Những ngành nghề có nhu cầu cao hiện nay và tương lai tại Việt Nam là một thông tin quan trọng cho các bạn trẻ khi bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa chọn lựa nghề nghiệp. Bởi trong những yếu tố góp phần giúp bạn thành công trên bước đường sự nghiệp, ngoài việc chọn đúng nghề mình yêu thích và có năng lực đáp ứng công việc đó thì việc xã hội có nhu cầu với nghề nghiệp đó hay không là rất quan trọng. Website 10Hay.com chia sẻ bài viết top 10 ngành nghề có nhu cầu cao hiện nay và tương lai tại Việt Nam nhằm giúp bạn trẻ một định hướng đúng đắn khi chọn nghề nghiệp phù hợp sở thích của bản thân và nhu cầu hiện nay của xã hội.
1. Kỹ sư an toàn lao động
Cơ hội việc làm của kĩ sư an toàn lao động dự kiến tăng 11% từ năm 2012 đến 2022. Mức lương trong ngành này cũng khá cao, trung bình lương khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên. Hiện nay, nghề kĩ sư an toàn lao động hướng tới việc ngăn ngừa, dự đoán các rủi ro, báo cáo, chỉnh sửa các chỉ số có liên quan để bảo vệ người lao động cũng như phát triển, đề xuất các điều kiện pháp luật quốc gia, quốc tế, không chỉ trong lĩnh vực an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường.
2. Giáo viên mầm non và bảo mẫu
Theo dự báo, nhu cầu giáo viên các ngành SP mầm non; SP tiểu học (chủ yếu là giáo viên tiếng Anh) và nhân viên bảo mẫu… sẽ tăng mạnh trong vài ba năm tới vì toàn ngành giáo dục – đào tạo đang đẩy mạnh thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đồng thời hoàn tất việc chuyển đổi các trường mầm non bán công trên toàn quốc sang mô hình trường công lập, nên chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn giáo viên đã được đào tạo bài bản.
3. Kế toán – kiểm toán
Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán sẽ lên đến 22%. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao. Với kiến thức là một chứng nhận vô giá, bạn sẽ có được mức lương cao hơn từ 10% đến 15% so với các ngành nghề khác trong xã hội khi theo nghề kế toán. Có thể nói mức lương chung của nhân viên kế toán hiện nay hoàn toàn có thể khiến bạn tạo lập được một cuộc sống ổn định. Ngoài ra theo dự đoán của Cục Thống kê Lao động dự đoán mức tăng trưởng là 15,7% cho ngành nghề kế toán từ năm 2010 – 2020, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của hầu hết các ngành nghề khác. Như vậy, có thể nói nhu cầu về nhân lực ngành nghề kế toán hiện nay đang là rất cao.
nhiều.
4. Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Công nghệ hiện đại khiến một số nghề nghiệp biến mất nhưng cũng khiến cho nhu cầu đối với một số ngành nghề khác như nhân viên bán hàng nghiệp gia tăng. Bởi chỉ có những nhân viên bán hàng hiểu biết rõ về sản phẩm và dịch vụ của công ty mới có thể giải thích và lôi kéo được các khách hàng đa dạng từ doanh nghiệp tới chính quyền, người tiêu dùng và cả những khách hàng chưa từng làm việc cùng. Các nhà tuyển dụng đặc biệt muốn tuyển những nhân viên không chỉ hiểu biết thông số sản phẩm mà còn hiểu biết về quảng cáo di động.
5. Kỹ sư thiết kế sản phẩm
Một trong những kỹ năng hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn ở người được tuyển dụng cho đến năm 2020 là sự sáng tạo bởi nhiều công việc đơn điệu có thể được tự động hóa nhưng công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì chỉ con người mới làm được. Theo khảo sát, các nghề nghiệp cần sự sáng tạo sẽ ngày càng cần thiết, đặc biệt là các nhà thiết kế thương mại và công nghiệp. Họ chính là người thiết kế và phát triển các sản phẩm như xe hơi, đồ gia dụng, sản phẩm công nghệ và nhiều hàng hóa khác.
6. Công nghệ thông tin
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2013 – 2015, xu hướng đến 2020 – 2025 là 16.200 người/năm, tập trung vào các vị trí lập trình viên, kỹ sư mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng. Việc kham hiếm nguồn lực nhân lực công nghệ thông tin trong thị trường lao động vẫn đang nóng bỏng khó giải quyết, ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc FPT IS tại Đà Nẵng cho biết hiện tượng chủ yếu là do người giỏi chuyên môn thì kém ngoại ngữ và ngược lại.
7. Nhân viên ngành du lịch
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, lao động có chuyên môn và kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn tới sẽ vẫn thuộc top cao.
8. Nhân viên công tác xã hội
Từ năm 2010 – 2020, mỗi năm nước ta cần phải đào tạo và đào tạo lại 3.500 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Như vậy, nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về Công tác xã hội ở nước ta là rất lớn. Với nghề Công tác xã hội, bạn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; trong các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương.
9. Nhân viên ngân hàng chất lượng cao
Khảo sát của Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI) cho hay, lượng sinh viên trong ngành ra trường trong năm học 2012-2013 khoảng 29.000-32.000 và đến năm 2016 là 61.000 người. Số sinh viên được tuyển dụng khoảng 50%. Dự báo, đến năm 2015 nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính khoảng 94.000 người, năm 2020 là 120.900 người. Nếu các cơ sở đào tạo không thay đổi chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, thì đến năm 2016- 2002 lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.
10. Nghề tài nguyên- môi trường
Thời kỳ 2016 – 2020, đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 3.000 – 4.000 cán bộ trình độ đại học, đào tạo mới khoảng 2.000 – 2.500 cán bộ trình độ thạc sỹ và khoảng 300 – 350 cán bộ trình độ tiến sỹ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường. Khoa học môi trường là một ngành khoa học tổng hợp, sử dụng và phối hợp thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế học, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị học… Vậy nên nhà môi trường thường cộng tác với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.
Những ngành nghề có nhu cầu cao hiện nay và tương lai tại Việt Nam ngày càng đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao của người lao động. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ thất bại vì chọn những nghề thời thượng nhưng nhu cầu ít, số chỗ làm ít ỏi, tính cạnh tranh quá cao. Cho nên, sự mâu thuẫn này đã làm cho nhu cầu việc làm trong các ngành nghề càng thiếu hụt trầm trọng trong những năm tới.