Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành. Công nhận thời thơ ấu như là một trạng thái khác nhau từ bắt đầu tuổi trưởng thành xuất hiện trong các thế kỷ 16 và 17. Xã hội đã bắt đầu liên quan đến trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ nhưng là một người của một cấp dưới của sự trưởng thành cần người lớn bảo vệ, thương yêu và nuôi dưỡng.
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là “mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan). Trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ em có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và bệnh lý mang tính đặc trưng cho từng lứa tuổi. Ở trẻ em , kháng thể yếu hơn so với người lớn nên dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Đồng thời, có một số bệnh về tâm thần kinh, bệnh bẩm sinh rất thường gặp ở lứa tuổi thiếu nhi và ít gặp ở người lớn.
Sau đây là thống kê 10 bệnh thường gặp ở trẻ em, góp phần giúp những bậc ông bà, cha mẹ có hướng đề phòng và điều trị kịp thời nếu phát hiện con cháu mình mắc phải.
- Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thủy đậu, dị ứng,… dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân.
- Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
Nguy cơ của suy dinh dưỡng
- Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Tăng các nguy cơ bệnh lý:Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
- Chậm phát triển thể chất:Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.
- Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
- Viêm phổi
Bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và vào điều trị tại các bệnh viện. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.
Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia. H. influenzae type b là nguyên nhân vi khuẩn đứng hàng thứ 2 và tiếp theo là S.aureus và K.pneumonia. Nhiễm virus đường hô hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các đợt viêm phổi.
Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 – 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.
- Bệnh lỵ
Lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do trực khuẩn Shigella gây nên và có thể gây thành dịch. Bệnh phổ biến đặc biệt tại các nước đang phát triển và là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tại Việt Nam, Shigella được xem là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiêu hóa chủ yếu.
Bệnh lỵ có ba đặc điểm lâm sàng chính: đau quặn, mót rặn, ỉa phân có máu hoặc nhầy mũi. Căn nguyên phổ biến ở trẻ em là lỵ trực trùng. Lâm sàng: trẻ sốt, nhiệt độ thường giao động từ 3705 – 390C. Có thể có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc thường do S.Flexneri. Hội chứng lỵ: đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 – 30 lần/ngày.
- Bệnh thương hàn
Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi trùng Salmonella enterica serovar Typhi. Bệnh hiểm nghèo này dễ lây lan khi vi trùng trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Hàng năm khoảng 16-33 triệu người mắc bệnh thương hàn, 5-600.000 người chết. Tổ chức Y tế Thế giới đặt thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm công cộng quan trọng. Bệnh lây lan nhiều nhất ở lớp trẻ em 5 – 16 tuổi.
Bệnh thương hàn đặc trưng bởi sốt liên tục, sốt cao lên đến 40 °C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có máu. Ít gặp hơn là ban dát, chấm màu hoa hồng có thể xuất hiện. Thương hàn không gây tử vong trong hầu hết các ca bệnh. Kháng sinh, như ampicillin, chloramphenicol, trimethoprim-sulfamethoxazole, Amoxicillin và ciprofloxacin, được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thương hàn ở các nước phát triển. Điều trị kịp thời với kháng sinh giảm tỷ lệ tử vong xuống xấp xỉ 1%. Nếu không được điều trị, thương hàn tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Tử vong xảy ra ở 10% và 30 % của những trường hợp không được điều trị.
- Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Một số nòi vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên. Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.
Ở vùng ôn đới bệnh thường xảy ra qua đường hô hấp, đỉnh cao vào các tháng mùa đông. Trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng , bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, 80% xuất hiện ở những trẻ < 15 tuổi không được chủng ngừa, và tỷ lệ này cao nhất ở phần đông dân nghèo.
Ở nước ta theo số liệu của viện Vệ Sinh Dịch Tễ trung ương, tỷ lệ mắc bệnh trong năm 1983: miền Bắc: 0,695% , miền Trung 0,174 %, miền Nam 0,489 %. Tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ năm 1980 – 1995 có 157 trường hợp mắc bệnh bạch hầu , tỷ lệ tử vong 30,2%. Cũng tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ năm 2000 – 2002 có 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, tử vong 1, chiếm tỷ lệ 8,3%.
- Tự kỷ
Bệnh tự kỷ (tiếng Anh là autism) là sự rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người. Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh được đưa ra nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Cơ chế di truyền đóng góp khoảng 90% khả năng gây bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em nhưng việc di truyền của bệnh tự kỷ rất phức tạp và thông thường được chỉ ra các gen tương ứng. Một số trường hợp hiếm, bệnh tự kỷ liên quan đến các tác nhân về những khiếm khuyết khi sinh. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng bệnh tự kỷ là do tác hại của việc tiêm vắc xin.
Tự kỷ liên quan sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Nó đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại.
Một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng. Cứ 88 trẻ thì có một em bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại hơn là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.
- Bệnh Hemophilia
Hemophilia là một rối loạn của hệ thống đông máu. Đông máu là một quá trình mà qua đó máu thay đổi từ dịch lỏng thành trạng thái đặc ngăn chặn chảy máu. Có một số loại bệnh hemophilia. Tất cả các loại có thể gây chảy máu kéo dài. Nếu có chảy máu và có một vết cắt, sẽ bị chảy máu trong một thời gian dài hơn so với cầm máu bình thường. Vết cắt nhỏ thường không có nhiều vấn đề. Các mối quan tâm về sức khỏe là chảy máu và chảy máu nội sâu vào trong khớp. Hemophilia là một căn bệnh suốt đời. Nhưng với điều trị thích hợp và chăm sóc bản thân, hầu hết mọi người hemophilia có thể duy trì lối sống và hoạt động.
Lúc đầu, vì tính di động hạn chế, một em bé với hemophilia thường sẽ không có nhiều vấn đề liên quan đến chảy máu. Nhưng khi em bé bắt đầu để di chuyển xung quanh, rơi xuống và chạm vào mọi thứ, vết bầm tím trên bề mặt da có thể xảy ra. Chảy máu vào mô mềm có thường xuyên hơn với các trẻ năng động hơn.
- Sốt bại liệt
Bệnh bại liệt trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt lây qua đường tiêu hóa gây ra. Virus sẽ gây viêm sừng trước tủy sống, rồi dẫn đến bị liệt hai chi dưới, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị tàn tật vĩnh viễn.
Ở Việt Nam, trước thập niên 90, tỷ lệ mắc bệnh sốt bại liệt là 1,66 ca / 100.000 dân (miền Bắc – 1985). Nhờ áp dụng triệt để chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình tiêm chủng sốt bại liệt bổ sung hàng năm mà số ca mắc hàng năm có khuynh hướng giảm dần (chỉ có 2 ca trong cả nước được báo cáo năm -1996).
Bệnh xảy ra quanh năm. Yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc giữa người với virus gây bệnh, cũng như sự xuất hiện kháng thể chống virus. Ở những vùng vệ sinh môi cảnh kém, việc tiếp xúc với virus sớm nên hầu hết trẻ dưới 15 tuổi đã có kháng thể chống virus bại liệt.
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang cho người. Sữa cũng là nguồn lây cần lưu ý trong mùa dịch. Ruồi nhặng, gián là trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành.
Đường lây chính là đường tiêu hóa (trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn …). Một số ít được ghi nhận lây qua đường hô hấp. Tuổi thường mắc bệnh < 5 tuổi. Trẻ em < 6 tháng ít bị bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam bằng với nữ (nhưng tỷ lệ trẻ nam bị liệt nhiều hơn nữ). Ngược lại ở người lớn thì nữ nhiều hơn nam. Hiện nay chúng ta có thể phòng bệnh này bằng vacxin bại liệt.
- Tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder–ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Còn ở Việt Nam theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.