lá sen, lá vông…
10. Thất nghiệp cũng gây ra trầm cảm ở con người
Với nhu cầu xã hội ngày nay, việc làm đóng vai trò quan trọng đối với con người khi họ mong muốn thể hiện bản thân, khả năng và trình độ để làm việc và kiếm tiền mưu sinh, tồn tại và phát triển đồng thời giúp đỡ cha mẹ, người thân. Cho nên, khi thất nghiệp đột ngột hay thất nghiệp trong thời gian dài khiến tâm sinh lý của họ rối loạn dẫn đến tình trạng chán chường, mất niềm tin, hy vọng và có nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân và mọi người xung quanh. Do đó, chúng ta cần gần gũi, quan tâm và giới thiệu những việc làm tạm thời cho họ quên đi nỗi niềm thất nghiệp cũng như giải tỏa tâm lý là mình là người vô dụng, ăn bám.
Từ những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cho con người hiện đại ngày nay, chúng to hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng bệnh có liên quan mật thiết đến tâm sinh lý của con người bằng lối sống lành mạnh cho thể chất và tinh thần như dinh dưỡng hợp lý, ăn ngủ đúng giờ giấc, nâng cao thể trạng bằng các bài tập thể dục, yoga, thiền…Đặc biệt là cần tránh việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích và cách sống ảo thường xảy ra ở giới trẻ cũng gây ảo giác, ảo tưởng dẫn đến suy nghĩ và hành động phi thực tế.