Trong tuyệt phẩm “Cuộc chiến giữa các vị thần”, đỉnh điểm cao trào có lẽ là khi thần Zeus thét lớn ra lệnh “Thả Kraken!”. Đây dường như là một đòn trừng phạt vô cùng tàn khốc của Người dành cho sự ngỗ nghịch của loài người. Theo truyền thuyết, Kraken chính là con quáy vật biển khổng lồ với rất nhiều xúc tu tràn đầy năng lượng chết người cùng những tiếng gấm rống kinh hồn có thể phá nát một thành phố chỉ trong một cái nháy mắt. Theo thần thoại Scandinavia cách đây 1000 năm, Kraken to đến nỗi thân nó trông như một hòn đảo. Những thủy thủ không để ý kỹ thường chèo thuyền về phía “hòn đảo” này và ngay lập tức bị nó nuột gọn sau một cú há miệng tử thần. Thế nhưng, hình mẫu Kraken không hẳn là một sinh vật hoàn toàn được dựng lên từ trí tưởng tượng phong phú của các nhà làm phim. Vốn dĩ nó đã xuất hiện với mô tả hình dáng rất chi tiết trong rất nhiều ghi chép thực tế lẫn khoa học.
1. Những tin đồn từ thế kỷ 18
Từ đầu thế kỷ 18, dân đi biển đã truyền tai nhau những câu chuyện về nỗi kinh hoàng mang tên Kraken – con quái vật xúc tu khổng lồ chuyên đánh chìm tàu bè không may chạm trán nó trên biển. Theo các nhà sử học và khoa học cho rằng quái vật Kraken có liên hệ mật thiết với loài mực ống khổng lồ, sinh vật có chiều dài có thể lên đến 18 mét. Loài sinh vật này hiếm khi chạm mặt với con người vì chúng sống ở những vùng đáy biển cực sâu trong lòng đại dương. Các ghi chép khoa học cho thấy cuộc chiến ác liệt xảy ra giữa mực ống khổng lồ và cá nhà táng, loài cá khổng lồ có chiều dài lên đến gần 20m, được miêu tả như cuộc chiến giữa các hải thần.
2. Trải nghiệm của ngư dân bán đảo Scandinavia
Trong những lời truyền tai nhau của ngư dân ở bán đảo Scandinavia, mỗi lần Kraken xuất hiện là khiến cả một vùng biển bị khuấy động. Những ngư dân khi đi biển thường mang theo những thanh kiếm sắc bén được rèn kỹ lưỡng cùng những chiếc móc câu dài để đối phó với Kraken nếu chẳng may chạm mặt. Tuy nhiên, theo lời kể của những người đi biển thực thụ thì mọi giải pháp đề phòng đối với Kraken đều là vô ích bởi nó có một lớp da khá dày cộng với những quả cầu tròn nằm dọc trên những xúc tu khổng lồ của nó. Không chỉ dày như thép mà lớp da này còn tiết ra chất dịch nhảy khiến các thủy thủ trơn trượt khó lòng có thể đứng vững trên sàn tàu chứ đừng nói tới việc sử dụng vũ khí. Do đó, phương pháp hữu hiệu nhất thường được áp dụng mỗi khi đi biển các thủy thủ có lẽ là cầu nguyện thần linh không để họ phải giáp mặt quái vật Kraken.
3. Vụ chạm mặt của tàu Pierre Dénys de Montfort
Vào năm 1801 từ báo cáo của các thủy thủ Pháp về việc tấn công của một loài sinh vật khổng lồ bí ấn ngoài khơi vùng biển Angola. Theo mô tả, con vật với những chiếc “vòi” hung dữ và to lớn như cột buồm này đã tấn công bất ngờ, bủa vây và cuốn chặt lấy thân tàu buôn của Pierre Dénys de Montfort. Đợt chạm trán này đã khiến chiếc tàu bị hư hỏng nặng và rất nhiều thủy thủ đoàn đã mãi mãi không có cơ hội trở về.
4. Được nhắc đến trong quyển sách nổi tiếng Sustema Naturae
Được nhắc đến trong quyển sách nổi tiếng Sustema Naturae
Trong những thế kỷ trước, khi mà trào lưu truy tìm tung tích những con quái thú huyền thoại còn sục sôi, Kraken chính là một trong những động vật khổng lồ được đề cập tới trong phiên bản đầu tiên của cuốn sách Systema Naturae năm 1735 được viết bởi nhà thực – động vật học kiêm bác sỹ người Thụy Điển Carolus Linnaeus. Ông đã liệt kê Kraken vào top những động vật thân mềm.
5. Được đề cập đến trong “Lịch sử tự nhiên của Na Uy”
Năm 1752, giám mục Scandinavia Eric Ludvigsen Pontopiddan xuất bản cuốn sách có nhan đề “Lịch sử tự nhiên của Na Uy”, trong đó có một chương nói về các loài quái vật biển. Ông miêu tả Kraken như một sinh vật tròn, phẳng và có rất nhiều xúc tu.
6. Nghiên cứu của Mark McMenamin
Cuối những năm 1800, các nhà khoa học đã thu thập đủ bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại của loài động vật biển khổng lồ này. Mark McMenamin, một nhà cổ sinh vật học đến từ ĐH Mount Holyoke bang Massachusetts, Mỹ, cho biết ông đã phát hiện ra một số dấu hiệu có thể chứng minh sự tồn tại của loài Kraken. Trong quá trình nghiên cứu hóa thạch loài thằn lằn cá khổng lồ, McMenamin đã tìm thấy bằng chứng về một con vật được cho là Kraken dài tới 30m. Ông tiếp tục nghiên cứu và trình bày kết quả tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội địa chất Hoa Kỳ ở Minneapolis. Từ đó, nhiều chuyên gia cho rằng, có khả năng quái vật Kraken là họ hàng mật thiết với loài mực ống khổng lồ.
7. Bản phác thảo của Sir Richard Owen
Ngay sau tuyên bố của Mark McMenamin đưa ra, nhiều nhà nghiên cứu đã thiên về luận điểm này. Một trong số đó là nhà khoa học-sinh vật học vĩ đại sáng chế ra khái niệm Khủng Long- Sir Richard Owen. Ông đã vẽ ra bản phác thảo hình dáng Kraken. Tuy nhiên, trái ngược với những gì người ta nghĩ, bản phác thảo này lại là sự lai tạo giữa loài cua biển và giống ốc mượn hồn, hoàn toàn không giống mực ống hay bạch tuộc.
8. Những mẩu xác to di thường được phát hiện
Trong 10 năm trở lại đây, con người đã nghiên cứu và thu thập được trên 300 sản phẩm to dị thường của loài mực khổng lồ khi chúng tình cờ mắc lưới hoặc bị chết dạt vào bờ biển. Phần lớn xác những con mực khổng lồ này có trọng lượng khoảng 1 tấn và chiều dài khoảng 15m. Có con trọng lượng lên đến hàng chục tấn và đạt tới độ dài hơn 20m.
9. Cái xác khổng lồ của mực khổng lồ
Hiện tại, theo các ghi nhận và nghiên cứu, sinh vật thực tế bị phát hiện với kích thước lớn nhất thuộc về xác con mực nặng gần 25 tấn tìm được tại khu vực Tasmania. Từ đó, các nhà khoa học từ đó cho rằng có thể tồn tại loài Kraken ở khắp mọi nơi, trừ vùng biển quanh Bắc Cực.
10. Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học
Một nhóm nhà khoa học đến từ 8 nước khác nhau trên thế giới trong thời gian gần đây cố gắng làm rõ về loại sinh vật biển bí ẩn đáng sợ này bằng cách phân tích gen. Họ thu thập các mẫu mô từ 43 con mực khổng lồ bắt được ở các vùng biển từ Floria, Mỹ tới Nam Phi và New Zealand và sắp xếp các mẫu mô thành từng bộ với hệ ty lạp thể có chứa chất hóa học ATP và các enzyme liên quan đến các hoạt động chuyển hóa tế bào. Từ đó, Các nhà khoa học chỉ ra rằng gen của loài mực khổng lồ này cực kỳ ít và không hề có tính đa dạng. Thậm chí, các con mực khổng lồ được bắt tại mọi nơi xa xôi của thế giới cũng chỉ khác nhau chưa đầy 1 trong 100 mã ADN.
Điều này cho thấy gen của giống loài mực khổng lồ hạn hẹp nhất trong tất cả các loài sinh vật biển từ trước đến giờ con người biết được. Như vậy, nhiều khả năng có tồn tại loài mực khổng lồ là có thật.