Những điều kiêng kỵ mà ít nghệ sĩ Việt nào dám vi phạm được nhắc nhở và ghi nhớ từ ngày vừa bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật như ca hát, cải lương, hát bội, thời trang…Để hoạt động và tồn tại trong nghệ thuật trình diễn trên các sân khấu thì các nghệ sĩ luôn kính ngưỡng Tổ nghiệp và tôn trọng những kiêng kỵ dành riêng cho ngành nghề của mình nếu không muốn bị ‘ tổ trác’. Vậy những kiêng kỵ mà ít nghệ sĩ nào dám vi phạm là những việc gì sẽ được 10Hay giới thiệu đến bạn đọc trong chuyên trang tuần này.
Bài viết liên quan:
- 10 nam nghệ sĩ tuổi Dậu nổi tiếng showbiz Việt
- Top 10 nghệ sĩ Việt qua đời vì bệnh ung thư
- Top 10 nghệ sĩ sáo trúc hay nhất Việt Nam
1. Không cho tiền ăn xin
Theo ca sĩ Chiều Xuân lý giải, tổ nghiệp của nghề hát vốn là một người ăn xin hát rong. Tương truyền nghề hát và người ăn xin có chung một tổ nghiệp. Người trong giới nghệ thuật thường không cho họ tiền vì sợ một ngày kia sẽ giống như họ. Có thể mọi người không chia sẻ điều này nhưng đó là điều cấm kỵ đối với nghề hát của các nghệ sĩ. Tuy nhất quyết không cho tiền người ăn xin nhưng giới nghệ sĩ là những người thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện vì tin rằng cái họ đang hưởng thụ lộc trời cho.
2. Luôn nhớ ngày giỗ Tổ
Dù trong nước hay hải ngoại xa xôi, các nghệ sĩ Việt vẫn tham gia ngày giỗ Tổ nghiệp 12/8 Âm lịch hằng năm bằng mâm lễ trang trọng gồm heo quay, hoa quả, hương đèn dâng lên cúng Tổ mong cầu Tổ nghiệp phù trợ cho sự nghiệp hanh thông, khán giả thương mến ngày càng nhiều. Đa phần nghệ sĩ xem lòng thành quan trọng hơn lễ nghi, nên dù bận rộn, thì đến ngày giỗ tổ cũng phải nghỉ để thắp nén nhang và khấn vái.
3. Thắp nhang bàn thờ Tổ trước buổi diễn
Không chỉ nghệ sĩ cải lương mà hiện nay nhiều ca sĩ, người mẫu, diễn viên, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm sân khấu … cũng có thói quen khấn ‘Tổ’ trước khi ra diễn. Một trong những việc đầu tiên mà tất cả nghệ sĩ thường làm trước khi bước lên sân khấu là thắp nhang cầu nguyện tổ nghiệp phù hộ. Mọi người tin rằng nếu thiếu cầu nguyện, chắc chắn buổi biểu diễn sẽ gặp bất trắc. Câu nói cửa miệng của người trong giới là “bị tổ trác” để lý giải cho những sơ suất, đổ bể của một nghệ sĩ nào đó gặp sự cố trong biểu diễn ở một chương trình nào đó.
4. Hát cho đám cưới
Dù mức cát sê có cao ngất ngưỡng thì không ít ca sĩ tên tuổi rất kiêng việc chạy sô hát đám cưới. Ca sĩ Phương Thanh chia sẻ: “Tổ nghiệp cũng từng đi hát nhưng với mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Hát ở đám cưới, nơi chúng ta phải nói lời chúc mừng mà lấy thù lao cao ngất ngưởng thì đó là điều tối kỵ”. Chị bảo chị có thể hát cho một nhóm người nghe trong một bữa tiệc có mức cát-sê lên đến cả trăm triệu đồng nhưng cũng sẽ hát ở những nơi không cần đến thù lao.
5. Không nhắc tới bất trắc trước buổi diễn như mưa, bão
Giới nghệ sĩ luôn nhắc nhau là không ăn mía ghim, uống nước mía vì tin rằng đốt mía bể ra sẽ kéo theo chương trình biểu diễn sắp tới sẽ bị bể; kiêng ăn bắp vì sợ lên sân khấu sẽ bị lắp ba lắp bắp; không ăn trái thị, cóc, ổi,… kiêng nói đến mưa hay bất cứ điều gì có nhuốm màu bất an…
6. Hoa quả dâng cúng trên bàn thờ Tổ
Bất cứ nghệ sĩ nào cũng không được mang vào hậu trường các show diễn hay dâng cúng trên bàn thờ Tổ. Theo tương truyền, tổ nghiệp ngành sân khấu vốn là hai vị hoàng tử nhỏ tuổi nên nếu ngửi được mùi thơm của trái thị sẽ xao nhãng, không tập trung phù hộ cho nghệ sĩ nữa.
7. Trong phòng hóa trang
Cũng chẳng có chuyện khi đang trang điểm, người này khen người kia làm mặt đẹp quá. Nếu một nghệ sĩ lớn ‘bị’ khen, họ sẽ bôi mặt đi và làm lại từ đầu. Ngoài ra, trong phòng hóa trang, các nghệ sĩ không được đùa giỡn, nói tục mà phải yên lặng và tập trung nhất có thể. Các nghệ sĩ khi lên sân khấu cấm đi guốc vông vì cây vông được dùng để tạc tượng, làm cốt ông Tổ. Nếu lấy để đi dưới chân thì bị xem như một sự ô uế, bất kính.
8. Bất kính với Tổ nghiệp
Những nghệ sĩ hoặc sân khấu lơ là, coi thường điều Tổ nghiệp, họ hay thất bại. Những cụm từ cửa miệng cũng chỉ rõ điều này: “tổ độ” – dùng chỉ những nghệ sĩ thành tâm và thành công với nghề; “tổ trác” – thiếu nghiêm túc, thất bại, vô duyên; “tổ phạt” – vì hỗn láo, xấc xược với đồng nghiệp, khán giả mà bị vạ thân; “tổ lấy nghề” – phải bỏ nghề làm việc khác, dù trong lòng vẫn thích; “tổ hành” – phải đi ăn xin, điên loạn, phạm tội…
9. Chiếc trống sau buổi diễn
Khi đoàn hát biểu diễn xong, trống là vật dụng không bao giờ được động đến. Người ta tin rằng trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ. Ngoài giờ diễn kiếm cơm, nghệ sĩ phải mang trả cho ông. Nhiều nghệ sĩ còn tránh đến các khu đèn đỏ, dù đi du lịch ở các đất nước mại dâm được phép hành nghề, bởi theo họ, dính vào điều cấm kỵ này, về sau nghề nghiệp sẽ chẳng ra gì.
10. Trẻ con động chạm rương đồ diễn của đoàn
Nếu trẻ con ngồi lên rương và đá chân vào đó, trong Đoàn thể nào cũng xảy ra chuyện đánh lộn, cãi nhau. Đây là điều đã được NSƯT Thành Lộc thử làm và lần nào cũng dẫn đến một kết quả y hệt. Bản thân anh cũng không thể giải thích nhiều hơn về điều này.
Những điều cấm kỵ mà ít nghệ sĩ Việt nào dám vi phạm nên những người hoạt động trong ngành sân khấu đều ghi nhớ nằm lòng bởi họ tin rằng, nếu không làm theo đúng như thế, bị tổ trác là khó tránh khỏi. Mỗi ngành nghề có một vị Tổ độ và những kiêng kỵ tâm linh mà chúng ta chưa được biết tường tận. Bạn có thấy thích thú khi khám phá những điều kiêng kỵ của ngành sân khấu biểu diễn không?
Xem thêm: