Rất nhiều người dân Việt Nam tài năng đã sáng chế ra những sản phẩm khiến các kỹ sư phải kính phục. Đặc biệt khi đó lại là những phát minh sáng chế độc đáo của nông dân. Những người không có học cao hiểu rộng, nhưng họ có ý chí muốn giải phóng lao động chân tay và tăng năng suất cho chính bản thân họ và những người dân cùng cảnh ngộ.
Có thể nói Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp khá lâu nay. Nhưng việc cơ giới hóa, tự động hóa và nông trại hóa thì vẫn chưa hoàn thiện. Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm máy móc áp dụng cho nông dân hầu như tự phát là chính. Và người đi đầu trong các sáng chế phổ biến hiện nay không ai khác là người nông dân.
1. Cao Phát Triển – Hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại
Anh Cao Phát Triển, ấp Thới Xương 1, phường Thới Long TP Cần Thơ có 0,8 ha trồng quýt. Anh Triển cho biết, với 0,8 ha, trước đây mỗi lần tưới, tiền nhân công gần 300.000 đồng. Còn hiện nay chỉ cần điều khiển bằng điện thoại khoảng 10 phút, tốn 2.000 đồng là xong. Hệ thống giúp nhà vườn chủ động tưới nước hay phun xịt cho vườn cây ở mọi lúc mọi nơi. Khi muốn tưới cho vườn, chỉ cần thao tác trên điện thoại để điều khiển hệ thống phun nước. Ngoài việc đỡ tốn công chăm sóc, hệ thống tự động còn tiết kiệm chi phí.
2. Nguyễn Hồng Chương – Máy rửa, phân loại, lau khô nước và đánh bóng trên trái cà chua
Huyện Đơn Dương là vùng chuyên canh cà chua lớn nhất cả nước. Sản lượng hàng năm lên tới hàng chục nghìn tấn. Tuy nhiên, để phân loại, rửa, lau khô, đánh bóng cà chua thường rất tốn thời gian, tiền bạc. Suy nghĩ rút ngắn công đoạn, giảm thời gian và chi phí đã được lên ý tưởng. Chỉ 20 ngày, ông Nguyễn Hồng Chương đã hoàn thành xong mô hình hoạt động thay thế. Đó là máy rửa, phân loại, lau khô và đánh bóng cà chua với công suất bằng 15 người. Chiếc mày này hoạt động với công suất 8 tiếng một ngày, đạt năng suất 20 tấn cà chua. Từ năm 2007 đến nay, ông Chương đã xuất bán khoảng 1.300 máy. Trong đó, trên 200 máy đã được xuất khẩu sang các nước như: Malaysia, Đài Loan, Lào, Campuchia, Singapore…
3. Bùi Sỹ Tới – Máy cày sử dụng riêng cho ruộng bậc thang
Anh Bùi Sỹ Tới, ở thôn Trung tâm, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Hiện anh đang là chủ của một xưởng sản xuất máy cày mini trên ruộng bậc thang. Anh Tới nhận thấy máy cày thường to và nặng, không hợp với vùng ruộng cao Yên Bái. Là một nông dân chính hiệu bằng sự say mê nghiên cứu anh đã tạo ra máy cày mini. Anh Tới cải tiến các số máy phù hợp cho sản xuất như: Số một, số hai dùng cho việc cày, di chuyển lên dốc; Số ba, số bốn dành cho việc bừa đất… Nhờ có những tính năng ưu việt phù hợp nên máy dễ vận chuyển trên địa hình đồi dốc. Máy cày của anh ngày càng được ưa chuộng và bán rộng rãi ở nhiều nơi như: Lai Châu, Sơn La, Bình Phước, Bình Dương…
4. Phạm Văn Hát – Máy gieo hạt tự động
Ý tưởng ra đời máy gieo hạt ra đời khi anh Hát qua vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Nông dân dùng máy gieo hạt kéo tay nhưng hạt gieo vẫn không đều và phải tỉa bớt. Sau hơn một năm nghiên cứu máy gieo hạt của anh cũng đã được hoàn thiện. Năng suất của máy tương đương 30 đến 40 người và tiết kiệm được 30% hạt giống. Máy gieo hạt của anh được rất nhiều nông dân trên cả nước đặt mua. Anh cũng đã hoàn thiện được 15 loại máy khác như: Máy cày hai lưỡi, bốn lưỡi, máy bỏ phân… Tại Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc. Anh Hát đã vinh dự được nhận huân chương lao động hạng 3.
5. Nguyễn Văn Dũng – Máy bắt rầy xanh trên cây đậu bắp Nhật
Với mong muốn giúp nông dân hạn chế tác hại của sâu bệnh và giảm lượng thuốc trừ sâu. Máy bắt rầy xanh trên cây đậu bắp Nhật của ông Nguyễn Văn Dũng (ấp Phú Bình, xã Bình Thủy, Châu Phú) đã ra đời. Vài năm trở lại đây, rầy xanh là đối tượng gây hại chính cho cây đậu bắp Nhật. Máy được thiết kế trên khung xe một bánh dễ dàng di chuyển trên đồng ruộng. Khung xe thiết kế một bầu hút hình phễu có động cơ thổi gió và hai tay gạt đuổi rầy. Khi bị động rầy xanh bay ra, bị động cơ thổi về phía bầu hút. Máy giúp bắt rầy hiệu quả và hạn chế tối đa phun thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm của ông Dũng đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nguyễn Cao Thượng – Máy phun thuốc trừ sâu kết hợp sạ lúa
Ông Nguyễn Cao Thượng ngụ ấp Vĩnh Phước 1, Vĩnh Thuận, Kiên Giang. Với niềm đam mê sáng tạo ông đã sáng chế ra nhiều sản phẩm phục vụ bà con nông dân. Khi chứng kiến cảnh nông dân bị ngộ độc khi phun thuốc trừ sâu bằng cách thủ công. Chiếc xe phun thuốc trừ sâu kết hợp sạ lúa đa năng đã ra đời từ đó. Ông Thượng tận dụng động cơ xe máy Honda để bơm hút nước, xịt thuốc. Những phần tiếp xúc với hóa chất sẽ được làm bằng inox để không bị phá hủy. Máy sạ lúa cũng rất đồng đều, tiết giảm được thời gian cho người sử dụng. Ông Thượng đã bán được 30 máy trong, ngoài tỉnh và 2 chiếc cho khách hàng bên Lào.
7. Sáng chế độc đáo của nhóm nông dân Việt Nam – Xuồng chạy bằng năng lượng Mặt Trời
Ông Huỳnh Thiện Liêm, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Huỳnh Văn Trăng và ông Thái Văn Hoàng ngụ Đồng Tháp. Bốn người nông dân chân chất đã sáng chế thành công xuồng chạy bằng năng lượng mặt trời. Ý tưởng dự án từ ông Liêm, khi ông đi du lịch ở rừng Tràm Chim. Kết cấu đơn giản gồm: Hai tấm pin mặt trời, hai bình ắc quy, động cơ năm số tới và hai số lùi. Xuồng có thể chở được 9 người tính cả người lái, tốc độ tối đa 30km/giờ. Khi không có ánh nắng, xuồng vẫn có thể chạy được do dùng năng lượng trong bình ắc quy. Chân vịt cũng được chế thêm bộ phận bảo vệ nên không bị rác quấn làm gãy. Chiếc xuồng khá phù hợp với du lịch sinh thái đặc biệt ở vườn quốc gia Tràm Chim. Nhận thấy được tính năng của thuyền chạy bằng pin năng lượng mặt trời. Khu du lịch sinh thái (Vườn quốc gia Tràm Chim) đã đặt hàng sáu chiếc để đưa vào khai thác.
8. Nguyễn Văn Hai – Máy tuốt củ lạc
Việc thu hoạch lạc trên vùng đất cát khô nóng của nông dân Bình Thuận khá vất vả. Thêm vào đó, tuốt củ lạc ra khỏi cây cũng tốn rất nhiều công sức. Ông Hai sáng tạo máy tuốt lạc từ máy tuốt lúa nhưng không đạt năng suất. Ông tiếp tục mày mò để cho ra đời chiếc máy hoàn thiện hơn. Chiếc máy hoàn chỉnh có thùng sàng chuyển động dưới trục tuốt, có máng hứng củ lạc. Trên trục tuốt có vòng xoắn, cây được cuốn nhanh trong buồng tuốt khiến cho củ không bị nứt. Phần lá, thân cây sau khi tuốt được chuyển vào một băng tải riêng cho ra ngoài. Đạt công suất 400kg 1 giờ, tiết kiệm nhân công, chiếc máy đã được đặt mua rất nhiều.
9. Lương Văn Đồng – Xe đạp cày đa năng
Phế liệu từ chiếc xe đạp cũ có thể được tái chế bởi ông Lương Văn Đồng. Với mong muốn giúp người nông dân giảm được chi phí cày bừa trên đồng ruộng. Ông Lương Văn Đồng ngụ Quảng Nam đã sáng chế “xe đạp cày đa năng” có một không hai. Chiếc xe đạp được giữ lại ghi đông, phụt, vành bánh trước và tận dụng sắc làm lưỡi cày. Các lưỡi cày gắn với sườn xe và thiết kế đế cày sâu cạn, xa gần đều được. Phía trên là ghi đông cầm để điều khiển chiếc cày. Thiết kế đơn giản, nhưng có khá nhiều công năng như: làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ… Với ưu điểm về giá thành cũng như tiết kiệm được nhân công. Nông dân khắp nơi từ Bắc đến Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… đều tìm đến đặt hàng.
10. Sáng chế độc đáo của nông dân lớp 8 Phạm Minh Thành – Máy đào khoai tây
Nông dân Phạm Minh Thành (42 tuổi), ngụ đường Nguyễn Siêu, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Người sáng chế ra máy đào khoai tây. Với năng suất lao động mỗi ngày bằng 70 nhân công lao động. Đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận bảo hộ độc quyền với nhãn hiện máy đào khoai tây “Minh Thành Tài”. Điều làm cho mọi người ngạc nhiên hơn nữa là “cha đẻ” của máy đào khoai tây này mới chỉ học đến lớp 8. Anh chưa từng học qua bất kỳ trường lớp đào tạo kỹ thuật cơ khí nào.
Xem thêm: Top 10 dàn karaoke gia đình hay nhất Việt Nam hiện nay