Trên thế giới có hàng vạn loài côn trùng sinh sống ở tất cả các loại địa hình từ trên cạn, dưới nước, lưỡng cư đến trên không. Chúng có khả năng thích nghi khá tốt với những đổi thay của môi trường sống. Theo thống kê, chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học (methods of biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.
Trong số những loài côn trùng có hại, có nhiều loài nguy hiểm, chứa nọc độc gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nếu bị chúng cắn, đốt phải. Nhiều loài tuy nhỏ bé nhưng lại là thảm họa, sát thủ, là mối đe dọa của con người.
Sau đây sẽ là danh sách top 10 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới, những loài độc hại đã từng gây ra cái chết cho hàng triệu người:
1. Muỗi
Muỗi xứng đáng là loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới vì các loại muỗi có thể gây ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,…Những bệnh này thường bộc phát thành dịch lớn, gây ra cái chết cho hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống và diệt muỗi nhưng chúng vẫn sinh sản mạnh mẽ và khó kiểm soát được mức độ gây hại đến sức khỏe con người.
2. Kiến quân đội
Kiến quân đội là tên gọi chỉ chung cho hơn 200 loài kiến trên thế giới sinh sống theo bầy với số lượng rất lớn. Đây là loài kiến nằm trong số những loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới với khả năng ăn thịt tập thể con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát kinh hoàng. Kiến quân đội có thể tấn công mọi loài vật mà chúng gặp trên đường đi. Trên thực tế, chúng còn có thể ăn đến 500.000 con mồi mỗi ngày.
3. Ong bắp cày
Một con ong bắp cày to gấp khoảng 10 lần ong thường và một cú đốt của ong bắp cày có nọc độc gấp 15 lần cú đốt của ong thường. Con người nếu bị ong bắp cày tấn công sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tê liệt, đau hoặc ngất. Bất cứ ai bị suy hô hấp do ong bắp cày đốt chỉ có thể được cứu sống bằng cách hô hấp nhân tạo.
Vết chích của loài ong bắp cày này có thể khiến nạn nhân vô cùng đau đớn. Chúng còn sở hữu nọc độc có thể phân hủy mô của người. Thống kê cho thấy, ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản gây ra khoảng 40 ca tử vong mỗi năm.
4. Nhện góa phụ đen
Mang tên là nhện góa phụ đen là bởi vì chúng không chỉ gây ra nguy hiểm cho nạn nhân mà còn cho cả bạn tình của mình. Trong loài nhện này có chứa một chất độc gây nguy hiểm và đầu độc thần kinh con người mang tên Latrotoxin. Chất độc này sẽ khiến cho cơ của con người co thắt lại và có thể bị liệt, thậm chí phải đến 5 % nạn nhân bị tử vong bởi loại độc này.
5. Ruồi ngủ xê xê
Ruồi ngủ xê xê châu Phi là một tác nhân truyền bệnh. Chúng chủ yếu thấy ở châu Phi. Vòi của chúng được sử dụng để hút máu cả người và động vật. Các bệnh chủ yếu lây lan qua ruồi xê xê ở châu Phi là bệnh Trypanosomiasis, còn gọi là bệnh ngủ. Bệnh ngủ châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến con người, mà còn đến gia súc, với khoảng ba triệu động vật chết mỗi năm.
Bệnh buồn ngủ, được truyền bởi ruồi xê xê, là một trong những bệnh dễ chết người tại vùng nhiệt đới châu Phi, bao gồm Uganda. Bệnh này lây lan bởi trùng tripanosoma (trùng mũi khoan), có đặc điểm sốt, đau đầu, buồn ngủ và hôn mê sâu.
6. Rết
Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Mặc dù, không phải là con vật gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như: Dọn sạch các vật dụng cũ kĩ, dễ bị ẩm mốc như chổi, thảm, đồ gỗ, vải ướt,… để rết không có nơi trú ngụ. Làm sạch môi trường xung quanh nhà, lấp kín các cống rãnh để tránh trường hợp rết theo đó bò vào nhà.
7. Bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu thuộc họ Reduviidae là họ bọ xít bắt mồi thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), lớp côn trùng (Insecta). Trong họ này (Reduviidae) phần nhiều là côn trùng có ích, chuyên săn bắt côn trùng khác để ăn; song cũng có một số loài là những loài bọ xít hút máu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe.
Những con côn trùng đáng sợ này thường cắn nạn nhân vào ban đêm, thường quanh vùng môi hoặc mắt. Chúng là thủ phạm làm lây lan bệnh Chagas, cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người/năm.
8. Kiến đạn
Loài kiến trông có vẻ nhỏ bé, tuy nhiên, chúng lại có thể gây ra đau đớn cho một sinh vật lớn hơn mình gấp nhiều lần. Kiến đạn là một trong những loài như vậy. Cú đốt của loài kiến này được xem là gây ra sự đau đớn tột độ ở người. Người ta mô tả cú đốt của kiến đạn có cảm giác tương tự như bị bắn, đó chính là lý do khiến loài kiến này có cái tên nói trên. Sự đau đớn từ cú đốt có thể kéo dài từ 12 đến tấn 24 tiếng. Nọc của kiến đạn có khả năng tác động tới hệ thần kinh, gây ra nỗi đau tột độ cho người bị đốt. Cú đốt của loài kiến này có thể giết chết một con chuột thí nghiệm nhanh gấp vài lần một con bọ cạp thông thường.
9. Kiến lửa đỏ
Kiến lửa đỏ (Danh pháp khoa học: Solenopsis invicta) là một loài kiến lửa, đây là một loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Trong tiếng Latin, invicta có nghĩa là bất bại. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật. Nó là loài xâm lấn trầm trọng.
10. Bọ cạp
Chất độc của một loài bọ cạp ở châu Phi có thể khiến con mồi hoặc kẻ thù co giật, sùi nước bọt, tiết nước mắt, tiểu tiện liên tục cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Bọ cạp phun độc Nam Phi (Parabuthus transvaalicus) là tên của một trong những loài bọ cạp có nọc độc đáng sợ nhất thế giới. Chúng có tên như vậy vì chúng luôn phun chất độc về phía đối thủ hoặc con mồi trước khi tấn công bằng đuôi.
Cơ thể bọ cạp Parabuthus transvaalicus tiết ra một loại chất độc có khả năng khiến con người cười, co giật tới khi tử vong. Khi các nhà khoa học tiêm chất độc ấy vào chuột, cơ thể chúng vẫn co giật khoảng 30 giây sau khi chúng chết. Các nhà khoa học sửng sốt khi biết bọ cạp chỉ cần một lượng chất độc tương đương 20 phần tỷ của gram để giết một con chuột có khối lượng 20 gram.
Xem thêm: