Những nước giàu nhất Đông Nam Á hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt bởi nước giữ vị trí top 10 nước giàu nhất khu vực từ thập niên năm 1940-1950 tính đến nay. Chúng ta không thể lập danh sách những nước giàu nhất Đông Nam Á chỉ dựa vào số lượng tỉ phú lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí Forbes hằng năm mà tiêu chí bình chọn của website 10Hay.com là GDP đầu người là những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó theo World Bank. Hy vọng rằng danh sách 10 nước giàu nhất Đông Nam Á nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc khi bài viết còn điểm nào thiếu xót.
Singapore
GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực 52.841 USD
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đựơc giảm thiểu tối đa. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định. Xuất khẩu mặt hàng điện tử, hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế để mua các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua hàng hóa chưa gia công chế biến chúng để xuất khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng Kông và Thượng Hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, đó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Brunei
GDP bình quân: 36.609 USD
Brunei là một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới nhờ có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên. Phần lớn lương thực của đất nước này phải nhập khẩu; độ tăng trưởng giữ ở mức 3,5%, sản lượng điện đạt 2,56 tỷ kWh, tiêu thụ 2,38 tỷ kWh; xuất khẩu 2,04 tỷ USD; nhập khẩu l, 38 tỷ USD. Với nguồn dự trữ dầu mỏ lớn, Brunei trở thành quốc gia giàu có đứng thứ 4 thế giới trong năm 2015 và thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, đà lao dốc của giá dầu đã làm lung lay phần nào nền tảng kinh tế của Brunei. Do đó, chính phủ quyết định đa dạng hóa hơn nữa nền kinh tế, như thành lập sàn chứng khoán mới năm 2017 để thúc đẩy thị trường vốn.
Malaysia
GDP bình quân: 9.766 USD
Sự phân cực của môi trường chính trị trong nước ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế Malaysia năm 2016. Sự sút giảm tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cản trở sự tăng trưởng của Malaysia trong năm 2016 do nhu cầu nhập khẩu giảm. Song nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ giúp nền kinh tế Malaysia ở vào thế cân bằng. Do đó , ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia duy trì ở mức 4,9% trong năm 2016.
Sau khi tăng trưởng ở mức 5,3% trong nửa đầu năm 2015, nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý thứ 3. Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2015 là tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm trở lại đây. Nhu cầu tiêu dùng trong nội địa Malaysia giảm đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp. Tiêu dùng cá nhân giảm do sự ra đời của thuế hàng hóa, dịch vụ mới vào tháng 4/2015.
Thái Lan
GDP bình quân: 5.816 USD
Với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường của Thái Lan là 200 tỷ USD. Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 dựa vào xuất khẩu, hầu hết do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và thị trường nước ngoài khác. Lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan đã đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Các ngành có tốc độ tăng nhanh như : máy tính, đồ điện tử, hàng may mặc và dày da, đồ gỗ, sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp. Đồ chơi, sản phẩm chất dẻo, đá quý và đồ trang sức. Các sản phẩm công nghệ cao như : linh kiện and mạch tích hợp, đồ điện, xe cơ giới hiện đang dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan.
Indonesia
GDP bình quân: 3.347 USD
Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Indonesia được dự báo tăng lên mức 8,700 USD từ mức 3,400 USD hiện nay. Khi đó, Indonesia trở thành một trong những thị trường tiêu dùng mới nổi lớn nhất trên thế giới. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác Phát triển và kinh tế (OECD), nền kinh tế Indonesia tăng trưởng 5% trong năm nay và tăng tốc trong năm 2015-2016 nhờ xuất khẩu phục hồi trên cơ sở đồng nội tệ giảm giá và Chính phủ tăng đầu tư công.
Tuy vậy, theo chuyên gia Biswas, nền kinh tế Indonesia vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn đối với sự phát triển gồm sự cần thiết cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cơ hội việc làm cho lực lượng lớn người dân gia nhập lao động hằng năm.
Phillipine
GDP bình quân: 2.899 USD
Vào ngày 19.5, ông Emmanuel Esguerra, Ngoại trưởng Bộ kế hoạch kinh tế Philippines, đã công bố tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2016 của Philippines đạt mức 6,9% và tăng trưởng kinh tế của Philippines trong cả năm 2016 giữ trong khoảng từ 6,8- 7,8%. Xếp hạng tín dụng của Philippines sau nhiều năm bị xem là “rác rưởi” nay được đánh giá là “xứng đáng đầu tư”; trái phiếu mà Philippines phát hành là kênh đầu tư khá một toàn trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động. Ông Aquino cũng bị chỉ trích về việc vẫn còn nhiều người dân không được hưởng những lợi ích mà phát triển kinh tế mang lại và mức độ đói nghèo còn cao.
Việt Nam
GDP bình quân: 2.054 USD
Báo cáo của ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của GDP Việt Nam năm 2015 lên mức 6,5% từ mức 6,1% trước đó và sản lượng khu vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang đặc biệt khởi sắc, tăng 9,9% nhờ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng cường sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Đối với năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam theo dự báo mới là 6,6%, cao hơn dự báo trước đó là 6,2%. Các dự án đầu tư mới trong vực khai khoáng đã giúp cho ngành này đạt mức tăng trưởng 8,2%, phục hồi từ tình trạng sụt giảm trong nửa đầu năm 2014, ngành xây dựng đạt 6,6% nhờ có sự phục hồi nhẹ trên thị trường bất động sản và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Tuy vậy, nông, lâm ngư nghiệp phát trưởng khiêm tốn ở mức 2,4%, giảm một nửa điểm phần trăm so với năm trước do thời tiết xấu và giá cả hàng hóa giảm.
Lào
GDP bình quân: 1.693 USD
Myanmar
GDP bình quân: 1.221 USD