Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ phát triển kinh tế khá nhanh và bền vững. Nhưng bên cạnh đó, số lượng người thất nghiệp ở nước ta vẫn còn khá cao. Không chỉ người lớn tuổi ở nông thôn mà còn một bộ phận không nhỏ sinh viên trẻ tuổi ở thành thị.
Loại bỏ những người bị ốm đau hoặc khuyết tật, vậy đâu là nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay? Hãy cùng 10Hay khám phá 10 nguyên nhân phổ biến hiện nay.
1. Khả năng Ngoại ngữ kém
Ngày nay với sự hội nhập quốc tế rất nhanh và đa dạng như hiện nay. Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Hay là những công tỷ Việt Nam có giao thương hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Do vậy muốn tìm việc ở những công ty lớn, công ty đa quốc gia thì khả năng ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh bạn phải đáp ứng đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc viết thì mới được tuyển dụng.
Với nền giáo dục hiện tại của Việt Nam thì ngoại ngữ vẫn chưa được đào tạo đúng chuẩn mực và có chiều sau từ tiểu học cho đến Đại Học. Vì vậy mà các bạn nào muốn giỏi tiếng anh là phải tự lực và học thêm tại các trung tâm chuyên đào tạo thì mới giỏi được. Vì học tại nhà trường chủ yếu là ngữ pháp khá chán và thiếu thực tế cũng như giao tiếp. Vì vậy bạn muốn giỏi phải học tại trung tâm cũng như học online và cả giao tiếp thực tế ngoài đời liên tục trong thời gian dài thì bạn mới đạt trình độ đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Năng suất lao động vẫn còn kém
Đây là một vấn đề lớn và là nguyên nhân thất nghiệp xuyên suốt các năm vừa qua. Người lao động trẻ, có nhu cầu tìm việc nhưng văn hóa, tay nghề vẫn còn kém. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài muốn tuyển lao động có chuyên môn và tay nghề cao. Nhưng những vấn đề như: ngoại ngữ, bằng cấp lại không được các lao động chú ý đáp ứng, hoặc không đủ điều kiện đáp ứng.
3. Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực
Đây thường là lý do mà các doanh nghiệp ở thành phố đưa ra khi tuyển các nhân viên trẻ. Các cử nhân đại học khi mới ra trường, chưa thể nắm chắc được mình có thể làm những việc gì, lại có đòi hỏi cao về mức lương cũng như đãi ngộ khi mới xin việc. Cũng rất nhiều công ty đồng ý đào tạo nhần viên là các sinh viên mới ra trường, nhưng không phải ai cũng chấp nhận đào tạo và bổ sung kiến thức cho mình – mà chỉ muốn nhận được mức lương cao hơn so với năng lực bản thân.
4. Thiếu các kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm như: thuyết trình giữa đám đông, làm việc nhóm, cách nói chuyện với khách hàng – đối tác chính là những thứ sinh viên đang thiếu. Rất nhiều bạn trẻ e ngại phải đứng trước đám đông, nhưng ngay từ khi còn đang đi học, bạn lại từ chối cơ hội lên bảng phát biểu và luyện tập. Đây chính là những điều khá đáng tiếc.
5. Vẫn còn nhiều sinh viên đòi hỏi phải vào doanh nghiệp nhà nước
Có không ít những người bạn của tôi, sau khi ra trường thì không tìm việc ngay mà ở nhà bán hàng phụ giúp bố mẹ, hoặc học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ. Họ chờ được nhận vào các doanh nghiệp nhà nước. Do không có khả năng thi vào công ty, hoặc công ty chưa có đợt tuyển dụng mới nên các bạn trẻ phải đợi đến kỳ thi hoặc đến khi có “suất” để xin vào. Thời gian chờ đợi để được vào công ty nhà nước có thể từ 6 tháng đến hơn 1 năm, tùy thuộc vào vị trí họ muốn xin vào.
6. Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp
Chuyện bằng đại học loại Giỏi, mà thực lực loại trung bình hiện nay không phải là không có. Rất nhiều công ty tư nhân hiện nay đã không còn hỏi đến tấm bằng đại học khi tuyển nhân viên mới mà hỏi số năm kinh nghiệm của họ hoặc họ có khả năng làm những gì. Nhiều công ty sau khi nhận sinh viên là con của ngươi quen, sếp, đồng nghiệp… Với tấm bằng loại giỏi nhưng sinh viên này lại chẳng thể làm gì, và họ lại mất công đào tạo lại từ đầu.
7. Thiếu hòa hợp với đồng nghiệp
Một trường hợp khác mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải: họ đi làm nhiều công ty, nhưng mỗi công ty chỉ làm được 1 tháng. Khi tôi hỏi, vấn đề đều nằm ở việc: đồng nghiệp xấu tính, sếp vớ vẩn, không hợp… Nhưng liệu bạn có “xui” đến mức không hợp với đồng nghiệp ở cả 10 công ty bạn đi làm không? Đôi khi, hãy học cách làm việc cùng với người khác và hòa đồng hơn nhé.
8. Thị trường việc làm thay đổi đa dạng
Thị trường việc làm thay đổi theo từng ngày, từng phút. Mới hôm qua thôi, người ta còn đọc các bài viết, quảng cáo trên Facebook, tạo việc làm tốt cho dân viết bài – content. Nhưng giờ đây, mô hình quảng cáo bằng video lại đang dần chiếm lĩnh thị trường, đòi hỏi các công ty, ngành nghề có tạo dựng video được tình đến nhiều hơn.
9. Công việc hiện tại đòi hỏi các ứng dụng nhiều hơn
Nếu bạn là người hay đọc báo hoặc chú ý đến các vấn đề thời sự. Hẳn bạn sẽ biết việc: các bác xe ôm lớn tuổi hiện nay không có khách do các ứng dụng đặt xe như Uber hay Grap. Cũng có rất nhiều tài xế lớn tuổi học cách dùng điện thoại thông mình và đăng ký dịch vụ chạy xe. Nhưng không phải người lớn tuổi hoặc người lao động thấp nào cũng biết sử dụng công nghệ mới này.
10. Không có nhiều công việc cho người lao động lớn tuổi.
Người lao động từ 35 -40 tuổi trở lên cũng có thể được coi là người lao động lớn tuổi rồi. Những công việc như chạy bàn, nhân viên bán hàng, kinh doanh… thường yêu cầu nhân viên trẻ, ngoại hình bắt mắt. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều công việc yêu cầu giới hạn độ tuổi và gây khó khăn cho việc tìm việc của người lao động lớn tuổi.
10 nguyên nhân thất nghiệp trên ở có cả những nguyên nhân quen thuộc lẫn những nguyên nhân mới theo sự thay đổi của thị trường. Nền kinh tế hội nhập phát triển mang đến những nguồn kinh doanh mới, đòi hỏi người lao động phải nỗ lực hoàn thiện bản thân nhiều hơn để bắt kịp với xã hội.