Những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới ngoài chức năng cung cấp nguồn năng lượng nhân tạo từ nước cho đời sống người dân ở các quốc gia trên thế giới còn nổi tiếng bởi sự ngoạn mục, hùng vĩ của khung cảnh núi sông nên thơ dưới con mắt các nhà nhiếp ảnh gia nghệ thuật. Chúng ta ngưỡng mộ đội ngũ kiến trúc sư tài ba và những người lao động không mệt mỏi kiến tạo nên công trình thủy điện mang tính lịch sử trong nhân loại mà 10Hay.com chia sẻ trong bài viết này đến bạn đọc trong chuyên trang tuần này.
1. Nhà máy thủy điện Tam Hiệp- Trung quốc
Công trình thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp chặn Trường Giang một con sông dài thứ ba trên thế giới tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xây dựng bắt đầu vào năm 1994, chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW. Tuy nhiên, giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc lo ngại cho việc di dời dân cư, mất đị các địa điểm khảo cổ, tác động tới môi trường sống.
2. Công trình thủy điện lớn nhất thế giới Guri- Venezuela
Nhà máy thủy điện Guri được xây dựng trong khu vực hẻm núi đá Necuima, nằm về phía trên cách cửa sông Caronni thuộc vùng Orinoco 100km. Đập Guri là một đập nước lớn ở bang Bolívar, Venezuela trên dòng sông Caroni, có chiều dài 7.426 và cao 162m được xây dựng vào năm 1963, giai đoạn đầu được hoàn thành vào năm 1978 và kết thúc giai đoạn thứ hai trong năm 1986. Tại đây có 2 phòng máy với 10 tổ máy phát điện tại mỗi phòng, sản xuất ra tổng cộng 87 tỷ Kwh điện hàng năm. Cho đến năm 2009, đây là nhà máy thủy điện lớn thứ ba trên thế giới, với công suất thiết kế đạt 10.235 MW, cung cấp hơn 70% sản lượng điện cho Venezuela.
3. Công trình nhà máy thủy điện Grand Coulee- Mỹ
Grand Coulee được xây dựng trong giai đoạn 1933 – 1942, ban đầu với hai nhà máy điện. Một nhà máy điện thứ ba được hoàn thành vào năm 1974 để tăng sản xuất năng lượng của nó. Đây là công trình thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Colombia ở bang Washington nước Mỹ nhằm mục đích sản xuất điện năng và cung cấp thủy lợi cho nông nghiệp. Coulee là cơ sở sản xuất năng lượng lớn nhất điện ở Mỹ và một trong những kết cấu bê tông lớn nhất thế giới. Thông qua một loạt các nâng cấp và lắp đặt máy bơm-máy phát điện, hiện đập có 4 nhà máy điện với công suất lắp đặt 6.809 MW.
4. Công trình nhà máy thủy điện Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ
Đập nước Atatürk là một tổ hợp công trình đập đá nén với một điểm lõi trung tâm nằm trên sông Euphrates, thuộc biên giới của tỉnh Adyaman và vùng Đông Nam tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Được xây dựng với mục đích vừa để tạo ra nguồn năng lượng điện và cũng là để điều tiết lượng nước tưới cho vùng đồng bằng trong khu vực hoạt động của đập nước. Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1983 và hoàn thành trong năm 1990 với dung tích 48,7m3 công trình thủy điện Atatturk có thể xem là công trình nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.
5. Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới Tucurui, Brazil
Tucurui là một đập thủy điện trên sông Tocantins nằm ở tỉnh Tucurui thuộc Brazil mang tên đị danh thành phố “Tucurui” đã từng tồn tại gần địa điểm xây dựng, hiện nay cũng có một thành phố cùng tên nằm về phía hạ lưu của con đập. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy điện tại đây là 8,370 MW, với 24 tổ máy phát điện. Hệ thống đập tràn Tucurúi đã từng là công trình có công suất xả lớn nhất thế giới với lưu lượng dòng chảy 120,000 m3/s, cho đến khi nó bị qua mặt trong năm 2008 bởi hệ thống đập Tam Điệp tại Trung Quốc với lưu lượng xả tối đa lên tới 120,600m3/s. Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới- Tucurui có dung tích 45 tỷ m3 với tổng công suất là 8.370 MW do 24 tổ máy phát điện hoạt động hết công suất ngày đêm.
6. Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới Itaipu Dam ở biên giới giữa Paraguay và Argentina
Giữa biên giới hai nước Brazil và Paraguay là đập nước thủy điện Itaipu Dam có tổng chiều dài đập 7.235 m. Để xây dựng công trình đồ sộ này, con sông Parana có chiều dài lớn thứ 7 thế giới phải thay đổi dòng chảy với 50 triệu tấn đất đá phải bị di dời. Số lượng bê tông sử dụng để xây đập theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel; trong khi khối lượng đất đá bị đào để xây dựng Itaipu lớn gấp 8,5 lần đường hầm Channel. Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil tương đương tới 13 triệu người và 60 % lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp tạo ra tối đa 2.000 việc ăn việc làm.
7. Nhà máy thủy điện Sayano – Shushenskaya ở Nga
Nhà máy điện lớn nhất của nước Nga và đứng vị trí thứ 6 trên thế giới được xây dựng rất kiên cố và có thể chịu được tác động của trận động đất lên đến 8 độ richter. Do đó, người Nga rất tự hào về công trình thủy điện được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu đập thủy điện kiên cố nhất thế giới. Là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất nước Nga (6,4GW) nhưng sau khi xảy ra thảm hoạ năm 2009 làm 75 người chết thì nhà máy chỉ hoạt động với công suất 1,28 GW. Nhà máy được xây dựng tại sông Enisei, làng Cheryomushki (Khakassia), gần Sayanogorsk.
8. Nhà máy thủy điện Longtan- Trung quốc
Đất nước hơn 4 tỷ dân như Trung quốc thì lượng điện năng tiêu thụ là rất lớn do đó việc xây dựng các công trình thủy điện sản xuất có công suất cao được chính phủ phê duyệt hằng năm. Nhà máy thủy điện Longtan, Trung Quốc nằm trên sông Hongshui ở huyện Tian’e có chiều cao 216,2 m và dài 849 m. Đây là đập trọng lực bê tông cao nhất thế giới rất hùng vỹ của thiên nhiên con người đã biết tạo nên những kỳ tích trong các công trình thủy điện phục vụ cho nhân loại.
9. Nhà máy thuỷ điện Churchill Falls- Canada
Churchill Falls được xây dựng trên sông Churchill ở tỉnh Newfoundland và Labrador của Canada. Công suất của nhà máy là 5,43GW. Nhà máy được xây dựng tại địa điểm của thác nước có chiều cao 75m tạo công suất của nhà máy lên tới 5,43 GW đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng của toàn bang nước Canada. Tên gọi Churchill Falls được đặt tên cho con sông, thác nước và cả nhà máy thủy điện nhằm nhắc nhở tới vị thủ tướng nước Anh U. Churchill.
10. Nhà máy thuỷ điện Krasnoyarsk- Nga
Nhà máy thuỷ điện Krasnoyarsk nằm trên sông Enisei cách Krasnoyarsk 40 km. Nhà máy này có công suất lớn thứ hai ở Nga (6,00GW), nằm trong thác nước Enisei. Khi thiết kế nhà máy thuỷ điện này đã cho phép có những sai sót về sinh thái. Dự kiến, lỗ nước trên băng chống đông sẽ có chiều dài 20km, nhưng thực tế khi thi công nó gần 200km. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh thái và khí hậu.
Những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới có tổng quan quy mô và công suất hoạt động sản xuất điện năng rất lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của đa số người dân tại các quốc gia đông dân cư như Trung quốc, Nga, Mỹ…Qua đây, chúng ta có thể hình dung về sức mạnh phi thường của con người khi cải biến thiên nhiên phục vụ cho chính mình.