Theo dự báo của chuyên trang Global Ports, năm 2017 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các dự án cảng biển lớn nhất Đông Nam Á khi nhiều thành viên ASEAN đang chạy đua phát triển để vừa tăng cường kết nối vừa cạnh tranh giành vị thế dẫn đầu trong trung chuyển hàng hóa khu vực. Điều này có thể giúp giảm tình trạng quá tải tại các cảng hiện nay cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ giảm chi phí và thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hiện nhiều dự án lớn đang được lên kế hoạch hoặc đã bắt đầu triển khai xây dựng. Nhận định về tình hình hiện nay, chuyên gia Turloch Mooney thuộc Công ty tư vấn toàn cầu IHS Markit (trụ sở tại London, Anh) gọi Đông Nam Á là nơi “nhộn nhịp nhất thế giới” về phát triển cảng biển. Sau đây, 10hay xin giới thiệu đến bạn đọc top 10 cảng biển lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
1. Cảng Singapore – Singapore
Cảng Singapore gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore. Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất.
2. Cảng Tanjung Priok – Indonesia
Cảng Tanjung Priok là cảng lớn nhất Indonesia, cũng là một trong những cảng biển lớn nhất Đông Nam Á xét về lượng hàng hóa xử lý hàng năm. Chính phủ Indonesia đã và đang có kế hoạch mở rộng và nâng cấp cảng Tanjung Priok ở Bắc Giacácta, có năng lực tiếp nhận và vận chuyển 18 triệu TEU container, tăng mạnh từ mức 5 triệu TEU container đang vận hành hiện nay.
3. Cảng Muara – Brunei
Cảng Muara là cảng biển lớn nhất Vương quốc Brunei, là một trong những cảng biến lớn nhất Đông Nam Á, có hoạt động sôi nổi và sầm uất trong những năm gần đây. Cảng có năng lực tiếp nhận và vận chuyển trên 5 triệu TEU container hàng năm. Cảng có mối liên hệ với khoảng trên 100 cảng của hơn 50 nước trên toàn thế giới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đối ngoại của Brunei phát triển mạnh.
4. Cảng Manila – Philippines
Cảng Manila là cảng biển lớn nhất Philippines, cũng là một trong những cảng biển lớn nhất Đông Nam Á với những hoạt động thương mại, kinh tế và quân sự nổi bật. Cảng thuộc vịnh Manila nằm ở 2 bờ của sông Pasig. Cảng có 6 cầu tàu trong đó có 2 cầu tàu dành cho tàu container và tàu roro. Cảng có hệ thống kho với tổng diện tích 68.000 m2 và 4 bãi chứa với tổng diện tích 143.000 km2, khối lượng thông qua cảng trên 11 triệu tấn/năm. Manila ngoài việc là trung tâm kinh tế ,văn hóa lớn nó còn là hải cảng sầm uất nhất Philippines.Cảng Manila là nơi mà người Tây Ban Nha đặt chân đầu tiên lên vùng đất này.
5. Cảng Tanjung Pelepas – Malaysia
Cảng Tanjung Pelepas là hải cảng lớn nhất Malaysia, có bề dày hoạt động lâu năm và cũng là đối thủ cạnh tranh của cảng Singapore trong những năm gần đây. Đặc biệt, vào năm 2012, cảng Tanjung Pelepas đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt tới 15,5% và đạt mức sản lượng 6,22 triệu TEU. Hiện tại, cảng Tanjung Pelepas đang hoàn thành giai đoạn 2 trong quá trình mở rộng của mình, 12 trong số 14 cầu cảng trong kế hoạch tổng thế đã được hoàn thành.
6. Cảng Sihanoukville – Campuchia
Cảng Sihanoukville nằm bên vịnh Thái Lan, là cảng biển lớn nhất Campuchia hiện nay. Phó Tổng giám đốc cảng Sihanoukville của Campuchia, ông Ma Sunhuot cho biết cảng có thể hoàn thành vượt chỉ tiêu tổng năng lực bốc dỡ năm 2010. Theo ông Ma Sunhuot, các số liệu mới nhất cho thấy Sihanoukville có thể vượt chỉ tiêu đặt ra vào đầu năm 2010 là vận chuyển 1.938.000 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2009. Ông Ma Sunhuot cho biết kết quả khả quan này là nhờ sự gia tăng trong hoạt động nhập khẩu dầu và xuất khẩu gỗ keo – nguyên liệu thô để sản xuất giấy.
7. Cảng Bangkok – Thái Lan
Cảng Bangkok là một cảng tương đối hiện đại và cũng là một trong những cảng biển lớn nhất Đông Nam Á. Cảng có 9 cầu tàu xếp dỡ hàng rời và 2 bến container. Hàng hóa qua cảng chủ yếu là dầu, lương thực, hàng công nghiệp. Khu bến Klongboi có kho hiện đại với tổng diện tích 168.000 m2. Cảng có đường sắt chạy dọc bến. Độ sâu trước bến không hạn chế, các tàu lớn có thể cập bến xếp dỡ an toàn.
8. Cảng Laem Chabang – Thái Lan
Là một trong những cảng biển lớn nhất Đông Nam Á, nhiệm vụ của cảng Laem Chabang là nhằm gánh bớt sự quá tải của cảng BangKok trước sự lớn lên của luồng kinh tế. Cảng Laem Chabang còn là cảng chính yếu cho BangKok. Năm 2007, cảng Laem Chabang đã được Hiệp hội cảng của Mỹ xếp hạng thứ 21 về mức độ phồn vinh nhất thế giới. Nền kinh tế địa phương chủ yếu dựa trên tàu biển, bán lẻ và du lịch. Cảng Laem Chabang còn có một sân gofl đẳng cấp thế giới ở câu lạc bộ quốc tế Laem Chabang, được thiết kế bởi Jack Nicklaus và nhà máy lọc dầu ExxonMobil.
9. Cảng Hải Phòng – Việt Nam
Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cảng là thành viên sáng lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam. Cảng cũng tham gia đồng thời các Hiệp hội ngành nghề khác: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận Việt Nam.
10. Cảng TP.Hồ Chí Minh – Việt Nam
Là một trong những cảng biển lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, cảng TP.Hồ Chí Minh không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Quan điểm phát triển của ban lãnh đạo cảng TP. Hồ Chí Minh là tận dụng và phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực để phát triển cảng, khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của nhóm cảng biển số 5. Đồng thời, khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng cầu cảng, bến cảng hiện có, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển của khu vực nói riêng và toàn bộ miền Nam nói chung.
Xem thêm: