Làng trẻ em SOS là nơi nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa dựa trên mô hình nền tảng gia đình với 4 nguyên tắc sư phạm là: bà mẹ, anh-chị-em, mái ấm gia đình và cộng đồng. Làng trẻ em SOS Việt Nam đang có 16 làng trẻ ở khắp Việt Nam.
Mục đích của Làng trẻ em SOS nhằm mang lại “sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình” cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi. Hàng triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như:
- Bố mẹ ly hôn.
- Bạo lực gia đình.
- Sự thiếu quan tâm của bố mẹ.
- Bệnh tật – bao gồm cả sự tăng lên của AIDS.
Những đứa trẻ được giúp đỡ để trở lại cuộc sống sau những tổn thương tâm lý và ngăn chặn những mối nguy hiểm như bị bỏ rơi, đối xử bất công, ngược đãi.
Làng trẻ em SOS Việt Nam được thành lập từ năm 1987 với mục tiêu nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mang lại cho các em một mái ấm gia đình mới, ổn định và lâu dài. Mỗi gia đình SOS có khoảng từ 8 – 10 trẻ ở các lứa tuổi khác nhau sống như anh chị em ruột và được chăm sóc bởi một người mẹ SOS. Có khoảng từ 10 -15 gia đình SOS tạo nên một cộng đồng Làng trẻ em SOS.
Ngoài ra, các em ở các Làng trẻ em SOS cũng có cơ hội được học ở Trường Trung cấp nghề Hermann Gmeiner do Làng trẻ em SOS Việt Nam xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của các em như nghề điện dân dụng, điện công nghiệp, điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và công nghệ thông tin. Gần 80% tổng số học sinh trong trường nghề là con em các gia đình nghèo được Làng trẻ em SOS Việt Nam cấp học bổng toàn phần.
Sau đây sẽ là danh sách Top 10 Làng trẻ em SOS tại Việt Nam từ Bắc vào Nam hoạt động mạnh nhất và lâu đời nhất:
1. Làng trẻ em SOS Điện Biên
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Đội 19, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Số điện thoại: 0230 383 2343
- Fax: 0230 373 7079
- Giám đốc: Ông Nguyễn Xuân Phong
Làng trẻ em SOS Điện Biên được khởi công xây dựng từ ngày 13/11/2008 và hoàn thành vào ngày 02/9/2009. Ngày 04/9/2009, nhóm trẻ đầu tiên đã được tiếp nhận vào Làng để nuôi dưỡng. Làng trẻ em SOS Điện Biên hiện có 14 gia đình có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng 140 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Năm 2011 có 110 trẻ được nuôi dưỡng. Năm 2013 Làng đón thêm trẻ nâng tổng số trẻ là 127 trẻ. Tháng 6/2014, tổng số trẻ trong Làng đang được nuôi dưỡng là 134 trẻ.
Trường mẫu giáo SOS Điện Biên Phủ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm học 2013- 2014. Trường phổ thông Hermann Gmeiner Điện Biên Phủ đang được hoàn thiện và đến tháng 9/2014 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.
2. Làng trẻ em SOS Mai Dịch
- Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Thận Duật, phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại: 043 764 4837 – 043 764 9433.
- Fax: 043 764 4837
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Sinh
Làng trẻ em SOS Mai Dịch, Hà Nội là một trong hai Làng trẻ em SOS đầu tiên được xây dựng theo Hiệp định ký giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế. Làng trẻ em SOS Mai Dịch được khởi công xây dựng năm 1988 và hoàn thành vào giữa năm 1989, với 16 gia đình.
Tính đến ngày 31/12/ 2013, Làng trẻ em SOS Mai Dịch đã và đang nuôi dưỡng được hơn 418 cháu. Trong đó, 207 cháu đang hiện đang nuôi dưỡng và 211 cháu đã hoàn toàn tự lập, hoà nhập xã hội (trong số này có 114 cháu đã xây dựng gia đình và có cuộc sống ổn định và hạnh phúc). Trong số các cháu đã tự lập hoàn toàn, 30% có trình độ Đại học và sau Đại học, 40% có trình độ Cao đẳng và Trung học nghề chính quy, số còn lại đều được đào tạo nghề cơ bản. 97% có việc làm ổn định. Phần lớp các cháu đang làm việc tại Hà Nội (85% số còn lại làm việc tại các tỉnh phía Nam).
Trong quá trình hoạt động, Làng trẻ em SOS Mai Dịch đã nhận được Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng (2009) và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
3. Làng trẻ em SOS Hải Phòng
- Địa chỉ: Số 541 đường bao Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Số điện thoại: 031 385 2821 – 031 860 5375
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Ông Tăng Tiến San
Làng trẻ em SOS Hải Phòng được khởi công xây dựng từ 3/1995 và hoàn thành 6/1996. Ngày 31/7/1996, nhóm trẻ đầu tiên được tiếp nhận vào Làng. Lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào ngày 01/01/1997. Làng trẻ em SOS Hải Phòng có 14 nhà gia đình mang tên 14 loài hoa. Từ ngày thành lập đến tháng 6 năm 2014, Làng đã và đang nuôi dưỡng 375 cháu. Trong đó có 177 cháu đã trưởng thành, hòa nhập cộng đồng. 75 trong tổng số 177 cháu đã lập gia đình. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt từ 55 – 60%. Nhiều cháu đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố. Tỷ lệ tốt nghiệp Phổ thông trung học qua các năm trên 95% và 25-30% các cháu đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.
Bên cạnh việc chăm lo cho các cháu học tập tốt về văn hóa, Làng trẻ em SOS Hải Phòng rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cá nhân. Làng thường xuyên tổ chức các lớp và câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện cho các cháu phát huy tài năng và phát triển toàn diện. Nhiều cháu đã đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi năng khiếu như vẽ tranh quốc tế cũng như trong nước, các giải thể thao cờ vua, điền kinh, bóng ném cấp thành phố,…
4. Làng trẻ em SOS Thanh Hóa
- Địa chỉ: 123 đường Lê Lai, Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa
- Số điện thoại: 0373 912 300
- Fax: 0373 912 300
- Email: [email protected]
- Giám đốc: ông Phan Văn Ẩm
Làng trẻ em SOS Thanh Hóa được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2003 và hoàn thành vào tháng 6 năm 2005. Ngày 23 tháng 6 năm 2005, 29 trẻ mồ côi đầu tiên được đón nhận vào chăm sóc và nuôi dưỡng tại Làng. Ngày 10 tháng 9 năm 2006, lễ khánh thành được diễn ra với sự có mặt của Ngài Helmut Kutin-Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế; bà Tòng Thị Phóng-Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban dân vận trung ương; Bà Nguyễn Thị Hằng-Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ông Phạm Văn Tích, Ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa và đông đảo đại biểu của Trung ương và của Tỉnh đã đến dự và chúc mừng.
5. Làng trẻ em SOS Vinh
- Địa chỉ: số 28 Hermann Gmeiner, P Hưng phúc, thành phố Vinh, Nghệ An.
- Tel: 0383 569 932 – 0383 561 774
- Fax:0383 597 300
- Email: [email protected]
- Giám đốc: ông Nguyễn Xuân Thủy
Được phép của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và tài trợ của Làng trẻ em SOS Quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1990, Làng trẻ em SOS Vinh bắt đầu khởi công xây dựng tại phường Hưng Dũng (nay là phường Hưng Phúc), thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và đến ngày 09/01/1992, Làng trẻ em SOS Vinh đã long trọng tổ chức khánh thành với sự tham dự của Phó thủ tướng Nguyễn Khánh, Lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, đặc biệt là có sự hiện diện của ông Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế Helmut Kutin và các vị đại diện của tổ chức Làng trẻ em SOS quốc tế.
Tính đến năm 2011, làng trẻ em SOS Vinh đã chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục 361 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa đến từ địa bàn 2 tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh (164 nam, 197 nữ). Trong số này đã có 135 trẻ đã hòa nhập cộng đồng và 57 cháu đã kết hôn, có cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc.
Việc học tập của các cháu được Làng chú ý quan tâm và chăm lo. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt từ 55 – 60%. Nhiều cháu đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố. Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH qua các năm trên 95% và 25-30% các cháu đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.
6. Làng trẻ em SOS Huế
- Địa chỉ: 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế
- Điện thoại: 0543 896 392
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Bà Ngô Thị Thu Hồng
Ngày 06/01/2015, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và đổi tên thành SOS Huế. Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân, nay là Làng trẻ em SOS Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp thêm 6.295 m2 đất để mở rộng Làng.
Hiện tại làng SOS Huế có 9 căn nhà bao gồm cả khu hành chính, nuôi dưỡng 51 trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn độ tuổi từ 3 đến 24 tuổi. Mỗi gia đình có từ 8-10 trẻ. Việc thành lập làng SOS Huế nhằm kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ để các em có cuộc sống tốt hơn. Hầu hết là các cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được nuôi dưỡng cụ thể như sau: 11 cháu đang theo học đại học, cao đẳng, 2 cháu học nghề, 21 cháu học phổ thông và 2 cháu đang học mẫu giáo.
7. Làng trẻ em SOS Đà Nẵng
- Địa chỉ: K142 đường Lê Văn Hiến, P Khuê Mỹ, Q Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Tel: 0511 383 6199
- Fax: 0511 395 6622
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Bà Lê Thị Thu Hà
Làng được khởi công xây dựng ngày 04/3/1992 và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 01/4/1993. Ngày 15/6/1993, 72 trẻ đầu tiên được đón vào Làng. Ngày 01/02/1994, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng được chính thức khánh thành.
Làng trẻ em SOS Đà Nẵng có 16 ngôi nhà gia đình mang tên 16 loài hoa. Từ ngày thành lập đến giữa năm 2011, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đã nuôi dưỡng được 346 trẻ, trong đó có 109 cháu đã trưởng thành và hòa nhập xã hội, trong số này có 29 cháu đã lập gia đình.
Làng trẻ em SOS Đà Nẵng thường xuyên quan tâm, chăm lo cho việc học tập của các cháu. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt từ 50 – 60%. Nhiều cháu đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố. Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH qua các năm trên 95% và 30-40% các cháu đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.
8. Làng trẻ em SOS Đà Lạt
- Địa chỉ: 67 – 69 đường Hùng Vương, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Tel: 0633 822 502
- Fax: 0633 831 725
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Ông Trần Bảo Long
Năm 1989 với những nỗ lực của Làng trẻ em SOS Quốc tế, của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và tỉnh Lâm Đồng Làng trẻ em SOS Đà Lạt đã được khôi phục lại với 14 ngôi nhà gia đình mang tên những loài hoa của thành phố Đà Lạt. Làng trẻ em SOS Đà Lạt được khánh thành vào ngày 26/12/1989.
Tính đến đầu năm 2014, Làng trẻ em SOS Đà Lạt đã nuôi dưỡng 274 trẻ. Trong đó, 113 thanh niên đã trưởng thành, hòa nhập cuộc sống, trong số này có 69 thanh niên đã lập gia đình, có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Theo đánh giá chung, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông của trẻ Làng trẻ em SOS Đà Lạt là 95%. Sau khi tốt nghiệp phổ thông có 25% tham gia học tại các Đại học và Cao đẳng, số còn lại học các trường Trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường nghề. 90% thanh niên của Làng đi làm có thu nhập và cuộc sống tự lập ổn định.
9. Làng trẻ em SOS Gò Vấp
- Địa chỉ: 697 đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: 083 895 8504
- Fax: 083 8945 754
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Bà Đặng Thị Hường
Làng trẻ em SOS Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được xây dựng trên nền đất cũ của Làng trẻ em SOS Gò Vấp Gia Định trước đây do Ngài Helmut Kutin từng làm Giám đốc từ năm 1967 đến 1976. Ngày 28/01/1990, Làng trẻ em SOS Gò Vấp vinh dự đón ông Nguyễn Hữu Thọ – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam và ngài Helmut Kutin- Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế đến dự lễ và cắt băng khánh thành. Đây là ngôi làng có quy mô lớn nhất trong các Làng trẻ em SOS tại Việt Nam với 20 nhà gia đình có khả năng nuôi dưỡng 180-200 trẻ.
Tính đến tháng 3 năm 2014 Làng trẻ em SOS Gò Vấp đã nuôi dưỡng 502 trẻ. Trong số đó có 238 cháu đã trưởng thành, hòa nhập cuộc sống. Trong số này đã có 107 cháu đã lập gia đình riêng và có cuộc sống ổn định. Hiện tại Làng đang chăm sóc và quản lý 264 cháu (176 trai và 88 gái), trong số này có 167 cháu đang học phổ thông, 18 cháu đang học mẫu giáo,1 cháu còn đang trong độ tuổi nhà trẻ, sơ sinh; 36 cháu đang học đại học, cao đẳng và nghề, số còn lại là 42 cháu đã tốt nghiệp các trường nghề, hiện đã đi làm, hưởng chế độ bán tự lập.
10. Làng trẻ em SOS Cà Mau
- Địa chỉ: đường Tôn Đức Thắng, khóm 8, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Tel: 0780 3831 993
- Fax: 0780 3820 399
- Email: [email protected]
- Giám đốc: Ông Trương Văn Nhiệm
Làng trẻ em SOS Cà Mau được khởi công xây dựng đầu năm 1995 và hoàn thành vào tháng 06/1996. Làng trẻ em SOS Cà Mau được khánh thành ngày 16/01/1997. Làng trẻ em SOS Cà Mau có 14 nhà gia đình có khả năng nuôi dưỡng 100-140 trẻ. Từ ngày thành lập đến đầu năm 2011, Làng trẻ em SOS Cà Mau đã nuôi dưỡng 308 trẻ. Trong đó, có 17 thanh niên đã tự lập và hòa nhập cộng đồng, trong số này có 13 thanh niên đã lập gia đình và có cuộc sống ổn định.
Từ năm 2009, Làng trẻ em SOS Cà Mau được giao và thực hiện chương trình chăm sóc trẻ mồ côi tại gia đình thân nhân ở cộng đồng. Chương trình này cung cấp tài chính cho thân nhân để nuôi dưỡng các cháu mồ côi, cháu có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2009 có 100 cháu hưởng thụ từ chương trình này. Năm 2010 là 200 cháu.
Xem thêm: