Mô hình chăn nuôi độc đáo tại Việt Nam trong bài viết trên website 10Hay.com chia sẻ đến bạn đọc trong chuyên trang tuần này sẽ khiến bạn thích thú bởi những con vật được nuôi bằng mô hình độc đáo, khác lạ so với phương pháp thông thường, tự nhiên. Bên cạnh việc cho ăn và chăm sóc bình thường thì các nhà chăn nuôi còn nghĩ đến muôn vàn phương thức mới mẻ kích thích sự tăng trưởng của các loại động vật như gà, heo, chó,… bằng những phương thức phi truyền thống như nuôi lợn trên nhà cao tầng hay mục đích chăn nuôi không để lấy thịt trứng mà nuôi trăn lấy mỡ, nuôi cà cuống lấy tinh dầu…Website 10Hay.com chia sẻ 10 mô hình chăn nuôi độc đáo tại Việt Nam đến bạn đọc tham khảo và học hỏi. Với nhiều mô hình này đã tạo nên những tỷ phú trẻ tuổi làm giàu từ việc chăn nuôi.
1. Nuôi cà cuống lấy tinh dầu
Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục. cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi. Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực. Cà cuống không khó nuôi nhưng đây là loài đặc biệt hung dữ. Khi rình mồi, bất cứ một vật gì chuyển động ngang qua tầm nhìn đều bị chúng lao vào tấn công dữ dội. Thậm chí, cà cuống còn đánh lẫn nhau đến chết. Cà cuống con còn là con mồi của cà cuống trưởng thành. Do vậy, cà cuống trong bể nuôi cứ chết dần chết mòn.
2. Nuôi chó
So với nuôi heo, nuôi chó dễ hơn và cũng không lo đầu ra. Ngày nào cũng có hai đến ba thương lái đến tận nhà hỏi mua. Các chú chó này được cung cấp về huyện Châu Thành và về TP. Hồ Chí Minh- nơi có nhu cầu tiêu thụ thịt chó khá cao. Trong khi nhiều người làm kinh tế gia đình bằng cách nuôi gia súc hay gia cầm thì vợ chồng ông Phạm Văn Nghĩa ở Tân Châu(Tây Ninh) lại kiếm sống bằng nghề nuôi… chó. Từ những chú chó con, trung bình, bà nuôi đến khoảng 3 tháng là xuất chuồng. Mỗi lần bán ra được hơn 30 con. Mỗi chú chó khi giao cho thương lái có trọng lượng từ 10 – 14 kg. Giá thương lái thu mua hiện nay 50.000 đồng/kg, như vậy mỗi con bán được từ 500.000 – 700.000 đồng. Nếu chỉ tính giá bán ra thấp nhất 500.000 đồng/kg và số lượng bán 30 con/lần, thì mỗi đợt “thanh lý” đàn chó, vợ chồng ông Nghĩa cầm chắc trong tay 15 triệu đồng. Trung bình mỗi năm gia đình này thu nhập khoảng 60 triệu đồng từ nghề nuôi chó.
3. Nuôi lợn trên nhà cao tầng
Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tận dụng triệt để diện tích 2,18 ha, nuôi lợn bằng cách xây chuồng lợn cao tầng bao gồm 1 dãy chuồng 3 tầng và 2 dãy chuồng 2 tầng để nuôi 100 con lợn thương phẩm và khoảng 1.000 lợn giống. Để chủ động trong sản xuất, HTX tiến hành chăn nuôi theo chuỗi, tự chủ con giống và sử dụng thức ăn tự chế. Trong quá trình sản xuất, HTX cũng nâng cao ý thức thực hiện an toàn sinh học.Hệ thống khử trùng và nơi thay đồ bảo hộ được bố trí ngay tại cổng tòa nhà cao tầng của lợn. Bên trong tòa nhà là các tầng chuyên dụng, riêng biệt gồm tầng úm lợn, tầng sản xuất thức ăn, tầng nuôi thương phẩm. Để khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển cũng như giảm bớt nhân công, HTX Hoàng Long đã bố trí lắp đặt hệ thống thang máy hiện đại để đưa lợn giống lên và chuyển lợn thương phẩm xuống dễ dàng.
4. Nuôi gà thả đồng
Hàng ngày, khoảng 7 giờ sáng đàn gà lên xe chở ra đồng, trưa chở về, chiều lại chở ra đồng đến tối mịt. Tuy thời gian đầu rèn luyện đàn gà lên xuống trật tự rất vất vả và phải cần đến 3 người nhưng đến nay, chúng đã thành nếp, việc cho gà lên xuống xe được thực hiện dễ dàng hơn, một người điều khiển là đủ. Chỉ cần hạ cầu thang từ trên xe xuống là chúng tự động di chuyển lên xe và ngược lại. Ra đồng, đàn gà tự tìm kiếm thức ăn như thóc, giun dế, côn trùng từ các đống rơm và chúng chỉ quanh quẩn quanh cái xe ô tô tải chở chúng xuống đồng. Vì vậy, việc chăn dắt đàn gà rất đơn giản và nhàn hạ. Cách nuôi này giúp người chăn nuôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí thức ăn. Trước đây, với hơn 400 con gà bạn phải mất 1,5 bao thức ăn/ngày (giá 310.000 đồng/bao), tính ra mỗi ngày ông phải mất khoảng 465.000 đồng. Nhưng giờ nuôi gà theo cách thả đồng, đàn gà chỉ cần ăn dặm buổi trưa, phải mất 5 ngày cả đàn gà mới ăn hết một bao thức ăn. Hơn nữa, với cách nuôi này, đàn gà cũng cho trứng và thịt chất lượng hơn theo kiểu nuôi công nghiệp.
5. Bò Kobe được chăm như “vua chúa”
Trên cao nguyên Lâm Đồng, quy trình kỹ thuật nuôi bò Kobe rất nghiêm ngặt bằng những thức ăn là những thực phẩm thô để tạo ra những thớ thịt săn chắc chứ không phải thức ăn công nghiệp, mỗi loại thức ăn cho loài bò này đều phải được phân tích các chỉ tiêu về canxi, phốt pho, vitamin, độ khô, độ đạm, độ béo, chất xơ…một cách kỹ lưỡng.. Đến giờ ăn, trang trại vang lên những bản nhạc giao hưởng êm dịu để bò thư giãn, việc ăn uống không trở nên nhàm chán. Thông thường khi bò được 28 tháng tuổi và đạt đến trọng lượng khoảng 700 kg sẽ trở nên biếng ăn mà nếu ăn ít đi thì lớp mỡ sẽ tiêu hao, nguy cơ không tạo vân mỡ trong thịt bò. Do đó phải tạo phản xạ cho bò để dù có lười biếng nhưng nghe nhạc là chúng tự động đến máng ăn.
6. Nuôi vịt bằng nhạc giao hưởng
Mô hình chăn nuôi vịt trời của anh Nhâm được nhiều người biết đến bởi cách chăm sóc, huấn luyện độc đáo, chất lượng thịt thơm ngon. Hiện sản phẩm vịt trời Bầu Mây được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước biết đến.
Hàng ngày, cứ 6 giờ tối, sau khi nghe hiệu lệnh phát ra từ chiếc trống đặt cách hồ khoảng 100m, hàng ngàn con vịt trời lại rục rịch kéo nhau về chuồng. Người đi đến đâu cả đàn vịt theo sau đến đó. Vịt trời bay rất giỏi nhưng ngay từ nhỏ đã được huấn luyện và thuần dưỡng nên chưa có con nào bỏ đi. Trong mỗi ô đều có một bồn nước nhỏ và được thay nước thường xuyên để vịt không bị mắc bệnh. Ngay từ lúc vịt còn nằm trong trứng, người chăm nuôi đã tập cho chúng nghe những bản nhạc không lời nhẹ nhàng. Sau khi vịt con được một tháng tuổi, lại được tập chạy bộ, xuống nước để quen dần với môi trường mới.
7. Nuôi trăn đột biến làm kiểng
Trăn đột biến có giá cao gấp hàng chục lần s. o với loại thường. Giá con mới nở thấp nhất 2-3 triệu đồng mỗi con, loại nặng trên 10 kg giá khoảng 15-40 triệu đồng. Khoảng 2 năm nay, người nuôi trăn ở miền Tây đều phấn khởi nhờ đầu ra và giá cả sản phẩm tương đối ổn định. Có người may mắn hốt bạc nhờ sở hữu những con bố mẹ chuyên sản xuất ra con giống đột biến như trăn bạch, trăn bông. So với loại bình thường, trăn đột biến có giá cao gấp 5-6 lần. Vì theo kinh nghiệm của nhiều người, con trăn bố mẹ nào đẻ ra trăn đột biến thì sẽ đẻ nhiều lần như thế. Người nuôi trăn coi đó là ‘báu vật’, cần lưu giữ để gây giống nên dù lý do nào cũng không bán trăn con dù được giá.
8. Nuôi chim yến lấy tổ trong nhà
Yến là loài chim vô cùng độc đáo, không đậu ở bất cứ nơi đâu trừ tổ của mình. Chúng kiếm mồi trên không trung và phải là mồi đang sống. Một con yến trưởng thành thường bay xa từ 30 đến 100 km kiếm ăn. Chúng rời tổ từ sáng sớm và quay về khi sẩm tối. Người nuôi không phải mất bất cứ chi phí thức ăn nào. Nghề nuôi yến hiệu quả bền vững là bởi, khi loài chim này đã chọn ngôi nhà nào để trú ngụ thì sẽ ở đó đến hết đời và gây dựng nòi giống. Nếu có ý thức vừa bảo tồn vừa phát triển, mỗi tháng chỉ thu từ 10 – 15% (những tổ không có chim sinh sống) thì sau 1 năm, số lượng cá thể sẽ tăng lên gấp 3 lần. Chủ nhà yến chỉ có mỗi việc rung đùi chờ thời gian thu hoạch.
9. Nuôi dơi bắt muỗi và làm phân bón
Từ mục đích ban đầu nuôi dơi lấy phân của những người bạn làm nông, thấy mô hình kinh tế có thể phục vụ vào y tế nên tôi xin cùng hợp tác để diệt muỗi chống dịch bệnh ở địa phương. Với tập tính sau khi đi kiếm mồi, dơi lại bay về tổ và bắt đầu nhả phân khiến mảnh lưới bên dưới chòi luôn cung cấp một lượng phân lớn mỗi buổi sáng. Trong khi 2 người nông dân hồ hởi với việc thu nhập chừng 200 triệu một năm từ tiền bán phân thì người bạn thầy thuốc lại thích thú với việc nghiên cứu mô hình “dơi bắt muỗi” của mình. Ngoài các chòi dơi đã có sẵn, 3 người bạn còn vận động, hướng dẫn láng giềng, người thân dựng chòi dơi để tăng thu nhập kinh tế, đồng thời giúp khu vực hạn chế muỗi phát triển.
10. Nuôi chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ vốn rất quý hiếm, giá rất cao nên lúc đầu anh Trương Văn Phúc chỉ mua được 1 cặp chim trĩ đỏ giá 8 triệu đồng về làm giống. Cứ 2 tháng, anh cung cấp cho thị trường 200 con giống và 100 con chim kiểng. Chim Trĩ đó giá khá cao, có thời điểm anh bán được 500 ngàn đồng/ con thịt và 4 triệu đồng/ cặp con giống. Chỉ tính riêng chim trĩ đỏ, sau khi trừ đi chi phí, nhà nông trẻ nhạy bén này thu lãi gần 300 triệu đồng/năm. Đây là niềm động viên để anh Phúc tiếp tục đầu tư phát triển trang trại nuôi động vật hoang dã.
Mô hình chăn nuôi độc đáo tại Việt Nam với đa dạng các loại động vật, gia súc dễ nuôi và cho lợi nhuận kinh tế cao hơn mô hình chăn nuôi truyền thống. Mỗi mô hình chăn nuôi là sự sáng tạo và học hỏi không ngừng nghỉ của người chăn nuôi nhằm cải thiện kinh tế gia đình làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh.