Ngôi chùa cổ kính trong văn hóa Việt nam rất thiêng liêng, mang giá trị tâm linh cao trong lòng mỗi con người Việt nam. Họ tín ngưỡng, kính trọng đạo Phật vì những giá trị tinh thần, triết lí sống thiết thực cho tâm hồn con người thư thái, nhẹ nhàng khi đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Thực tế, người ta còn thích thăm viếng cảnh chùa để chiêm ngưỡng các lối kiến trúc độc đáo, đa dạng của các nền văn hóa khác nhau được xây dựng trong 10 ngôi chùa cổ kính ở thành phố Hồ Chí Minh.
1. Chùa Ngọc Hoàng- ngôi chùa cổ kính tọa lạc tại 73 Mai thị Lựu quận 1
Là một ngôi chùa người hoa ở sài gòn còn có tên gọi là Phước Hải Tự, có diện tích 2.300 m2 được thiết kế theo kiến trúc Trung hoa gồm 3 tòa tiền điện, trung điện và chánh điện. Chùa thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Phật cùng các chư vị thần tiên và Kim hoa thánh mẫu nên nổi tiếng là nơi cầu tự (thả rùa phóng sanh)con cái của các cặp vợ chồng hiếm muộn, cầu tài (thả cá phóng sanh) làm ăn. Hằng năm, chùa tổ chức lễ vía Ngọc hoàng nhằm ngày mồng 9 tháng giêng âm lịch thu hút người dân địa phương và du khách đông đảo.
2. Chùa Việt nam quốc tự-ngôi chùa cổ kính tọa lạc 244 đường 3/2 phường 12 quận 10
Chùa linh thiêng nhất sài gòn tọa lạc trong khuôn viên cây xanh tỏa bóng mát giữa lòng thành phố sầm uất. Được xây dựng vào năm 1964, chùa Việt nam quốc tự có ngôi tháp 7 tầng tuyệt đẹp về đêm, mỗi tầng thờ một vị Phật, tượng Phật thích ca với hai tư thế khác nhau bên cạnh cổng Tam quan và các tượng Phật thích ca, Phật Di lặc thờ trong chánh điện.
Một trong những cảnh chùa được đông đảo Phật tử và bà con gần xa nô nức về lễ viếng những ngày Tết truyền thống, ngày lễ vía các đức Phật từ bi.
3. Chùa Giác Lâm- ngôi chùa cổ kính tại quận Tân Bình
Ngôi chùa cổ ở tphcm được xây dựng từ năm 1774 với lối kiến trúc Nam bộ có hình chữ nhật bao gồm chánh điện, giảng đường và nhà trai cùng những công trình phụ xung quanh. Nhiều tư liệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đều được lưu giữ dưới mái chùa 200 năm tuổi này. Nét đặc biệt của chùa Giác Lâm là những bức tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái…được cẩn áp gần 7500 chiếc đĩa kiểu rất sang trọng, cổ kính. Bước vào sân chùa xanh mát, không gian tĩnh lặng, thỉnh thoảng tiêng chuông chùa văng vằng bên tai làm cho tâm hồn con người nhẹ vơi bớt những nhọc nhằn.
4. Chùa Vĩnh Nghiêm- ngôi chùa cổ kính tọa lạc trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa
Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm ở thành phố Hồ Chí Minh có lối kiến trúc giống với ngôi chùa cùng tên ở Bắc Giang có từ thời vua Lý Thái Tổ. Nét đặc biệt của ngôi chùa là tháp đá cao và chế tác công phu nhất Việt nam cao 14m chia làm 7 tầng gồm có tháp Quán Thế Âm, tháp đá Vĩnh nghiêm, tháp Xá Lợi Cộng Đồng khánh thành vào năm 2003. Đặc biệt, bên hông chùa có một chiếc chuông to làm bằng đồng, ai cũng có thể đến thăm viếng chùa rồi đánh chuông vài cái trước khi ra về, tiếng chuông vọng như xóa tan vô minh, giác ngộ trong tâm trí con người.
5. Chùa Bửu Long- ngồi chùa cổ kính như một tòa lâu đài
Một ngôi chùa đẹp ở quận 9 còn được gọi là Thiền viện Tổ đình Bửu Long với diện tích trên 11ha tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai. Bước trên lối sỏi dẫn vào khuôn viên chùa với những cảnh vật tĩnh lặng làm lòng người du khách cảm nhận chút bình an trong lòng. Hơn nữa, Phật tử và bà con gần xa có thể chiêm bái xá lợi Phật và Chư thánh tăng trong bảo tháp Gotama, Cetiya, lắng nghe những bài giảng bằng tiếng Bali như đang sống lại thời Đức Phật còn tại thế.
6. Chùa Xá Lợi- ngôi chùa cổ kính có tháp chuông cao nhất Việt Nam
Với tháp chuông cao 32 m, đặc biệt tầng cao nhất treo một Đại hồng chung nặng 2 tấn làm cho ngôi chùa càng trang nghiêm, thanh tịnh. Chùa được xây dựng để thờ Xá lợi của Đức Phật tổ nên có tên gọi chùa Xá lợi, viên Xá lợi được ngài Narada Mahathera dâng cúng cho Giao hội Phật giáo Việt nam. Tuy chùa tọa lạc giữa phố xá đô thị nhộn nhịp nhưng bên trong khuôn viên chùa hoàn toàn tĩnh lặng, mỗi người lặng lẽ viếng chùa, thắp hương cúng dường Phật trong sự trang nghiêm.
7. Chùa Vạn Đức- ngôi chùa cổ kính có chánh điện cao nhất
Ngôi chùa có ngọn tháp lớn chín tầng và hai ngọn tháp nhỏ năm tầng, tầng trên cùng của chùa là nội điện thờ tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật, bao bọc xung quanh là bốn lớp lan can sơn màu trắng, tô điểm những ngôi sao mang chữ ‘Phật’ chính giữa. Ở chùa Vạn Đức có chạm khắc bức phù điêu cội bồ đề đăp bằng xi măng trên các vách, có hình các vị thần Hộ pháp phù hộ, độ trì cho cuộc sống con người được bình an, che chở. Công trình thẩm mỹ này còn là kiểu mẫu của nghệ thuật tạo hình hiện đại.
8. Chùa Hoằng Pháp- ngôi chùa tu tập của mọi người
Chùa tọa lạc vùng ngoại ô thành phố, Hooc Môn Bà điểm nên khá thanh tịnh bởi những Phật tử hay người viếng chùa ai nấy lâm râm tiếng niệm A di đà Phật. Khuôn viên chùa rộng rãi với chánh điện trang nghiêm, 3 giảng đường rộng rãi phục vụ cơm chay cho mọi người thường vân tập về đây rất đông vào những ngày cuối tháng hay ngày rằm âm lịch. Ngoài ra, những chương trình. khóa tu 1 ngày, khóa tu 7 ngày dành cho Phật tử, bà con gần xa tham dự vừa nghe quý Thầy giảng pháp vừa học hỏi cách sống, cách nghĩ sao cho thân tâm thanh tịnh, thoải mái khi trở về cuộc sống hằng ngày.
9. Chùa Một Cột miền Nam- ngôi chùa cổ kính của miền Nam
Hay còn gọi là chùa Nam Thiên Nhất trụ với mục đích tái tạo di tích lịch sử ngôi chùa miền Bắc có một trụ chắc chắn bằng xi măng cốt thép, từ cách bố trí thờ phụng cho đến những đường nét hoa văn tinh xảo như trính, xuyên, kéo, mái ngói đều mang đậm kiến trúc chùa cổ ở miền Bác. Cho thấy, sự giao thoa văn hóa chùa chiền giữa các miền rộng rãi, phân bố rải khắp mọi miền đất nước tạo thuận tiện cho các Phật tử, bà con tu tập, viếng chùa.
10. Pháp viện Minh Đăng Quang- ngôi chùa đặc trưng khất sĩ miền Nam bộ
Nổi bật giữa trời đất bao la là tòa bảo tháp ba tầng, tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống, chính giưa thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng dưới là Thiền đường rộng rãi tạo không gian tĩnh mịch cho những giờ phút ngồi thiền của tăng chúng. Trong sân của Pháp viện là cội bồ đề được chiết từ cây bồ đề 2000 năm tuổi của Sri Lanca đã cúng dường cho Thiền viện một món quà vô cùng quý giá.