Campuchia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Việt Nam, Lào và Thái Lan. Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường,…
Với lối kiến trúc riêng, độc đáo mang đậm dấu ấn của người Khmer cổ, Campuchia có những công trình nổi tiếng được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Và sau đây, 10hay mời bạn đọc điểm qua danh sách top 10 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Campuchia hiện nay:
1. Đền Angkor Wat
Một trong những công trình nổi tiếng nhất Campuchia phải kể đến đầu tiên là đền Angkor Wat. được xây dựng bởi vua Suryavarman II vào khoảng thế kỷ thứ 11. Lúc đầu, đây là một ngôi đền Hindu, nhưng sau khi Vương triều Khmer theo Phật giáo, thì Angkor Wat đã trở thành một ngôi đền Phật giáo. Angkor Wat là một kiến trúc dạng kim tự tháp 3 tầng. Tầng trung tâm có 5 tháp được bố cục theo sơ đồ ngũ điểm (tháp chính cao nhất ở giữa, bốn tháp nhỏ hơn ở 4 góc). Tháp trung tâm nối với 4 cổng ở 4 hướng bằng những hành lang có cột và mái che.
Ngồi đền thực sự rất lớn và rực rỡ, được bao quanh bởi một bức tường lớn. Phía trước ngôi đền là một hồ nước được trồng rất nhiều hoa sen, trông rất duyên dáng. Bởi sự quá nổi tiếng của mình nên Angkor Wat lúc nào cũng tấp nập du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan.
2. Đền Angkor Thom
Nếu các bạn tham quan Angkor Wat thì không thể nào bỏ qua một địa điểm thứ hai cũng liên quan đến di tích lịch sử đó là Angkor Thom, Angkor Thom nằm trong quần thể Angkor cùng với Angkor Wat. Angkor Thom được xây dựng bởi nhà vua Jayavarman VII vào cuối thế kỷ thứ XII, thành rộng 9 km2, bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Nơi đây là một trong những địa điểm khám phá lý tưởng nhất dành cho du khách. Hiện nay, Angkor Thom đã được đưa vào tham quan du lịch để mọi người có thể biết về thời kỳ hoàng kim của đế chế Khmer cổ đại.
3. Chùa Bạc
Một công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Campuchia vô cùng quý giá đó là chùa Bạc. Chùa Bạc hay chùa Phật ngọc lục bảo, là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1125 g. Ngôi chùa có giá trị văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị.
Bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng ngọc lục bảo, đứng trước tượng lục bảo là tượng Phật Di lặc đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearirith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia.
4. Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia là công trình tượng đài bằng bê tông, được xây dựng cuối những năm 1970 tại thủ đô Phnôm Pênh, gần Cung điện Hoàng gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam – Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Tượng đài cao 11 mét, với trọng tâm là khối tạc hình một người lính Campuchia và một bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam đứng bảo vệ một thiếu phụ và đứa con theo phong cách của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển ở Liên Xô vào thập niên 1930.
5. Bảo Tàng Quốc Gia Campuchia
Bảo Tàng Quốc Gia Campuchia nằm tại trung tâm thủ đô Phnôm Pênh. Bảo tàng được xây dựng năm 1917 đến năm 1920. Bảo tàng mang phong cách rất độc đáo pha trộn giữa kiến trúc Khmer và kiến trúc Pháp vì lúc xây dựng là thời kỳ Pháp thuộc. Bảo tàng được George Groslier và Ecole des Arts Cambodgiens thiết kế theo truyền thống Khmer.
Bảo Tàng Quốc Gia là một bảo tàng khảo cổ và văn hóa lịch sử hàng đầu của Campuchia. Bảo tàng rất độc đáo, nguy nga, tráng lệ với hơn 5000 mẫu vật, những bộ sưu tập, những đồ khảo cổ, tôn giáo và nghệ thuật lớn nhất thế giới của người Khmer từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, được trưng bày cho khách tham quan.
6. Đền Banteay Srei
Đền Banteay Srei là niềm tự hào của người Campuchia, vậy nên khi nhắc đến ngôi đền, người ta ưu ái gọi nó là “Thánh địa nữ tu”, “viên ngọc quý” hay “trang sức nghệ thuật Khmer”. Đá ong và sa thạch đỏ là hai vật liệu chủ yếu của các bức điêu khắc, họa tiết trong đền. Một nét đặc biệt của Banteay Srei là nó được khởi công vào năm 967 sau Công Nguyên nhưng một thời gian lâu sau đó, vào thế kỷ 12, đền mới được điêu khắc và hoàn thành vào thế kỷ 14. Gía trị của ngôi đền cũng vì thế mà mang dấu ấn đặc sắc từng thời kỳ. Banteay Srei được đánh giá cao nhờ giá trị thẩm mỹ, văn hóa của các bức tượng và họa tiết điêu khắc. Mang hơi hướng tôn giáo Balamon, “Thánh địa nữ tu” sở hữu những bức tượng sư tử, Phật sư, thần linh với trình độ điêu khắc cực kỳ cao so với lúc bấy giờ.
7. Hoàng cung Campuchia
Hoàng cung Campuchia hay Cung điện Hoàng gia Campuchia được ví von như một viên ngọc quý nằm ngay trung tâm thủ đô Phnom Penh, là một tổ hợp các công trình kiến trúc kiên cố gồm nhiều tháp cao chót vót, một phong cách không thể lẫn vào đâu được của đất nước này. Cung điện Hoàng Gia Campuhia với tổ hợp nhiều công trình lộng lẫy tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô Phnôm Pênh. Toàn bộ công trình được ngăn cách với con đường phía ngoài bằng một bức tường thành với nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo.
Hiện nay, ngoại trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia tại Cung điện Khemarin, các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc được mở cửa cho du khách đến tham quan. Cổng chính để vào Hoàng Cung nằm trên đường Sothearos. Hoàng cung Campuchia có rất nhiều công trình được thiết kế nguy nga, hoành tráng, nhiều họa tiết, hoa văn trang trí tinh xảo, đậm đà văn hóa của đất nước Campuchia.
8. Ga Phnôm Pênh
Một trong những công trình kiên trúc nổi tiếng nhất Camphuchia có giá trị vê giao thông đó là nhà ga Phnôm Pênh. Ga Phnôm Pênh hay Ga Hoàng gia Phnôm Pênh là một nhà ga xe lửa chính ở thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia. Nhà ga nằm kế bên Trường Đại học Y và Đại học Quản lý Quốc gia và Đại sứ quán Canada. Ga Phnôm Pênh được xây dựng vào năm 1932 bằng bê tông cốt thép để phục vụ tuyến đường sắt đến Battambang.
9. Sân bay quốc tế Phnôm Pênh
Sân bay Quốc tế Phnôm Pênh có diện tích 387 ha, là sân bay lớn nhất ở Campuchia. Sân bay cách 10 km về phía tây thủ đô Phnôm Pênh. Trước đây, sân bay này có tên gọi Pochentong. Sân bay này nằm ở độ cao 12 m trên mực nước biển. Đường băng trải nhựa asphalt có chiều dài 3000m, rộng 50m, có thể đáp ứng việc cất hạ cánh các máy bay lớn như Boeing 747.
Sân bay gồm 2 nhà ga nội địa và quốc tế và khu phục vụ khách VIP. Nhà ga quốc tế có diện tích sàn 16.000 m², gồm sảnh đợi, khu phục vụ khách VIP, nhà hàng, 700 m² cửa hàng miễn thuế, 22 quầy làm thủ tục, 4 ống lồng lên máy bay, khu đậu xe gần 400 ô tô. Nhà ga quốc tế có thể phục vụ tối đa 2 triệu lượt khách mỗi năm.
10. Cố đô Sambor Prei Kuk
Cố đô Sambor Prei Kuk được xây dựng vào thế kỷ 7, nguyên là kinh đô của vương quốc Chân Lạp xưa. Nó có niên đại sớm hơn cả các di tích trong quần thể Angkor. Các kiến trúc của cố đô hoàn toàn bằng gạch và được xây dựng hoàn toàn không có chất kết dính. Cố đô gồm có nhiều tháp nhỏ hình ống cao, trong đó có một đền gọi là Đền Sư tử, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo chính.
Nghệ thuật kiến trúc đền chùa ở Sambor Prei Kuk có phong cách khác với nền nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ, đền chùa xây bằng gạch, cửa cuốn bằng đá, thường xây cách biệt nhau hoặc hợp thành từng cụm. Nghệ thuật tạc tượng cũng thế, mặc dù còn giữ lại một số nét của các loại hình Ấn Độ, nhưng đã mang phong cách đặc biệt, độc đáo của nền nghệ thuật tạc tượng Khmer cổ.
Xem thêm: