Nền kinh tế thế giới hơn 10 năm qua đã chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt là trong thứ hạng của top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất, giàu nhất. Có những sự vươn lên trong tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cho đến khủng hoảng tài chính kéo theo sự xáo trộn trong trật tự kinh tế xét về quy mô và sự tăng trưởng qua các năm.
Trong thời gian qua, nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì vị trí độc nhất của mình trên bảng xếp hạng 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 2000 đến nay. Những thứ hạng đứng sau có sự thay đổi cũng như cạnh tranh khá gay gắt giữa các cường quốc kinh tế. Theo các chuyên gia dự báo, vị trí đứng đầu của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi những quốc gia mới nổi trong vòng 2 thập kỷ tới.
Dựa trên số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế, GFM tính toán GDP bình quân đầu người của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo phương pháp ngang giá sức mua, từ đó đưa ra thứ hạng cho từng nền kinh tế. Hôm nay cùng 10Hay.com khám phá top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay xét theo quy mô kinh tế:
1. Hoa Kỳ – 19,7 nghìn tỷ USD
Xét về quy mô kinh tế thì không có quốc gia nào có thể vượt mặt Mỹ trong bảng xếp hạng những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo dự báo, đến năm 2017, tổng quy mô nền kinh tế Mỹ sẽ đạt con số 19,7 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vị trí đứng đầu của quốc gia này đã và đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ sự tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ cùng nhiều tổ chức kinh tế ở Nam Mỹ và châu Á.
2. Trung Quốc – 12,7 nghìn tỷ USD
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới đây để giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Trung quốc chỉ thực sự bắt đầu tăng trưởng vượt bậc kể từ những năm 90 sau khi đất nước này tiến hành cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế.
Quốc gia này tiếp tục có mối quan hệ thương mại ngày càng chặt chẽ với cả khối các quốc gia phát triển và đang phát triển, gần đây nhất là Canada. Theo dự đoán, quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ đạt 12,7 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Trung Quốc cũng đang tăng cường thắt chặt mối quan hệ với các nền kinh tế khác tại châu Phi và châu Á. Quốc gia này được dự báo sẽ giành vị trí dẫn đầu trong năm 2030.
3. Nhật Bản – 6,7 nghìn tỷ USD
Theo dự báo đến năm 2022, Nhật Bản vẫn đứng vững ở vị trí thứ 3 trong số những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quy mô kinh tế ước tính của Nhật Bản vào năm 2017 là 6,7 nghìn tỷ USD.
Trong ba thập kỷ từ năm 1960, thế giới được chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh của Nhật và được mọi người ví như phép lạ kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm 1960 là 10%, trong những năm 1970 là 5%, và trong những năm 1980 là 4%, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và duy trì vị thế của mình từ năm 1968 đến năm 2010 cho đến khi bị thay thế bởi Trung Quốc
4. Đức – 3,9 nghìn tỷ USD
Đức là quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối khan hiếm. Những nhà máy điện hoạt động bằng việc đốt than nâu là nguồn điện chính ở Đức. Hầu như 2/3 nguồn năng lượng tại Đức được nhập khẩu từ các nước khác. Lĩnh vực dịch vụ đóng góp vào GDP của Đức khoảng 70%, lĩnh vực công nghiệp là 29,1%, và nông nghiệp là 0,9%.
Với chất lượng lao động cao nhờ nền giáo dục tốt cùng với phát triển ngành dịch vụ, Đức sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu. Giống như Pháp và Anh, Đức được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên quốc gia này cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế mới nổi. Quy mô kinh tế của Đức được ước tính vào năm 2017 là 3,9 nghìn tỷ USD.
5. Brazil – 3,3 nghìn tỷ USD
Brazil có được lợi ích từ dân số lớn với những ngành công nghiệp cơ bản phát triển mạnh mẽ. Do đó quốc gia này liên tục tăng trưởng trong thời gian vừa qua. Sau những cải cách sâu rộng năm 1994, Brazil ngày nay đã trở thành một thị trường tự do ở mức độ vừa phải, có mối quan hệ thương mại chặt chẽ và đầu tư nước ngoài gia tăng. Điều đó đã giúp cho quốc gia này vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đầu tư nước ngoài vào Brazil cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế này phát triển. Năm 2022, Brazil được dự đoán sẽ nhảy lên vị trí thứ 4 trong danh sách xếp hạng các nền kinh tế quyền lực nhất. Quy mô kinh tế ước tính của Brazil là 3,3 nghìn tỷ USD (năm 2017).
6. Pháp – 3,21 nghìn tỷ USD
Đứng thứ 6 trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là Pháp. Quy mô kinh tế ước tính vào năm 2017 của Pháp là 3,21 nghìn tỷ USD.
Pháp có mối quan hệ thương mại chặt chẽ trên toàn thế giới, xuất khẩu nhiều loại hàng hóa cao cấp như hóa chất và máy móc. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và du lịch mới là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng hơn cả trong nền kinh tế và đây cũng là điểm đặc biệt so với các quốc gia phát triển khác.
7. Anh – 3,20 nghìn tỷ USD
Đứng ngay sau nước Pháp trong top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là Vương Quốc Anh. Quy mô kinh tế của nước này đạt con số sát sao so với Pháp: 3,20 nghìn tỷ USD (năm 2017).
Kinh tế Anh chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là ngành tài chính. Do đó, sự phục hồi của Anh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tương đối chậm. Với mối liên hệ trực tiếp với châu Âu và quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Anh sẽ vẫn là trung tâm tài chính của thế giới.
8. Nga – 3,1 nghìn tỷ USD
Là một đất nước sản xuất năng lượng và dầu mỏ lớn trên thế giới, Nga luôn giữ vị trí nằm trong top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất, với quy mô kinh tế ước tính là 3,1 nghìn tỷ USD.
Vào cuối những năm 80 và những năm 90 sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, hầu hết các ngành công nghiệp của Nga đã mở cửa cho khối tư nhân, chỉ trừ một vài lĩnh vực như năng lượng và quốc phòng. Nhờ vào việc phát triển công nghiệp và xuất khẩu sang châu Âu, Nga đã phục hồi trở lại sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nga đã nhảy từ vị trí thứ 11 lên đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mạnh nhất vào năm 2011. CEBR dự đoán Nga sẽ thay thế vị trí thứ 5 của Brazil trong bảng xếp hạng này vào năm 2022.
9. Ấn Độ – 2,9 nghìn tỷ USD
Với quy mô kinh tế ước tính vào năm 2017 là 2,9 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là một trong số không nhiều quốc gia ở châu Á nằm trong top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất.
Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á. Với dân số đông và quan hệ hợp tác với các quốc gia phương Tây cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, Ấn Độ đang phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thế giới. Kinh tế Ấn Độ cũng được dự đoán sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong những năm tới nhờ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Dự đoán trong vòng 2 thập kỷ tới, vị trí của Ấn Độ trên thế giới sẽ được tăng tới 7 bậc.
10. Italia – 2,2 nghìn tỷ USD.
Vươn lên mạnh mẽ và nhanh chóng trong những năm gần đây, nền kinh tế Italia đã có mặt trong top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô kinh tế ước tính đạt con số 2,2 nghìn tỷ USD.
Nền kinh tế tư bản này được chia thành khu vực phát triển công nghiệp phía bắc, chủ yếu là các công ty tư nhân và vùng nông nghiệp kém phát triển hơn ở phía nam. Nền kinh tế Ý có khu vực “kinh tế ngầm” không được tính vào con số thống kê chính thức, gần đây đã được Bộ tài chính nước này ước lượng chiếm khoảng một phần sáu GDP chính thức.