Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn ra khá âm thầm. Nhiều người không thể biết được mình bị cao huyết áp cho đến khi đi khám sức khỏe. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Sau đây, 10Hay xin chia sẻ top 10 cách kiểm soát huyết áp cao hiệu quả bạn nên thực hiện.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao hay còn gọi là cao huyết áp là tình trạng áp lực của máu tác động lên động mạch tăng cao. Tình trạng huyết áp cao sẽ gây nhiều áp lực cho tim và gây ra các biến chứng như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não.
Huyết áp được xác định dựa theo 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo đó:
- Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mm Hg (mili mét thủy ngân)
- Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mm Hg trở lên
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mm Hg trở lên
- Cao huyết áp độ 1: Từ 140/90 mm Hg trở lên
- Cao huyết áp độ 2: Từ 160/100 mm Hg trở lên
- Cao huyết áp độ 3: Từ 180/110 mm Hg trở lên
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên còn huyết áp tâm trương dưới 90 mm Hg
- Tiền tăng huyết áp khi thấy Huyết áp tâm thu > 120 – 139mm Hg còn huyết áp tâm trương > 80-89mm Hg.
Triệu chứng và nguyên nhân huyết áp cao
Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số người xuất hiện dấu hiệu có thể cho thấy bệnh đã tiến triển. Một số triệu chứng điển hình như khó thở, đau đầu, hiếm gặp hơn đó là chảy máu cam.
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao không rõ ràng. Căn bệnh này có thể là do di truyền, do bệnh lý khác. Một số nguy cơ khác là sử dụng thuốc, rượu bia, lối sống không lành mạnh. Những người lớn tuổi, đàn ông, tiền sử gia đình có người mắc huyết áp cao sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Ngoài ra, người thừa cân, lười vận động, ăn uống không lành mạnh… đều có khả năng bị huyết áp cao.
10 cách kiểm soát huyết áp cao
Sau đây là 10 cách giúp bạn kiểm soát cao huyết áp hiệu quả nhất bạn nên áp dụng.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Giảm cân là một trong những thay đổi bạn nên thực hiện để kiểm soát huyết áp cao. Nếu thừa cân, nó có thể khiến bạn có thở khi ngủ và khiến huyết áp tăng cao bất thường. Duy trì một cân nặng lành mạnh có thể giảm huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên giảm mỡ bụng bởi vì nó có nguy cơ gây bệnh.
Tập thể dục đều đặn
Thói quen tốt sẽ giúp huyết áp của bạn ở mức ổn định. Để hạn chế huyết áp tăng cao, bạn nên tập thể dục đều đặn hàng ngày. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giảm 5-8 mm Hg khi bị cao huyết áp. Nếu bạn bị bệnh huyết áp cao, tập thể dục có thể giúp huyết áp giảm. Bạn có thể chọn môn bơi, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ.
Ăn rau xanh, trái cây
Ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh huyết áp cao. Bạn hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sữa ít béo. Trước khi mua thực phẩm, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần. Ngoài ra, bạn có thể ghi lại những loại thực phẩm mình ăn hàng ngày để kiểm soát tốt hơn bệnh của mình.
Giảm muối
Nhiều người Việt có thói quen ăn mặn. Ít ai biết rằng muối là một trong những “thủ phạm” có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao. Chỉ với một lượng muối nhỏ, huyết áp của bạn cũng có thể tăng cao bất thường. Bạn nên tự nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn muối và các thực phẩm chế biến sẵn chữa nhiều phụ gia.
Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn có thể có lợi cho cơ thể khi bạn uống theo khuyến cáo. Nhưng nếu uống quá nhiều rượu, bia, bạn sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao. Thật đáng tiếc rằng nhiều người lại uống rất nhiều bia rượu có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu đã mắc bệnh này, bạn càng cần hạn chế đồ uống có cồn.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá gây nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch, viêm phế quản, bệnh lao. Khói thuốc cũng có thể tăng khả năng bị huyết áp cao rất nguy hiểm. Do đó, bạn hãy bỏ hút thuốc để duy trì huyết áp ổn định. Bạn cũng nên tránh những nơi có nhiều khói thuốc để đảm bảo sức khỏe.
Giảm căng thẳng
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi có những lúc căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến huyết áp cao. Cần nghiên cứu hơn về điều này nhưng khi căng thẳng, bạn thường ăn uống không lành mạnh, thường hút thuốc và uống rượu bia. Những yếu tố này góp phần nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên cân bằng công việc và nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe.
Giảm tiêu thụ caffeine
Caffeine có thể giúp chúng ta có tinh thần tỉnh táo hơn, làm việc tập trung hơn. Tuy nhiên, ở những người ít tiêu thụ caffeine, nó có thể làm huyết áp tăng đến 10 mm Hg. Còn những ai thường xuyên tiêu thụ cà phê có thể ít gặp tình trạng huyết áp cao bất thường. Mặc dù tác động lâu dài của caffeine chưa rõ ràng, tuy nhiên, loại thức uống này có thể tăng huyết áp.
Đo huyết áp thường xuyên
Không khó để bạn có thể kiểm soát mức độ huyết áp của mình. Chỉ cần một máy đo tại nhà, bạn có thể biết được huyết áp của bạn bao nhiêu để có thể thay đổi cách ăn uống, tập luyện, sinh hoạt. Bạn cũng có thể được cảnh báo về tình hình sức khỏe thông qua việc đo huyết áp thường xuyên.
Đi khám sức khỏe định kỳ
Có rất nhiều cách để chúng ta có thể phát hiện ra bệnh tật. Đi khám sức khỏe thường xuyên là thói quen bạn nên hình thành ngay từ bây giờ. Ngoài việc đo huyết áp tại nhà, bạn hãy có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Điều này rất quan trọng vì nhiều bệnh như cao huyết áp có thể âm thầm tiến triển không có dấu hiệu cảnh báo rõ rệt.
Trên đây là top 10 cách kiểm soát huyết áp cao ai cũng có thể thực hiện. Bạn hãy chia sẻ bài viết để nhiều người cùng tham khảo và truy capaj 10Hay thường xuyên hơn nữa nhé.