Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất và cũng là châu lục đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8,6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29,9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
Nền kinh tế chung của châu Á khá phát triển, có những quốc gia được xem là con rồng của châu Á, nằm trong bảng xếp hạng những nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất. Nhờ có diện tích lục địa rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên nền kinh tế của châu Á vẫn đứng vững sau nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều chế độ chính trị xã hội đã trải qua.
Mặc dù có một sự phát triển chung nhất định nhưng nếu tính riêng từng quốc gia thì vấn đề sẽ trở nên thay đổi. Có sự chênh lệch không nhỏ về quy mô kinh tế giữa những nước giàu với những nước nghèo. Vậy những quốc gia nào giàu nhất châu Á? Để so sánh độ giàu có của các quốc gia, có nhiều tiêu chí, nhiều chỉ số kinh tế được đưa ra nhưng chỉ số thông dụng nhất là GDP bình quân đầu người.
Trong bài viết này, 10hay sẽ giới thiệu top 10 nước giàu nhất châu Á tính theo GDP bình quân đầu người, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Qatar
Qatar là một quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông, nằm trên bán đảo Qatar phía Đông Bắc của bán đảo Ả Rập. Với GDP bình quân đầu người khoảng 133.039 USD, Qatar là nước giàu nhất châu Á. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý của đất nước Qatar và đem lại cho họ cuộc sống sung túc. Vì rất giàu dầu mỏ nên nguyên liệu này rất rẻ ở đất nước Trung Đông này. Chế độ phúc lợi của người dân ở đây rất tốt. Những người sinh ra ở Qatar có “quyền được giàu”, vì những lợi ích mà dầu mỏ mang lại cho họ. Họ không mất đồng xu nào để khám bệnh, ngay cả tiền gas, điện, nước cũng được miễn phí. Đó là lý do vì sao người dân Qatar không phải lo lắng về chuyện cơm, áo, gạo, tiền.
2. Singapore
Đứng thứ 2 trong top 10 nước giàu nhất châu Á là Singapore với chỉ số GDP bình quân đầu người là 84.900 USD. Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu.
3. Brunei
GDP bình quân đầu người Brunei đạt vào khoảng 78.475 USD đưa đất nước này xếp thứ 3 trong số những nước giàu nhất châu Á. Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á với trung bình 180.000 thùng (29.000 m³) mỗi ngày. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ 4 thế giới. Brunei cũng được trời phú với trữ lượng dầu thô mà đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra một trong những người giàu nhất trên thế giới các nước. Chính phủ Brunei cũng đã tận dụng các cơ hội đầu tư ở nước ngoài có sẵn bằng việc sở hữu một số các tổ chức nổi tiếng của Hoa Kỳ và Tây Âu. Chính phủ Brunei cũng cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục bao cấp cho công dân của mình.
4. Kuwait
Kuwait là một quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông, là một đất nước có nền quân chủ lập hiến. Kuwait là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 5 trên thế giới. Nền kinh tế Kuwait đứng thứ 4 trong số những nước giàu nhất châu Á, với GDP bình quân đầu người khoảng 70.258 USD. Kuwait có nền kinh tế thịnh vượng nhờ khai thác dầu mỏ và khí đốt (khoảng 10% trữ lượng dầu thế giới). Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ chiếm 99% giá trị xuất khẩu, bảo đảm 94% thu nhập cho ngân sách nhà nước.
5. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất là một nước nằm ở vùng Trung Đông, phía Đông Nam bán đảo Ả Rập. GDP bình quân đầu người đạt con số 66.996 USD. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi giáo và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm,…
6. Ả Rập Saudi
GDP bình quân đầu người của Ả Rập Saudi đạt khoảng 53.564 USD, xếp thứ 6 trong số những nước giàu nhất châu Á. Ả Rập Saudi có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu lửa, chính phủ điều hành hầu hết các hoạt động kinh tế lớn. Ả Rập Saudi sở hữu 25% tổng trữ lượng dầu của thế giới, là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất, dẫn đầu trong khối OPEC.
Chính phủ đang khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu lửa và tăng cơ hội việc làm cho dân số đang tăng. Chính phủ đã bắt đầu cho phép khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành điện lực và viễn thông.
7. Bahrain
Với GDP bình quân đầu người đạt 50.667USD, Bahrain giữ cho mình vị trí thứ 7 trong số 10 nước giàu nhất châu Á. Bahrain có nền kinh tế tự do nhất ở khu vực Trung Đông và thứ 39 trên toàn thế giới. Ở Bahrain, sản xuất và chế biến dầu mỏ đóng góp tới 60% vào kim ngạch xuất khẩu, 60% trong thu ngân sách nhà nước, và 30% GDP. Tuy nhiên phần lớn dầu xuất khẩu lại được chế biến từ dầu thô nhập khẩu. Vì thế, tình hình kinh tế biến động cùng với sự lên xuống của giá dầu. Nhờ có cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin phát triển, Bahrain đã thu hút được rất nhiều công ty đa quốc gia hoạt động tại vịnh Persia tới đặt đại bản doanh khu vực.
8. Oman
Oman là một trong những nước giàu nhất châu Á với GDP bình quân đầu người khoảng 44.727 USD. Oman là nước có mức thu nhập trung bình, nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên dầu lửa. Oman đang trong quá trình thực hiện kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế, công nghiệp hóa và tư nhân hóa, với mục tiêu giảm tỷ lệ đóng góp của ngành dầu khí trong nền kinh tế xuống còn 9% vào năm 2020. Du lịch và các ngành công nghiệp liên quan đến khí đốt là hai lĩnh vực chính trong chiến lược đa dạng hóa của chính phủ.
9. Nhật Bản
Nhật Bản là một trong số không nhiều nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Á, có thể sánh vai với Mỹ và châu Âu. Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. GDP bình quân đầu người đạt con số 38.210 USD đã đưa Nhật Bản xếp vị trí thứ 9 trong những nước giàu nhất châu Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, nền kinh tế Nhật đang trên đà suy thoái. Trước tình hình đó, chính phủ Nhật đã có nhiều biện pháp nhằm phục hồi và ổn định nền kinh tế trong thời gian tới như tăng cường xuất khẩu, giảm thuế, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài,…
10. Hàn Quốc
Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số những nước giàu nhất châu Á với GDP bình quân đầu người đạt 36.528 USD. Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hán”, đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Xem thêm: