Những cơn bão mạnh nhất lịch sử Việt Nam thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản là vô cùng to lớn. Vì vậy các bạn ở những nơi có bão thường xảy ra hãy trang bị cho mình những kiến thức chống bão cũng như luôn cập nhật thông tin kịp thời khi có bão xảy ra để giảm bớt thiệt hại mà bão có thể gây ra.
Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 độ vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). Tại đây, nhiệt độ tương đối cao, tạo điều kiện cho sự đối lưu của nước, hình thành bão. Những cơn mưa rào do bão mang tới làm cho cỏ cây phát triển tươi tốt. Tuy nhiên những trận bão dữ dội có thể tàn phá mùa màng, sập nhà cửa, gây thiệt hại rất lớn cho con người.
Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái – Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá – Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị – Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn – TPHCM (tháng 11), TPHCM – Cà Mau (tháng 12).
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam là một trong số ít nước phải hứng chịu những cơn bão nhiệt đới mạnh liên tục đổ bộ vào đất liền, bão càn quét gây nhiều thiệt hại về tính mạng và vật chất khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Sau đây là 7 cơn bão đánh dấu sự thiệt hại cực kì nặng nề trong lịch sử Việt Nam.
1. Bão Xangsane
Bão Xangsane là một cơn bão rất mạnh được hình thành từ vùng biển phía đông quần đảo Philippines vào cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào biển Đông, Việt Nam, còn gọi là bão số 6. Bão đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, mà nhất là các tỉnh miền Trung. Sau bão Xangsane, lũ đã về đến mức kỷ lục kể từ năm 1995 ở thượng nguồn sông Đà, sông Thao, lũ còn cuốn trôi 150m bờ kè sông Vu Gia, phá thành một cửa sông mới rồi chảy vào khu vực Đồng Miếu dẫn ra sông Quảng Huế. Khoảng 1.370 hộ dân ven sông hai xã Đại Cường, Đại Hoà thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bị đe doạ tính mạng, tài sản. Thành phố Đà Nẵng có thể khủng hoảng nguồn nước sinh hoạt trong mùa khô do Nhà máy nước Cầu Đỏ của Đà Nẵng sẽ bị thiếu nguồn cung cấp vì sự nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt… nhất là trong mùa khô.
2. Bão Lekima
– Bão Lekima, hay Bão số 5 (năm 2007), số hiệu quốc tế: 0714, số hiệu JTWC: 16W, tên địa phương (PAGASA): Hanna, là một cơn bão hình thành vào cuối ngày 30 tháng 9 năm 2007. Vùng áp thấp ở phía đông gần đảo Luzon dần dần phát triển thành áp thấp nhiệt đới. PAGASA đặt tên cho nó là áp thấp nhiệt đới Hanna vào ngày 27 tháng 9 năm 2007 và nâng nó lên thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày hôm sau. Vào ngày 30 tháng 9 (JMA đã nâng cấp nó lên thành) còn JTWC nâng nó lên là bão cấp 1 (Typhoon Lekima) mà giữ cấp này cho đến khi nó đổ bộ vào đất liền. Nó đã tiêu tan trên đất liền vào ngày 4 tháng 10. Ngày 3 tháng 10, Lekima đã đổ bộ vào địa phận giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh của Việt Nam dưới dạng cơn bão nghiêm trọng. Hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy. Mưa to ở các vùng trung du miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây ra lũ quét và sạt lở đất khiến ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.
3. Bão Ketsana
– Ngày 26 tháng 9 năm 2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Ketsana, Việt Nam gọi là cơn bão số 9. Đây là một cơn bão rất mạnh được so sánh ngang với siêu bão Xangsane năm 2006 (thực tế thì nó yếu hơn), dự kiến có thể có gió giật lên đến cấp 14 – 15 và có khả năng đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Trên đường di chuyển, bão Ketsana đã gây lụt lớn tại thủ đô Manila, Philippines làm ít nhất 86 người chết, 23 người mất tích và hàng ngàn người khác phải di tản khỏi nơi ở trong cơn lụt lớn nhất 20 năm qua, chính phủ phải ban bố tình trạng thảm họa tại quốc gia này.
4. Bão Côn Sơn
– Bão Côn Sơn là cơn bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa bão Thái Bình Dương năm 2010 gây ảnh hưởng đối với Philippines, Việt Nam. Phát triển từ một xoáy thuận nhiệt đới ở phía đông Philippines vào ngày 11 tháng 7 năm 2010, Conson đã nhanh chóng phát triển khi nó đến gần phía tây. Tối 17/7/2010, bão Côn Sơn đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với tốc độ gió từ 75 đến 117 km/h (tương đương cấp 11, cấp 12). Đuôi bão quét qua khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên trước khi tan, cơn bão đã để lại hậu quả: 12 người chết, mất tích, hàng chục tàu, thuyền lớn bị đắm, hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng..
5. Bão Mekkhala
– Ngày 30/9/2008, cơn bão nhiệt đới Mekkhala (hay còn gọi là “thần sấm”) đã đổ vào miền Trung Việt Nam, làm cây cối và cột điện gãy đổ và buộc hàng ngàn dân chúng phải sơ tán. Được đánh giá là cơn bão không lớn nhưng nó đã kịp kéo theo 164 nhà đổ sập, 6.172 nhà bị ngập, tốc mái, hư hại. Cơn bão đã kịp nhấn chìm 38 tàu, 3 người chết và 14 người mất tích.
6. Bão Haiyan
– Theo đánh giá, bão Haiyan có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đổ bộ vào Việt Nam. Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra tại Việt Nam, do đó có thể cần xem xét công bố tình trạng khẩn cấp tại một số địa phương bão ảnh hưởng. Tất cả tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển bắc vĩ tuyến 8 đến nam vĩ tuyến 16 và đông kinh tuyến 112 được kêu gọi rời khỏi khu vực này trước 19 giờ ngày 8 tháng 11. Khu vực sơ tán dân sẽ là từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi, có thể một phần phía bắc tỉnh Bình Định. Việc sơ tán dân tại khu vực ven biển được thực hiện trong ngày 9 tháng 11 với quy mô lớn chưa từng có: tại Thừa Thiên – Huế thực hiện di dời 113.000 người, tại Quảng Ngãi di dời 80.000 hộ dân với hơn 400.000 nhân khẩu, tại Đà Nẵng đã hoàn thành việc di dời 133.000 hộ với 494.000 nhân khẩu, tại Bình Định đã di dời xong 811 hộ ven biển với 2.300 nhân khẩu. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã lên kế hoạch sơ tán 15.000 hộ dân với 50.000 người. Nghệ An đã có phương án sơ tán cho 26.000 hộ dân ven biển. Tính đến 6 giờ ngày 9 tháng 11, lực lượng bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã hướng dẫn, thông báo cho 85.245 tàu thuyền với 383.599 người về hướng đi của bão để chủ động phòng tránh.
7. Bão Hagupit
– Bão Hagupit, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Ruby, là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ hai trong năm 2014. Nếu tính theo tiêu chí vận tốc gió duy trì, nó là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trong năm cùng với bão Vongfong.Cơn bão đổ bộ lần đầu tiên lên Đông Samar thuộc Philippines trong ngày 6 tháng 12, và sau đó đổ bộ thêm ba lần vào các khu vực khác thuộc đất nước này. Do tương tác với đất liền cùng tốc độ di chuyển chậm, Hagupit suy yếu thành bão nhiệt đới vào ngày mùng 8. Sang ngày hôm sau, khi tiến vào biển Đông, đối lưu sâu của cơn bão đã suy giảm đáng kể. Hệ thống đã không thể vượt qua được điều kiện thù địch và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 11, trước khi tan trên vùng biển phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 12.
Hiện nay, chính phủ Việt Nam tích cực đưa ra những biện pháp phòng chống và tránh bão, cũng thành lập nhiều quỹ trợ giúp cho người dân ở vùng tâm bão. Đã cải thiện được phần nào những thiệt hại có thể xảy ra, giúp ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão.