Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10in/năm), do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.
Sa mạc thường dùng để chỉ những hoang mạc cát, đôi khi cũng dùng để chỉ hoang mạc nói chung. Ở một số sa mạc nóng, khí hậu thường nóng có thể tới 58°C như ở sa mạc México, Turfan (Thổ Nhĩ Kỳ) nhiệt độ ban ngày mùa hạ lên tới 82,3 °C, có nơi lại lạnh đến –45 °C như ở sa mạc Gobi thuộc Châu Á. Ở vùng sa mạc Sinai, biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80 °C, đất đai cằn cỗi. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích Trái đất (lục địa) là sa mạc. Người ta thường dùng lạc đà làm phương tiện di chuyển trong sa mạc.
Xem thêm: Top 10 con sông dài nhất thế giới
- Sa mạc lớn nhất thế giới là Sahara
- Sa mạc lớn nhất Châu Phi là Sahara
- Sa mạc lớn nhất Châu Á là sa mạc Ả Rập
- Sa mạc lớn nhất Châu Mỹ là Patagonia
- Sa mạc lớn nhất Châu Úc là Great Victoria
- Sa mạc nóng nhất thế giới là Sahara
- Sa mạc lạnh nhất thế giới là Gobi
- Hoang mạc lớn nhất thế giới là Nam Cực, Bắc Cực
1. Hoang mạc Nam Cực(14tr km2)
Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh cực Nam của Trái Đất. Nó nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như nằm hoàn toàn trong vòng Nam Cực và được bao bọc xung quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14,0 triệu km2 (5,4 triệu sq mi), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% bề mặt châu Nam Cực nằm dưới một lớp băng bao phủ có bề dày trung bình ít nhất 1,9 kilômét (1,2 mi), băng trải rộng ra mọi hướng đến điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.
Châu Nam Cực, xét về mặt trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và có độ cao trung bình lớn nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nhiệt độ của châu Nam Cực xuống đến −89 °C (−129 °F). Tuy ở đây không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác trong lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mite, ngành giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Loại thảm thực vật có thể xuất hiện ở đây là đài nguyên.
2. Sa mạc Sahara(9.4tr km2)
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất (sau Châu Nam Cực và Vùng Bắc Cực), với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sahara ở phía bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.
Được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao 3415 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad.
Trong suốt kỷ nguyên băng hà, vùng Sahara đã từng ẩm ướt hơn ngày nay rất nhiều. Và cũng đã từng có rất nhiều loài động, thực vật sinh sống nơi đây. Tuy nhiên ngày nay,ngoại trừ vùng thung lũng sông Nin là có thể trồng được nhiều rau và một số ít nơi khác như vùng cao nguyên phía Bắc, gần Địa Trung Hải là có thể trồng cây ôliu còn phần lớn vùng này không thể canh tác được.
Với diện tích tương đương Hoa Kỳ nhưng chỉ có 2,5 triệu người sinh sống trong vùng. Chủ yếu tập trung ở Ai Cập, Mauritanie, Maroc và Algérie. Các dân tộc chính bao gồm chủng Tuareg, Ả Rập, và nhóm người da đen như Tubu, Nubians, Zaghawa, Kanuri, Peul hay Fulani, Hausa và Songhai.
Thành phố lớn nhất vùng là Cairo, thủ đô của Ai Cập nằm ở thung lũng sông Nin. Một số thành phố quan trọng khác bao gồm Nouakchott, thủ đô của Mauritanie; Tamanrasset, Algérie; Timbuktu, Mali; Agadez, Niger; Ghat, Libya; và Faya, Tchad.
3. Sa mạc Ả Rập(2.3tr km2)
Sa mạc Ả Rậpbao phủ Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Irac. Độ khô và nóng của sa mạc phụ thuộc vào nơi chúng ta đứng. Nhiệt độ tại trung tâm sa mạc có thể lên tới 54 độ C. Những khu vực gần rìa sa mạc hoặc trên các cao nguyên thì ẩm hơn, đôi khi có sương và sương mù.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại đây thấp hơn 100 mm, nhưng tùy thuộc vào địa điểm, nó có thể dao động từ 0 đến 500 mm. Nhờ hoạt động tưới tiêu của con người, nhiều phần sa mạc đã được phủ xanh.
Việc trồng cây theo vòng tròn trở nên phổ biến tại Ả Rập Saudi trong ba thập kỉ qua. Các kĩ sư đào sâu xuống dưới mạch nước ngầm 20.000 năm tuổi để lấy nước tưới tiêu. Dự tính nếu tiếp tục với tốc độ sử dụng nước như hiện nay, mạch nước sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm tới.
4. Sa mạc Gobi(1.3tr km2)
Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á. Sa mạc Gobi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía nam Mông Cổ. Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông nam. Đây là sa mạc lớn thứ 4 thế giới về diện tích. Sa mạc này từng là một phần của đế quốc Mông Cổ và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. Khu vực sa mạc này là một bóng mưa do dãy Hymalaya ngăn các đám mây mang mưa đến Gobi.
Khí hậu ở đây có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 50 đến 200 mm tùy theo địa điểm. Khu vực phía Đông có khá nhiều mưa vào mùa hè, gió mùa hoạt động cũng mạnh hơn.
Vào năm 2011, những mô hình có dạng hình zigzag ngoằn nghèo tại Gobi đã xuất hiện trong các bức ảnh chụp bởi Google, tạo nên một loạt các giả thuyết, thậm chí có cái liên quan đến người ngoài hành tinh. Nhưng theo nhà nghiên cứu Jonathon Hill tại Đại học bang Arizona, những vệt này chủ yếu để giúp vệ tinh gián điệp của Trung Quốc định hướng cho tàu vũ trụ.
Sa mạc Gobi là nơi lý tưởng để “săn” khủng long. Một bộ xương khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex đã được khai quật và đem bán đấu giá với giá 1 triệu đô.
5. Hoang mạc Kalahari(900k km2)
Hoang mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Nó chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km² và bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Angola và Zambia.
Kalahari có phần lớn diện tích được bao phủ bởi cát nâu đỏ và không có nước bề mặt lâu bền. Việc dẫn lưu của nước là theo các thung lũng khô, các vùng lòng chảo ngập nước theo mùa, cũng như các lòng chảo cát rộng lớn của Lòng chảo Makgadikgadi ở Botswana và Lòng chảo Etosha ở Namibia. Tuy nhiên, Kalahari không phải là một sa mạc thực thụ. Một số khu vực của Kalahari nhận được trên 250 mm nước mưa thất thường hàng năm và chúng là phù hợp cho thực vật phát triển; nó chỉ thực sự là khô cằn ở miền tây nam (dưới 175 mm nước mưa hàng năm) làm cho Kalahari là một sa mạc hóa thạch. Nhiệt độ về mùa hè ở Kalahari dao động trong khoảng từ 20 – 40 °C. Về mùa đông, Kalahari có khí hậu khô và lạnh với sương muối về đêm. Nhiệt độ trung bình cuối mùa đông có thể đạt tới dưới 0 °C.
6. Sa mạc Patagonia(670k km2)
Sa mạc Patagonia chiếm phần lớn diện tích Argentina. Khu vực sa mạc và nửa sa mạc kéo dài từ Đại Tây Dương đến dãy Andes, chủ yếu là vùng đồng bằng không cây. Giống như Thung lũng Chết ở California, sa mạc Patagonia nằm ở sườn ít mưa của dãy núi Andes. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây chỉ có từ 160 đến 200 mm.
Khi các khối không khí bị ép di chuyển vòng qua núi và các vùng trũng sâu,chúng trở nên nóng hơn và khả năng giữ hơi nước cũng tăng. Ở bên sườn ít mưa của một dãy núi, nước bốc hơi rất nhanh, do đó tạo nên một môi trường sa mạc khô cằn.
7. Hoang mạc Great Victoria(647k km2)
Hoang mạc Victoria Lớn nằm ở miền nam của Úc, cằn cỗi và rất ít dân cư sinh sống.
Đây là hoang mạc lớn nhất ở Úc với trên 700 km (430 dặm) rộng (từ tây sang đông) và diện tích 424.400 km2 (163.900 sq mi) từ khu vực Đông Goldfields của Tây Úc đến dãy núi Gawler tại Nam Úc. Sa mạc Little Sandy ở phía tây bắc, hoang mạc Gibson và hoang mạc Tirari và Sturt Stony ở phía đông, trong khi đồng bằng Nullarbor ở phía nam phân cách nó với Nam Đại Dương. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp và không thường xuyên, từ 200 đến 250 mm (7,9-9,8 in) mỗi năm. Sấm sét tương đối phổ biến ở sa mạc này, trung bình 15 – 20 cơn bão/năm. Mùa hè ban ngày nhiệt độ khoảng 32 – 40 °C (90 – 104 °F) trong khi vào mùa đông, nhiệt độ rơi vào khoảng 18 – 23 °C (64 – 73 °F).
8. Sa mạc Syria(520k km2)
Sa mạc Syria bao phủ phần lớn Irac, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria, nơi đây được “đánh dấu” bởi dung nham- một rào cản không thể vượt qua. Nhưng đến những thập kỉ gần đây, đường cao tốc và các ống dẫn dầu đã được xây dựng dọc khu vực này. Lượng mưa trung bình hằng năm là 125 mm.
Trong thời kì cổ đại, có thể con người đã từng đặt chân đến sa mạc Syria. Một khu vực, với tên gọi “vòng tròn đá Stonehenge của Syria”, được phát hiện vào năm 2009. Nơi này chứa nhiều vòng tròn đá và các khu mộ, theo một báo cáo năm 2012 của Discovery.
Núi lửa Es Safa gần Damascus là núi lửa lớn nhất của Ả Rập.Các lỗ thoát dung nham đã hoạt động vào khoảng 12.000 năm về trước trong Đại kỉ nguyên Holocene. Gần đây hơn, một hồ dung nham sôi sùng sục đã được tìm thấy vào năm 1850.
9. Sa mạc Great Basin(492k km2)
Khác với những sa mạc khác tại Mỹ, Great Basin là một sa mạc “lạnh”, nơi phần lớn lượng mưa rơi xuống dưới dạng tuyết. Phạm vị địa lý của nó bao gồm gần hết Nevada, một phần của Utah và vài bang khác. Hàng năm lượng mưa trung bình trong khu vực vào khoảng 150 đến 300 mm.
Sa mạc này được hình thành bên sườn ít mưa của dãy núi Sierra Nevada ở phía Đông California. Các khu vực xung quanh cũng chịu nhiều ảnh hưởng của sa mạc. Những đợt gió mạnh, được gọi là Santa Ana, thường thổi về phía nam California sau khi được hình thành ở vùng khí áp cao trong sa mạc Great Basin.
Trong Great Basin có rất nhiều các loại đá kì lạ, ví dụ như một vài hòn đươc tìm thấy ở trung tâm Nevada vào năm 2009, chúng được miêu tả là đang “chảy như mật”. Sự biến dạng này diễn ra do các thay đổi trong vỏ Trái đất mà nguyên nhân là do áp suất lớn và nhiệt độ cao dưới bề mặt Trái đất. Những vật chất nặngtrong lớp thạch quyển khi nóng lên sẽ tràn qua các lớp phủ mỏng hơn, kéo theo vật chất đằng sau.
10. Hoang mạc Chihuahua(459k km)
Chihuahua là một hoang mạc, một vùng sinh thái nằm giữa biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trong vùng trung tâm và phía bắc cao nguyên Mexico. Nó được bao quanh bởi dãy Sierra Madre Occidental rộng lớn về phía Tây, cùng với dãy Sierra Madre Oriental ở phía Bắc. Tại Hoa Kỳ, nó bao phủ diện tích của Trung và Nam tiểu bang New Mexico, một phần của bang Texas, phía tây của sông Pecos, và Đông Nam Arizona. Phía Mexico, nó bao gồm nửa phía bắc của bang Chihuahua, cùng với phần lớn tại Coahuila, phía Đông Bắc Durango, phần cực bắc của Zacatecas và phần nhỏ phía tây Nuevo León. Với diện tích khoảng 362.000 km2 (139.769 sq mi), nó là sa mạc lớn thứ ba tại Tây Bán Cầu và lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, sau hoang mạc Bồn Địa Lớn