10 nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ đang có tỉ lệ ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Tuy là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, chỉ đứng thứ hai sau ung thư vú và có tỉ lệ tử vong khá cao nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và chữa trị một khi ‘vướng mắc’ 1 trong 10 nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung dưới đây để phát hiện sớm bằng xét nghiệm tầm soát hay tiêm phòng là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.
1. Những người có quan hệ tình dục sớm
Ung thư cổ tử cung hay phụ khoa không chỉ là mối đe dọa với phụ nữ trung niên mà ngay cả những cô gái trẻ có quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn hay nạo phá thai nhiều lần cũng gặp phải nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ Trần Thị Hường cho biết nếu như trước đây tỉ lệ phụ nữ trên 40 có nguy mắc ung thư cổ tử cung cao nhất thì hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ tuổi hơn, có thể nói là đáng báo động.
2. Quan hệ tình dục với nhiều người (kể cả vợ hoặc chồng)
Những nghiên cứu về các loại virus lây lan qua đường tình dục cho thấy rằng tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tăng cao khiến cho các tế bào trong cổ tử cung trải qua những biến đổi dẫn đến ung thư. Do đó, phụ nữ có nhiều bạn tình hay quan hệ với nhiều người từng có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao do khả năng viêm nhiễm qua đường tình dục cao hay có thói quen vệ sinh không tốt ‘vùng kín’ cũng gây ung thư.
3. Sinh nhiều con là nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất ở các nước kém phát triển
Trong một chương trình nghiên cứu của Trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trên 500 phụ nữ đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì tỉ lệ rất nhỏ, dưới 2% bệnh nhân không sinh nở lần nào hay chỉ sinh nở 1-2 lần là mắc bệnh ung thư. Tỉ lệ mắc ung thư tỉ lệ thuận với những lần sinh nở, có nghĩa là từ lần sinh thứ hai sang lần sinh thứ ba tỉ lệ tăng vọt lên. Một nghiên cứu khá vui ở Canada, giáo sư bác sĩ Gagnon theo dõi 13.000 nữ tu sĩ trong vòng 20 năm thì nhận thấy một điều là hoàn toàn không có ai trong các vị tu sĩ tự nguyện không sinh nở này mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
4. Viêm cổ tử cung mạn tính
Đa số phụ nữ đều có những hiểu biết hạn chế về bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên để bệnh kéo dài và lơ là trong điều trị bệnh dứt điểm. Làm cho bệnh viêm cổ tử cung mạn tính khó điều trị và dẫn đến biến chứng vô sinh hay ung thư cổ tử cung. Cho nên, biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tốt nhất là khám phụ khoa định kì, tiêm vaccin ngăn ngừa nhiễm virus HPV.
5. Các bệnh lây lan qua đường tình dục
Virus papilloma gây các bệnh viêm nhiễm vùng sinh dục ở cả nam lẫn nữ, nhất là chủng virus này gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ dù có biểu hiện sùi mào gà hay không. Vì chủng virua này khá phổ biến nên các bác sĩ phụ khoa khuyên phụ nữ đã sinh hoạt tình dục hay trên 25 tuổi nên làm các xét nghiệm Pap định kì để phát hiện các tế bào tiền ung thư để chữa trị kịp thời khi bạn có những nốt mụn nước ở ‘vùng kín’.
6. Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV)
Viêm nhiễm PHV qua đường tình dục dễ dàng nhất, có thể lây nhiễm qua tiếp xúc da với da ở những phụ nữ quan hệ lần đầu hay trên 50% phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên không phải ai nhiễm PHV đều có những thay đổi bất thường ở tế bào tử cung, trừ phi nhiễm PHV mạn tính dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung sau này.
7. Thường xuyên hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Các nghiên cứu của viện Karolisna của Nga về khói thuốc lá và ung thư cổ tử cung cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ hút thuốc lá hay thường xuyên ngửi khói thuốc lá tăng 27% so với phụ không hút thuốc là và sống trong môi trường trong sạch. Hơn nữa, phụ nữ nhiễm PHV và hút thuốc lá là hai tác nhân khiến cho tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung hơn 90%.
8. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung do béo phì
Tháng 01/2016, Trung tâm nghiên cứu ung thư của Anh đã cảnh báo hơn 700.000 người có nguy cơ mắc bệnh ung thư do thừa cân hay béo phì trong đó ung thư cổ tử cung là đáng báo động. Cho nên, phụ nữ béo phì nên chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày, cắt giảm lượng calo, chất béo dư thừa, giảm tinh bột và thường xuyên tập thể dục để cải thiện tình hình.
9. Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm
Cơ quan nghiên cứu ung thư ở Pháp nhận định nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai trên 5 năm là 10%, cao hơn 60% nếu dùng trên 9 năm và tăng gấp đôi nguy cơ khi dùng thuốc tránh thai trên 10 năm so với các phụ nữ không sử dụng thuốc, phòng tránh thai bằng những biện pháp khác.
10. Tiền sử gia đình có người bị bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu có người trong gia đình từng mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn các nhóm khác. Do đó, biện pháp phòng tránh tốt nhất là tầm soát phát hiện ung thư sớm ung thư cổ tử cung bằng phát đồ Pap, nếu sinh thiết có thể phát hiện các tế bào tiền ung thư sớm thì khả năng chữa trị rất cao, trên 90%.
10 nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung kể trên giúp bạn hiểu biết hơn về một trong bốn loại bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ gây ra do những nguyên nhân thường gặp. Từ đó bạn có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn bằng những biện pháp tích cực như khám phụ khoa định kì, sinh thiết hay chủng ngửa PHV thường xuyên.