Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyết hoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương. Sông Nine, sông Amazom, sông Trường Giang là những con sông hàng đầu thế giới.
- Sông dài nhất Việt Nam là sông Mekong.
- Sông dài nhất Châu Á là sông Trường Giang.
- Sông dài nhất Châu Phi là sông Nile.
- Sông dài nhất Châu Âu là sông Volga.
- Sông dài nhất Châu Mỹ là sông Amazon.
- Sông dài nhất Châu Úc là sông Murray.
- Sông nào chảy qua khu vực có rừng rậm lớn nhất thế giới: Amazon
- Sông dài nhất thế giới là sông Nile.
- Sông sâu nhất thế giới là sông Congo với độ sâu là 220m (720fit).
- Sông rộng nhất thế giới là sông Amazon.
1. Sông Nin(6.650 km)(Ai Cập)
Sông Nin là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải. Sông Nin đượcgọi là sông “quốc tế” vì thượng nguồn của nó bắt đầu từ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập.
Sông này còn được người Việt phiên âm là Nhĩ Lô như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ.
Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin.
Sông Nin với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”. Nó đã góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại, với những kim tự tháp kỳ vĩ. Sông Nin đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ thời đại đồ đá, khi mà sa mạc Sahara đang ngày càng xâm lấn sang phía Đông của lục địa châu Phi.
Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90 000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s.
2. Sông Amazon(6.400 km)(Brazil)
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon là một trong các sông dài nhất thế giới và là sông có lưu vực rộng nhất thế giới.
Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km (6,8 dặm). Vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông có thể lên đến 40 km (24,8 dặm) và khu vực cửa sông có thể rộng tới 325 km (202 dặm). Do độ rộng của sông như vậy, người ta còn gọi là sông biển.
Sông Amazon được Francisco de Orellana phát hiện năm 1542, ban đầu nó được đặt tên là Riomar. Con sông Amazon thuộc hàng dài nhất thế giới nằm ở khu vực Nam Mỹ được xác định đã 11 triệu năm tuổi. Nó có hình dạng như hiện nay từ 2,4 triệu năm trước. Đây là kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học tại Đại học Liverpool Anh, Đại học Amsterdam Hà Lan và công ty dầu mỏ quốc gia Brazil Petrobras. Họ đưa ra kết luận này nhờ nghiên cứu những mẫu trầm tích lấy từ hai lỗ khoan ở cửa sông Amazon.
Trước nghiên cứu này, độ tuổi chính xác của sông Amazon vẫn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu vốn không thể xâm nhập vào Amazon Fan – một cột trầm tích dày tới 10 km – ở con sông này. Công ty Petrobras đã quyết định khoan hai lỗ ở cửa sông Amazon – một cái sâu tới 4,5 km dưới mực nước biển – để lấy trầm tích phục vụ cho nghiên cứu.
“Trầm tích của sông cung cấp dữ liệu về khí hậu và địa lý thời cổ đại của khu vực”, Jorge Figueiredo – thuộc khoa nghiên cứu đại dương và trái đất Đại học Liverpool – cho biết. “Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp hiểu biết cho chúng ta về địa lý học Nam Mỹ cũng như sự tiến hóa sinh vật biển ở khu vực Amazon và vùng bờ biển Đại Tây Dương”.
Tuy nhiên, Amazon, dù được xem là dài nhất thế giới, vẫn khá “trẻ” so với nhiều con sông khác trên thế giới. “Sông New ở Bắc Mỹ và Nile ở châu Phi được cho là đã hàng trăm triệu năm tuổi”, Carina Hoorn, thuộc Đại học Amsterdam, cho hay.
3. Sông Trường Giang (6.385 km)(Trung Quốc)
Trường Giang hay sông Dương Tử là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.
Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc. Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc, mặc dù sông Hoài cũng đôi khi được coi như vậy.
Cùng với Hoàng Hà, Trường Giang là sông quan trọng nhất trong lịch sử, văn hóa, và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghệp, ranh giới và chiến tranh. Đập Tam Hiệp trên Trường Giang là công trình thủy điện lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, con sông phải chịu đựng những chất ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp, và mất nhiều vùng đất ngập nước và hồ, làm gia tăng yếu tố lũ theo mùa. Một số đoạn sông hiện đang được bảo vệ làm các khu bảo tồn thiên nhiên. Một đoạn sông Trường Giang chảy qua các hẻm núi sâu, hẹp ở phía đông Vân Nam được công nhận là một phần của khu bảo tồn Sông Vân Nam, một di sản thế giới của UNESCO.
4. Sông Mississippi, Missouri (6.275 km)(Hoa Kỳ)
Sông Mississippi là một con sông ở Bắc Mỹ. Sông có chiều dài là 3.733 kilômét (2.320 dặm) từ hồ Itasca đến Vịnh Mexico. Một con sông khác ở Bắc Mỹ dài hơn là sông Missouri, với chiều dài 3.767 km (2.341 dặm) từ ngã ba của sông Jefferson, sông Madison và sông Gallatin đến sông Mississippi. Các sông nối tiếp nhau Jefferson, Missouri và Mississippi hình thành nên hệ thống các sông lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Nếu đo từ nguồn của sông Jefferson đến Vịnh Mexico, chiều dài của hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson là khoảng 6.275 km (3.900 dặm), tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới.
Sông Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ. Xuất phát tại dãy núi Rocky thuộc miền tây Montana, sông Missouri chảy theo hướng đông nam với chiều dài 2.341 dặm (3.767 km) trước khi đổ vào sông Mississippi tại St. Louis, Missouri. Nó chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada. Khi kết hợp với sông Mississippi, nó tạo nên hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới.
5. Sông Enisei(5.539 km)(Nga)
Sông Enisei là một trong những hệ thống sông lớn nhất đổ ra Bắc Băng Dương, với chiều dài 5.539 km (3.445 dặm) thì nó là con sông dài thứ 5 trên thế giới. Hệ thống sông này có diện tích lưu vực và chiều dài nhỏ hơn của hệ thống Mississippi-Missouri tại Hoa Kỳ nhưng lưu lượng nước trung bình thì cao gấp 1,5 lần. Bắt nguồn từ Mông Cổ, nó chảy theo hướng bắc để đổ ra biển Kara, tưới tiêu cho một phần rộng lớn của Trung Siberi, dòng chảy dài nhất là Enisei-Angara-Selenga-Ider.
Ở thượng nguồn, với nhiều thác ghềnh, sông này chảy qua những vùng dân cư thưa thớt. Ở trung lưu, hệ thống sông này bị kiểm soát bằng một loạt đập thủy điện lớn của Nga. Chảy theo những cánh rừng taiga dân cư thưa thớt, sông Enisei tiếp nhận nước từ một loạt các sông nhánh và cuối cùng đổ ra biển Kara trong một vùng tundra hoang vu, bị đóng băng trong khoảng trên 6 tháng mỗi năm.
Trong thời kỳ băng hà, hành trình tới Bắc cực bị băng ngăn chặn lại. Mặc dù các chi tiết chính xác là chưa rõ ràng, nhưng một số học giả cho rằng khi đó sông Enisei cũng như sông Obi đã chảy vào một hồ lớn chiếm phần lớn phần miền tây Siberi, và cuối cùng đổ ra biển Đen.
6. Sông Hoàng Hà (5.464km)(Trung Quốc)
Hoàng Hà là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài.
Sông Hoàng Hà chảy qua 9 tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông.
7. Sông Obi-Irtysh (5.410km)(Nga)
Sông Obi (tiếng Nga: Обь), là một con sông chính ở miền tây Siberi, Nga, đồng thời là con sông dài thứ tư tại quốc gia này.
Người Khanty gọi con sông này là As (sông lớn), Yag, Kolta và Yema; đối với người Nenet thì nó là Kolta hay Kuay; còn đối với người Tatar Siberi thì nó là Umar hay Omar.
Sông Obi được hình thành tại Altai krai, 13 km (8 dặm) về phía tây nam Biysk, do sự hợp lưu của hai con sông Biya và Katun. Cả hai con sông này đều bắt nguồn từ trong dãy núi Altay. Sông Biya, dài 301 km (187 dặm), chảy ra từ hồ Teletskoye, còn sông Katun dài 688 km (427 dặm), chảy ra từ một sông băng trên núi Byelukha. Sông Obi chảy ngoằn ngoèo về phía tây và bắc cho đến khi lên tới vĩ độ 55° bắc, tại đây nó uốn cong về phía tây bắc, và một lần nữa theo hướng bắc, và cuối cùng quay về hướng đông bắc để đổ vào vịnh Obi, một vịnh dài 966 km (600 dặm) của biển Kara, nối liền vào Bắc Băng Dương.
8. Sông Paraná-La Plata(4.880km) (Argentina)
Sông Paraná nằm ở Trung-Nam của Nam Mỹ, chảy qua các quốc gia Brasil, Paraguay và Argentina với chiều dài khoảng 4.880 kilômét (3.030 mi). Đây là sông dài thứ hai tại Nam Mỹ sau sông Amazon. Tên gọi Paraná là rút ngắn của cụm từ “para rehe onáva”, bắt nguồn từ tiếng Tupi và có nghĩa là “giống như biển” (“lớn như biển”). Paraná hợp lưu với sông Paraguay và sau đó rất xa về phía hạ nguồn, nó hợp với sông Uruguay để tạo thành Río de la Plata rồi đổ ra Đại Tây Dương.
Sông La Plata hay sông Bạc là cửa sông hình phễu do hợp lưu của hai con sông Uruguay và Paraná, trải dài trên 290 km (180 dặm Anh) từ nơi hợp lưu của hai sông nói trên tới Đại Tây Dương. Địa danh “La Plata” tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “bạc” vì thượng nguồn của sông là mạch núi thần thoại “Sierra de La Plata” tương truyền có nhiều mỏ bạc.
9. Sông Congo(4.700km)
Sông Congo là một con sông ở miền tây Trung Phi, con sông được hai quốc gia lấy tên theo nó là Cộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) và Cộng hòa Congo. Toàn bộ chiều dài của sông Congo nằm bên trong Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc tạo thành một phần biên giới của nó. Với chiều dài 4.700 km, sông Congo là sông dài thứ hai ở châu Phi (sau sông Nin) và là một trong những con sông dài nhất thế giới. Sông Congo cũng là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Lưu vực sông Congo có diện tích 3.680.000 km² và vào mùa nước lớn sông có lưu lượng khoảng 41.800 m³ mỗi giây. Nằm ở khu vực vành đai mưa của châu Phi, sông Congo mang nhiều nước thứ hai thế giới, chỉ xếp sau sông Amazon. Là một con sông tàu bè có thể lưu thông được vào bên trong châu Phi, sông Congo là một huyết mạch giao thông chính và có vai trò nổi bật trong lịch sử của khu vực. Kinshasa (thủ đô Cộng hòa Dân chủ Congo) và Brazzaville (thủ đô Cộng hòa Congo) nằm đối diện nhau qua sông ở đoạn hạ lưu.
10. Sông Amur (4.444km)(Nga)
Sông Amur (A-mua) hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур; tiếng Trung giản thể: 黑龙江, phồn thể: 黑龍江. bính âm: Hēilóng Jiāng), tức “Hắc Long Giang” hay là “sông Rồng đen”; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là “sông Đen”; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là “sông Đen”), với tổng chiều dài lên đến 4.444 km, nó trở thành con sông lớn thứ 10 trên thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.
11. Sông Lena(4.400km)(Nga)
Sông Lena (tiếng Nga: Лена) là một con sông ở miền đông Siberi. Nó là con sông dài thứ 10 trên thế giới, đứng thứ 7 khi tính theo diện tích lưu vực và là con sông dài nhất thế giới hoàn toàn chảy trong vùng băng giá vĩnh cửu. Nói chung, nó chảy trong lãnh thổ Cộng hòa Sakha (Yakutia), một phần các chi lưu của nó chảy trên lãnh thổ các tỉnh Irkutsk và Chita và Cộng hòa Buryatia. Tổng chiều dài của sông Lena là khoảng 4.400 km (2.800 dặm). Lưu vực sông Lena ước đạt 2.500.000 km². Vàng sa khoáng được tìm thấy trong cát của các sông Vitim và Olyokma, còn ngà voi ma mút đã được tìm thấy ở khu vực đồng bằng châu thổ.
12. Sông Mê Kông (4.350km)(Vietnam)
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy hội sông Mê Kông.
Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao động cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canh tác ruộng lúa ngập cho nhiều vùng rộng lớn.
Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò diều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap – hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á – người Việt thường gọi là “Biển Hồ”