Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ được xem là ngày tết ‘diệt sâu bọ’ của người nông dân thu hoạch một mùa lúa bội thu nhưng bị đàn sâu bọ hung hăng phá hoại. Để tiêu diệt chúng, người nông dân được một vị thần mách bảo lập bàn thờ cúng gồm hoa quả, bánh ú tro trước nhà sẽ đuổi sâu bọ đi. Từ đó, người Việt có tập tục cúng bái và những phong tục thú vị, món ăn riêng đặc trưng theo truyền thuyết tết đoan ngọ ngày mùng năm tháng năm âm lịch hằng năm.
Do đó, trong chuyên bài xã hội tuần này, chúng tôi chia sẻ những phong tục và món ăn mang ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ đến quý độc giả nhằm cung cấp nguồn thông tin cần thiết về ngày tết cổ truyền Việt nam.
1. Bài cúng ngày tết đoan ngọ trong nhà
Người Việt thường chuẩn bị cho mâm đồ cúng tết đoan ngọ gồm trái cây vải, măng cụt, sầu riêng với bánh ú tro, xôi chè tùy từng vùng miền mà có khi là chè trôi nước miền Nam hay chè hạt kê miền Trung. Theo quan niệm dân gian, trong ngày mồng năm tháng năm khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an, cúng giỗ Quốc mẫu Âu cơ vào đúng Ngọ 12h trưa.
2. Cơm rượu món ăn truyền thống không thể thiếu
Tết đoan ngọ ở trung quốc, hàn quốc hay việt nam được lưu truyền phong tục, món ăn khác nhau tạo màu sắc đa dạng cho ngày tết cổ truyền này. Món cơm rượu đặc trưng của Việt nam được chế biến từ gạo nếp nấu chín lên men tạo món ăn ngọt ngọt, cay cay nồng nàn mùi rượu dùng trong ngày tết đoan ngọ mang ý nghĩa diệt trừ sâu bọ, bệnh tật.
3. Buổi sáng mồng năm với nhiều hoạt động mang ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ nhất
Người dân ven biển đúng giờ Ngọ ra biển tắm còn người dân đồng bằng thì ăn cơm rượu lúc sáng sớm cầu mong sâu bọ trong người được diệt hết mang lại cho họ sức khỏe dồi dào. Một phong tục ngày tết đoan ngọ mê tín nhưng đem đến niềm vui cho mọi người, nhất là trẻ em vui mừng được người lớn cho ăn cơm rượu, được nhuộm móng tay, móng chân và đeo bùa kết bằng chỉ nhiều màu sắc hình hoa sen, quả đào, quả ớt hay mặc áo lụa in dấu, vẽ bùa có ý trừ tà ma quấy phá.
4. Hái lá mồng năm cầu mong bệnh tật được tiêu trừ
Sau những thủ tục cúng tết đoan ngọ, người Việt thường hái lá làm thuốc vào ngày mồng năm làm bài thuốc chữa các chứng ngoại cảm, chứng âm hư. Một bài thuốc lá xông trong vườn như ngũ trảo, bạch đàn, xương rồng, dâu tằm và sả cây chữa bệnh cảm cúm hiệu quả. Người ta còn dùng nước các loại lá trên để tắm cầu mong khỏe mạnh, cường tráng hơn. Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ mang màu sắc dân gian, mong cầu bệnh tật tiêu trừ nên đa phần tập tục hái lá mang tính tượng trưng, thể hiện mong ước của con người mà thôi.
5. Bánh ú tro là biểu tượng đặc biệt dành riêng cho ngày tết đoan ngọ
Tết đoan ngọ cúng những gì không ngoài mâm trái cây, xôi chè và dĩa bánh ú tro với lớp bánh ngoài vàng trong bao bọc nhân đậu xanh ngọt ngào bên trong. Món bánh ú tro được gói và nấu chín trước 1-2 ngày, treo trên gác bếp cho khô ráo mới bày ra dĩa dâng cúng ông bà, tổ tiên mừng ngày lễ quang đãng trong năm.
6. Mâm trái cây đặc biệt như trái vải, măng cụt rộ mùa ngày mồng năm
Thủ tục cúng tết đoan ngọ đơn giản vói mùa nào thức ấy nên mâm trái cây ngày tết toàn trái vải đỏ au làm tăng hương vị chung của không khí vui tươi. Trái vải là loại trái cây dùng kèm cơm rượu để diệt sâu bọ, bệnh tật trong người. Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ còn nhắc nhớ chúng ta về nguồn gốc nông dân chân chất, lao động chăm chỉ của người Việt.
7. Món chè trôi nước mang ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ đoàn viên
Cùng nấu chè trôi nước rồi dâng cúng tổ tiên sau đó cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc biệt trong ngày tết giữa năm mang ý nghĩa tết đoan ngọ của người việt là tết đoàn viên, con cháu nhớ về nguồn cội. Ngoài món chè trôi nước trong miền nam thì người miền trung lại thích món chè hạt kê vàng ươm dùng kèm bánh tráng giòn tan.
8. Món thịt vịt mang điềm lành cho ngày tết đoan ngọ
Dường như tập tục ăn thịt vịt ngày mồng năm phổ biến từ Bắc chí Nam nên mọi người thường chọn mua những con vịt béo mập về chế biến nấu cháo, bóp gỏi với nước mắm gừng cay nồng chiêu đãi cả nhà. Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ là dịp cả nhà thường ăn tết ở nhà với gia đình bên mâm cơm đặc biệt toàn những món ăn một lần nhớ mãi.
9. Đổ bánh xèo ở miền Tây trong ngày tết đoan ngọ
Đây là một loại bánh xèo đặc biệt với những con ốc gạo ăn lúa béo mập dùng với rau xanh, nước mắm chua ngọt chiêu đãi khách phương xa mỗi khi có dịp về miền Tây nhân ngày tết giữa năm. Họ đãi bạn món bánh xèo đặc trưng của vùng châu thổ sông Cửu long để tỏ lòng mến khách và muốn giới thiệu món ăn quê hương trù phú của họ.
10. Những phong tục kì thú chỉ có ở Việt nam
Trong ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ mang nhiều điềm lành, xua tan bệnh tật nên người ta xỏ lỗ tai đeo bông liền cho các bé gái với ý nghĩ vết kim xỏ mau lành. Hoặc treo cành xương rồng trước cửa nhà để trừ tà ma, chớp mắt 12 cái dưới ánh mặt trời chiếu rọi thẳng lúc đúng Ngọ…Họ thực hiện những tập tục này với niềm tin khỏe mạnh, bệnh tật tiêu trừ mà không giải thích được vì sao phải làm như vậy.
Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ của người Việt nam rất thiêng liêng và mang nhiều màu sắc văn hòa dân tộc trong các tập tục cúng bái, những món ăn rất riêng và phong tục hái lá làm thuốc hay ăn cơm rượu cầu mong sức khỏe, an vui cho gia đình. Bạn có thích không khí ngày tết doan ngọ và những tập tục thú vị trên không hay còn biết những phong tục nào khác ở địa phương nơi bạn đang sinh sống thì hãy chia sẻ với chúng tôi trên trang web này nhé.