Nạo phá thai là một thuật ngữ y học nói về sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ phôi hoặc thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người, nạo phá thai thường là một hành động chủ động kết thúc một quá trình phát triển của thai nhằm mục đích điều trị hoặc tùy chọn.
Hiện nay, tình hình nạo phá thai không an toàn ngày càng diễn biến xấu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 46 triệu trường hợp nạo phá thai, gần 50% trong số đó là những trường hợp phá thai không an toàn, để lại nhiều hậu quả về sau. Phần lớn những ca phá thai không an toàn ấy được thực hiện tại những cơ sở y tế chưa được cấp phép chính thức và thường là có thai ngoài ý muốn.
Nếu phá thai không an toàn, không đảm bảo kỹ thuật sẽ dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả không lường trước được về sau, không chỉ là thể chất mà còn ảnh hưởng cả về mặt tinh thần, cuộc sống, công việc,…của người phụ nữ. Sau đây là 10 hậu quả của việc nạo phá thai bạn nên biết, nhất là các chị em phụ nữ để cân nhắc giữa lợi và hại, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp:
1. Vô sinh
Có đến 20% bệnh nhân điều trị vô sinh có tiền sử nạo phá thai. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tỷ lệ vô sinh sau nạo phá thai, nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp bị vô sinh, hiếm muộn sau khi phá thai một hoặc nhiều lần. Nhiều bệnh viện chuyên khoa sản đã thống kê được những phương thức nạo phá thai dễ gây vô sinh ở phụ nữ bao gồm: nạo phá thai bằng phương pháp chọc thai cho sẩy, phương pháp uống thuốc bắc, phá thai bằng các loại rau: rau thơm, rau răm, rau ngót,…
2. Trầm cảm
Đối với nhiều phụ nữ, việc phá thai là một điều không mong muốn, là chấm dứt mạng sống của một cơ thể nhỏ bé nên họ cảm thấy buồn bã, tội lỗi. Khoảng 5-30% phụ nữ sau khi nạo phá thai có biểu hiện trầm cảm: khí sắc trầm buồn, cảm xúc hối tiếc, chán nản, đôi lúc có hoang tưởng tự buộc tội. Những triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu việc nạo phá thai không phải do ý muốn của người mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ tự sát ở những người phụ nữ sau khi phá thai.
3. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt được xem là hậu quả của việc nạo phá thai nặng nề nhất mà người phụ nữ có thể mắc phải. Tuy với tỷ lệ rất thấp nhưng đây là một bệnh cảnh không thể hồi phục được. Những xáo trộn về mặt gia đình, tình cảm, tâm lý có thể dẫn đến những hoang tưởng, ảo giác, đôi lúc là hành vi kích động ở người phụ nữ sau khi phá thai. Điều đó là những yếu tố stress, yếu tố thuận lợi làm khởi phát cơn loạn thần và tiến triển thành bệnh tâm thần phân liệt.
4. Nhiễm trùng huyết
Phá thai là một thủ thuật đòi hỏi vô khuẩn tuyệt đối vì liên quan đến đường máu. Một cuộc nạo phá thai gây chảy máu không ít và nếu không được tiến hành an toàn sẽ dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết do hậu quả của việc nạo phá thai thường diễn tiến nặng nề do các loại vi khuẩn gây nhiễm đa số là Gram âm, kỵ khí. Tình trạng nhiễm trùng toàn thân này dễ đưa đến suy đa cơ quan và tử vong nhanh chóng nếu không được chữa trị kịp thời.
5. Thai ngoài tử cung
Một trong những nguyên nhân thường gặp của thai ngoài tử cung là nạo phá thai nhiều lần. Thai ngoài tử cung làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ thai, rối loạn huyết động học ở cơ thể người mẹ, nguy hiểm đến tính mạng. Tần suất thai ngoài tử cung tăng lên sẽ đi kèm với tần suất bị vô sinh. Vì vậy, nếu nạo phá thai càng nhiều lần thì cơ hội có thai và sinh con càng ít lại.
6. Đời sống tình dục
Những người phụ nữ sau nạo phá thai phần lớn đều có biến động về đời sống tình dục, vợ chồng. Khoảng 15-20% phụ nữ bị giảm ham muốn tình dục sau khi phá thai. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình và khả năng có thai lại về sau. Mặc dù mức độ giảm ham muốn tình dục không tỷ lệ với số lần phá thai, nhưng nhiều nghiên cứu ghi nhận sự giảm khoái cảm là một hậu quả thường gặp và đáng lo ngại của nhiều phụ nữ.
7. Sẩy thai
Sẩy thai là một hậu quả của việc nạo phá thai mà không ít người mắc phải. Nguyên nhân sẩy thai là do hậu quả gián tiếp của những lần nạo phá thai trước dẫn đến thủng tử cung, tổn thương nội mạc, cơ tử cung, cổ tử cung, tổn thương buồng trứng,…làm cho khả năng thụ thai và nuôi thai của cơ quan sinh sản suy giảm. Trong đó, hở cổ tử cung dẫn đến sẩy thai liên tiếp là một nguyên nhân sẩy thai thường gặp xuất phát từ hậu quả của việc nạo phá thai.
8. Ảnh hưởng đến công việc
Nạo phá thai gây ảnh hưởng đến công việc là một điều tất yếu. Tâm trạng buồn chán, cảm giác tội lỗi, sự lo âu, đời sống gia đình bị xáo trộn,…Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc của người phụ nữ. Đồng thời, lời qua tiếng lại, lời bàn tán, chỉ trích,… của những đồng nghiệp cũng là một áp lực tâm lý mà người phụ nữ phải đối mặt sau khi phá thai. Dường như trên 90% phụ nữ sau nạo phá thai không thể làm việc tốt như trước đây.
9. Rối loạn ăn uống
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, những phụ nữ nạo phá thai sẽ có những biến đổi nhất định tại trung tâm kích thích ăn uống ở não. Điều này làm cho người phụ nữ sẽ cảm thấy chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc thèm ăn vô độ và dẫn đến béo phì. Vì vậy, rối loạn ăn uống là một hậu quả của việc nạo phá thai khá đáng sợ đối với nhiều phụ nữ. Điều trị rối loạn này chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp.
10. Rối loạn giấc ngủ
Quá trình nạo phá thai làm rối loạn hormon sinh dục ở người phụ nữ, kéo theo sự rối loạn các hormon khác ở não, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm sau phá thai hoặc xuất hiện đơn độc. Đa số những phụ nữ than bị khó ngủ sau khi phá thai, hoặc giấc ngủ không sâu như bình thường. Một số ít lại ngủ nhiều thay vì mất ngủ, và những người này thường bị béo phì rất nhanh. Điều trị rối loạn giấc ngủ cần dùng những thuốc an thần, có thể kết hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp.
Xem thêm: