CloudFlare cung cấp dịch vụ DNS và CDN toàn cầu giúp website của bạn load nhanh hơn, bảo mật hơn và nhiều tiện ích khác. Đây được xem là dịch vụ CDN miễn phí và tốt nhất hiện nay và được nhiều người dùng nhất. Cho nên bạn cần phải hiểu rõ và biết cách sử dụng để áp dụng cho blog/website của bạn được tăng tốc nhanh hơn.
CloudFlare giúp tăng tốc độ website của bạn, vậy có phải site nào cũng áp dụng được không ? Câu trả lời là được áp dụng cho tất cả các site nhé. Tuy nhiên nếu site bạn đặt hosting tại Việt Nam thì không nên dùng nhé. Vì tốc độ tại Việt Nam là nhanh nhất rồi, nếu bạn dùng CloudFlare thì server sẽ là ở HongKong, Singapore hay Japan về Việt Nam sẽ chậm hơn. Còn site bạn đặt hosting tại Mỹ thì mình khuyến nên dùng CloudFlare để tăng tốc độ, bạn hãy dùng thử và cảm nhận rõ về tốc độ load khá nhanh cho site của bạn.
Hướng dẫn sử dụng CloudFlare
Bước 1: Tạo user miễn phí trên site CloudFlare
Bước 2: Chọn Add Site, nhập địa chỉ website vào và chọn Begin Scan
Chọn Continue Setup để tiếp tục. Bạn chú ý hình bên dưới là thông tin về website của bạn. Bạn nhìn chổ khoanh tròn màu đỏ có đám mây màu vàng có nghĩa là site bạn được người dùng truy cập phải thông qua server của CloudFlare. Nếu bạn chọn lần nữa sẽ chuyển màu đen và trạng thái màu đen là xem như tắt chức năng CloudFlare và bạn truy cập trực tiếp vào server hosting của site bạn.
Bước 3: Bạn chọn tiếp tục và trong phần Select Plan mặc định là gói tính phí bạn chọn loại Free và tiếp tục nhé.
Bước 4: Bạn cập nhật giá trị DNS mới vào trong cấu hình DNS của nhà cung cấp domain là xong. Chọn Contrinue để kết thúc cài đặt.
Lúc này site của bạn ở trạng thái spending, sau 30 phút là DNS sẽ cập nhật xong site của bạn sẽ được Active. Tuy nhiên tùy vào nhà cung cấp domain có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn nhé.
Hướng dẫn cấu hình CloudFlare
Sau khi bạn add site vào CloudFlare xong rồi là site của bạn đã được tăng tốc rồi đó. Tuy nhiên để tối ưu hơn nữa và tranh các lỗi thường gặp thì bạn nên chú ý các bước tiếp theo nhé.
Tăng tốc độ với tối Minify CSS, Javascript, HTML
Trong phần SPEED bạn chọn cả 3 JavaScript, CSS, HTML luôn nhé. Tuy nhiên nếu site của bạn gặp phải lỗi gì đó mà bạn không biết nguyên nhân thì nên tắt chế độ này để kiểm tra nhé. Nếu đúng là nó gây ra thì bỏ luôn cũng được không sao cả.
Tăng tốc độ load website
Chức năng này hiện tại chỉ Beta nên có khá nhiều lỗi ngoài ý muốn cho site của bạn. Tốt nhất là tắt nó đi nhé.
Bật chế độ Always Online
Bạn vào phần Caching để kiểm tra xem chế độ này đã được bật ON chưa nhé. Nếu chưa thi bạn bật nó lên. Chức năng này giúp cho site của bạn luôn luôn online không bi off nếu hosting của bạn gặp sự cố downtime ngoài ý muốn. Cho nên người dùng vẫn xem được site của bạn bình thường thông qua server của CloudFlare.
Cách khắc phục khi site bị lỗi không load được
Thông qua các bước như trên xem như bạn đã hoàn thành đăng ký và cấu hình website với dịch vụ CloudFlare. Và bạn cảm thấy vui hơn khi site của mình được tăng tốc hoàn toàn miễn phí không mất xu nào cả. Tuy nhiên do là miễn phí nên đối lúc cũng gặp những sự cố ngoài ý muốn và CloudFlare cũng không hổ trợ cho bạn đâu vì miễn phí là vậy mà.
Cho nên có thời gian thì bạn vào thăm website của mình xem có hoạt động bình thường không nhé. Nếu vô tình bạn thấy website bạn load chậm quá hay không thể load lên được luôn thì bạn hãy kiểm tra và thực hiện các bước sau.
Bước 1: Kiểm tra xem server của bạn có quá tải không hay có vấn đề gì khác thường như virus, hacker…
Bước 2: Nếu không thấy lỗi từ hosting của bạn thì bạn vào CloudFlare để bỏ chế độ truy cập site thông qua server CloudFlare nhé. Vì lúc này chắc chắn rằng CloudFlare đang bảo trì hãy gặp sự cố gì đó mà chưa khắc phục kịp. Bạn sẽ tắt chức năng CloudFlare để người dụng truy cập trực tiếp qua hosting của bạn trong thời gian gặp sự cố này.
Chọn Tab DNS:
Xem dòng có tên domain website của bạn, click vào đám mấy màu vàng—> chuyển sang màu đen là OK bạn đã tắt xong, muốn bật lại thì click thêm lần nữa nhé.
Tuy nhiên CloudFlare cũng cấp dịch vụ cho toàn cầu nên các vấn đề lỗi sẽ được khắc phục cũng khá nhanh thường vài phút hay nữa tiếng là trở lại bình thường ah.
Bài viết này khá đơn giản giành cho những bạn mới chưa rành về DNS và CDN. Nếu bạn có ý kiến nào khác thì comment giúp mình nhé.