Các bệnh tim mạch (CVDs) là một nhóm các rối loạn về tim và mạch máu và chúng bao gồm: Bệnh tim mạch – bệnh của các mạch máu cung cấp cho cơ tim; Bệnh liên quan mạch máu não – bệnh của các mạch máu cung cấp cho não; Bệnh động mạch ngoại biên – bệnh của mạch máu cung cấp cho cánh tay và chân; Bệnh thấp tim – tổn thương cơ tim và van tim từ sốt thấp khớp, gây ra bởi vi khuẩn liên cầu; Bệnh tim bẩm sinh – bị dị tật cấu trúc tim sau khi sinh; Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi – cục máu đông trong các tĩnh mạch chân, có thể bật ra và di chuyển đến tim và phổi.
Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim và đột quỵ là chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động thể lực, hút thuốc lá và uống rượu. Yếu tố nguy cơ này gây ra khoảng 80% các bệnh về tim mạch. Những ảnh hưởng của chế độ ăn uống không lành mạnh và hoạt động thể chất có thể gây ra các hiện tượng như tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, béo phì và thừa cân. Những yếu tố đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ, suy tim và các biến chứng khác. Cai nghiện thuốc lá, giảm muối trong chế độ ăn uống, tăng trái cây và rau quả, hoạt động thể chất thường xuyên và tránh sử dụng rượu đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nguy cơ tim mạch cũng có thể được giảm bằng cách ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp, tiểu đường và ngăn ngừa chất béo trong máu tăng lên.
Các triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch rất phong phú bao gồm các triệu chứng của tim, của động mạch, tĩnh mạch và các rối loạn vận mạch. Không có triệu chứng nào là đặc hiệu, vì vậy việc chuẩn đoán phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và các xét nghiệm kèm theo. Các triệu chứng hay gặp nhất trong bệnh tim mạch bao gồm: khó thở, đau ngực, ngất, đánh trống ngực, phù, tím, cơn đau cách hồi,…
Sau đây là thống kê những bệnh tim mạch thường gặp nhất theo nhiều khảo sát và nghiên cứu trên thế giới
1. Tăng huyết áp
Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Ủy ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ (1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg.
Định nghĩa này đơn giản nhưng có nhược điểm là trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp thay đổi theo tuổi, giới…
Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân nhưng có thể là một bệnh, bệnh tăng huyết áp, nếu không tìm thấy nguyên nhân. Ở các nước Châu Âu – Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trong nhân dân chiếm 15 – 20% ở người lớn. Cụ thể như sau: Benin 14%- Thái lan: 6.8%- Zaire:14%- Chile: 19-21%, Bồ Đào Nha: 30%, Hoa kỳ: 6-8%. Nhìn chung tỉ lệ rất thay đổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 11,8% (Bộ Y Tế Việt Nam, 1989). Tỉ lệ này gia tăng đáng quan tâm vì trước 1975 tỉ lệ này ở miền Bắc Việt nam chỉ có 1-3%(Đặng Văn Chung). Tại BVTW Huế năm 1980 tỉ lệ tăng huyết áp trong số các bệnh nội khoa chỉ có 1% nhưng 10 năm sau, năm 1990, đã tăng đến 10%. Thống kê gần đây nhất của Viện Tim Mạch tại Miền Bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 16,3% (2002).
2. Suy tim
Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi.
Quan niệm này đúng cho đa số trường hợp, nhưng chưa giải thích được những trường hợp suy tim có cung lượng tim cao và cả trong giai đoạn đầu của suy tim mà cung lượng tim còn bình thường.
Tại châu Âu trên 500 triệu dân, tần suất suy tim ước lượng từ 0,4 – 2% nghĩa là có từ 2 triệu đến 10 triệu người suy tim. Tại Hoa Kỳ, con số ước lượng là 2 triệu người suy tim trong đó 400.000 ca mới mỗi năm. Tần suất chung là khoảng 1-3% dân số trên thế giới và trên 5% nếu tuổi trên 75. Tại nước ta chưa có thống kê chính xác, nhưng nếu dựa vào số dân 70 triệu người thì có đến 280.000 – 4.000.000 người suy tim cần điều trị.
3. Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim là viêm kích thích của màng ngoài tim, màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra đau ngực và đôi khi các triệu chứng khác. Viêm màng ngoài tim thường đột ngột và ngắn (cấp tính). Khi các triệu chứng dần dần phát triển thêm hoặc kéo dài, tình trạng này được coi là mãn tính. Cơn đau ngực mạnh liên kết với viêm màng ngoài tim xảy ra khi bị viêm hay bị kích thích, hai lớp màng ngoài tim chà với nhau.
Trường hợp nhẹ có thể tự cải thiện. Điều trị các trường hợp nặng hơn có thể bao gồm thuốc men, hiếm khi phẫu thuật. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.
Viêm màng ngoài tim cấp tính thường kéo dài ít hơn một vài tuần. Viêm màng ngoài tim mãn tính kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn.
Nếu viêm màng ngoài tim cấp tính, triệu chứng phổ biến nhất là đau sắc nét, đau như đâm ngực phía sau xương ức hoặc bên trái ngực. Tuy nhiên, một số người bị viêm màng ngoài tim cấp tính mô tả đau ngực như là đau nhức, tức hoặc thay vào đó như áp lực, và thay đổi cường độ.
Cơn đau của viêm màng ngoài tim cấp tính có thể lan tới vai trái và cổ. Nó thường được tăng cường khi nằm xuống hoặc hít thật sâu. Ho, hít thở sâu hoặc nuốt thức ăn cũng có thể làm cho đau nặng hơn. Ngồi lên và nghiêng về phía trước thường có thể giảm đau. Đôi khi, nó có thể khó để phân biệt đau màng ngoài tim từ các cơn đau xảy ra với cơn đau tim.
Viêm màng ngoài tim mãn tính thường gắn liền với sự tích tụ của chất dịch dư thừa xung quanh tim (tràn dịch màng ngoài tim). Thường không gây đau, triệu chứng thường gặp nhất của viêm màng ngoài tim mãn tính là khó thở.
Tùy thuộc vào loại, dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng ngoài tim có thể bao gồm một số hoặc tất cả những điều sau đây: Đau ngực sắc nét, đau trung tâm hoặc bên trái của ngực; Khó thở; Sốt nhẹ; Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi hoặc cảm thấy bị bệnh; Ho khan; Bụng cổ chướng hoặc phù chân,…
Nhiều trong số các triệu chứng của viêm màng ngoài tim cũng tương tự như của bệnh tim và vấn đề phổi khác. Được đánh giá sớm hơn, càng sớm càng có thể được chẩn đoán và điều trị đúng. Ví dụ, mặc dù nguyên nhân của đau ngực cấp tính có thể bị viêm màng ngoài tim, nguyên nhân cũng có thể là một cơn đau tim hoặc một cục máu đông máu của phổi (thuyên tắc phổi).
4. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là bệnh thường gặp do sự lan tràn của vi khuẩn gây bệnh từ những ổ nhiễm trùng khu trú ở nội tâm mạc và nội mạc động mạch. Thường xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tim có sẵn (Valve tim hậu thấp hoặc tim bẩm sinh), chênh lệch áp suất xuyên valve lớn. Tiên lượng thường nặng và tỉ lệ tử vong cao.
Gồm có:
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên van tự nhiên: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở người nghiện ma túy qua đường tĩnh mạch tùy thuộc tim nào bị tổn thương: tổn thương valve 3 lá thường gặp dễ gây thuyên tắc phổi => nhồi máu phổi. Dự hậu tốt vì điều trị kháng sinh thường khỏi.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên van nhân tạo: Nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng sau thay valve thường do nhiễm trùng van nhân tạo lúc mổ hoặc biến chứng hậu phẫu. Vi khuẩn thường là coagulase negative staphylococcus, S. aureus, gram- negative bacilli, diptheroids và nấm. Từ 2-12 tháng cũng là nhiễm trùng bệnh viện nhưng khởi phát chậm. Lớn hơn 12 tháng thường giống như nhiễm trùng cộng đồng trên van tự nhiên.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên một số đối tượng đặc biệt: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng sau mổ tim hở, Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở bệnh nhân sản phụ khoa, Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện, Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở người chạy thận nhân tạo định kỳ,…
5. Bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính còn được gọi là đau thắt ngực ổn định hoặc suy vành. Đây là loại bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Do đó biết được những thông tin cơ bản về căn bệnh này để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng tránh hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính xảy ra do động mạch vành bị hẹp làm hạn chế cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim.
Triệu chứng điển hình của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là đau thắt ngực. Cơn đau thường bắt đầu ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay.
Người bệnh thường cảm thấy đau thắt ngực khi gắng sức, ăn quá nhiều, hút thuốc lá, bị lạnh hoặc xúc động mạnh. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc kèm cơn nhịp nhanh.
Hầu hết người bệnh mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá. Một số bệnh nhân có thể bị khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi…
Cơn đau kéo dài vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 20 phút (nếu đau kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ thì cần nghĩ đến cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim).
6. Đau thắt ngực không ổn định
So với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định thường có tuổi già hơn, có tỷ lệ tiểu đường cao hơn, tỷ lệ tăng huyết áp (THA) và rối loạn lipid máu cũng gặp nhiều hơn. Đau thắt ngực không ổn định (unstable angina) là một trong những vấn đề khá thời sự hiện nay do tính chất thường gặp của nó cũng như nhiều tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị. Hàng năm ở Mỹ ước tính có tới > 700 000 bệnh nhân nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định. Tiên lượng của đau thắt ngực không ổn định cũng nặng nề không kém nếu so với nhồi máu cơ tim.
Cho đến nay người ta đã hiểu rõ cơ chế của đau thắt ngực không ổn định là sự không ổn định của mảng xơ vữa và mảng này bị vỡ ra. Sự vỡ ra của mảng xơ vữa cũng gặp trong nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên mức độ và diễn biến có khác nhau đôi chút. Nếu sự nứt vỡ là lớn và hình thành máu đông ồ ạt lấp toàn bộ lòng mạch sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nếu sự nứt vỡ nhỏ hơn và cục máu đông này chưa dẫn đến tắc hoàn toàn động mạch vành thì đó là đau thắt ngực không ổn định. Tuy nhiên, đau thắt ngực không ổn định có thể diễn biến nặng và biến thành nhồi máu cơ tim thực sự.
Hậu quả là làm giảm nghiêm trọng dòng máu tới vùng cơ tim do động mạch vành đó nuôi dưỡng, và biểu hiện trên lâm sàng là cơn đau ngực không ổn định. Trong thực tế một số yếu tố sau có thể làm nặng bệnh hơn: sốt, tăng huyết áp nhiều, rối loạn nhịp tim, cường giáp…
7. Nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể – hoại tử một vùng cơ tim. Lúc khởi phát, nó mang tính cách một “tai biến mạch vành”, cần được xử trí khẩn trương tại bệnh viện, tốt nhất là đơn vị chăm sóc tích cực về mạch vành – ICU. Đại đa số hoại tử ấy đều liên quan huyết khối mới sinh bít tịt (hoặc gần hoàn toàn) lòng động mạch vành (ĐMV) tương ứng.
Biểu hiện thường gặp là đau ngực trái dữ dội, kéo dài hơn 15-30 phút. Đau có khi kèm vả mồ hôi và khó thở, mệt nhiều, không dám vận động nặng vì gia tăng cơn đau. Đau có thể lan ra cánh tay cẳng tay trái đến ngón út và áp út bàn tay trái, hoặc có thể lan sau lưng hoặc hàm dưới trái. Ở những người đã có tiền sử bệnh thiếu máu cơ tim, đau ngực dữ dội không giảm sau khi sử dụng nitroglycerine hoặc isosrbide dinitrate (Risordane) ngậm dưới lưỡi, cần tham vấn bác sĩ ngay.
Một số người bị nhồi máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện bằng khó thở nhẹ hay mệt khi vận động mà không đau ngực. Do đó có thể nhồi máu cơ tim sẽ bị bỏ sót. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn có thể gặp những trường hợp chỉ than mệt trước đó vài giờ sau đó đột nhiên tử vong.
Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhưng số bệnh nhân nhồi máu ngày càng tăng. Những năm 50 của thế kỉ XX. số bệnh nhân nhồi máu cơ tim là hiếm thì ngày nay, mức độ phổ biến của bệnh ngày càng nhiều và hầu như ngày nào cũng có người nhập viện.Năm 2003, theo thống kê của Viện tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim cấp là 4,2% đến năm 2007 con số này là 9,1%. Ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gon, năm 2010 có tới 7421 trường hợp nhập viện vì đau thắt ngực, 1538 ca phải nhập viện và điều trị vì hội chứng vành cấp, 267 trường hợp tủ vong.
8. Hẹp van hai lá
Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh. Từ 1887 Bouillaud rồi Sokolski đã mô tả bệnh. Đến 1920 Duckett Jones (Hoa kỳ) đã nghiên cứu bệnh này và đến 1944 ông mới công bố bảy tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Cũng những năm này Cutter và Levine Phillipe (Hoa kỳ) tìm cách phẫu thuật hẹp van hai lá đồng thời trong năm đó Souttar tại Anh cũng đã mổ được hẹp van hai lá. Giai đoạn này bệnh hẹp van hai lá là bệnh tim mạch phổ biến nhất, gây tàn phế và tử vong nhiều. Từ năm 1944 việc phát minh ra Penixillin diệt các loại liên cầu và đặc biệt tạo ra loại Penixillin chậm (Benzathyl Penixillin) có tác dụng phòng ngừa bệnh này do đó đến nay ở các nước phát triển như Thụy điển, Hà lan và Đức bệnh thấp tim gần như mất hẳn.
Tuy vậy, ở các nước chậm phát triển bệnh này còn đang phổ biến. Bệnh hay gặp ở tuổi lao động 20 – 30 tuổi tỷ lệ bệnh hẹp hai lá rất cao khoảng 60 – 70 %, tỷ lệ tử vong đến 5%. Bệnh có nhiều biến chứng phức tạp và đưa đến tàn phế. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (3/1) và ở nông thôn mắc nhiều hơn thành thị.
9. Hở van hai lá
Hở van hai lá sẽ xảy ra khi van hai lá không đóng chặt, cho phép máu chảy ngược. Van hai lá nằm giữa hai buồng trái của tim, cho phép máu lưu chuyển qua van tim khi nhịp tim bình thường. Hở van hai lá còn được gọi là suy van hai lá hoặc bất thường van hai lá.
Khi van hai lá không hoạt động đúng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc đi đến phần còn lại của cơ thể một cách hiệu quả. Hở van hai lá có thể gây mệt mỏi và khó thở.
Điều trị hở van hai lá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, khả năng trở nên tệ hơn và các dấu hiệu và triệu chứng. Đối với trường hợp nhẹ, điều trị có thể không cần thiết. Có thể cần phẫu thuật tim để sửa chữa hoặc thay thế van cho nhiều trường hợp nặng. Nếu không điều trị, bệnh hở van hai lá có thể gây ra suy tim hoặc các vấn đề nhịp tim nghiêm trọng (loạn nhịp tim).
10. Hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ (ĐMC) là tình trạng tắc nghẽn sự tống máu của thất trái do diện tích lỗ van ĐMC giảm. Hẹp van ĐMC chiếm 1/4 số các bệnh nhân van tim. 80% các bệnh nhân hẹp van ĐMC là nam giới.
Nguyên nhân hẹp van ĐMC là:
– Hẹp van ĐMC do thấp tim: thường gặp ở Việt Nam. Dày lá van nhất là tại bờ van, xơ hóa, vôi hóa, dính các lá van vào mép van ĐMC. Thường phối hợp với hở chủ hoặc phối hợp với bệnh van hai lá do thấp như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp hở van hai lá.
– Hẹp van ĐMC do thoái hóa và vôi hóa: hay gặp ở người lớn tuổi. Thường đi kèm với những rối loạn chuyển hóa calci và/hoặc những yếu tố nguy cơ của bệnh vữa xơ động mạch như tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, …
– Hẹp van ĐMC bẩm sinh: thường gặp là bệnh van ĐMC có hai lá van, van thường thoái hóa và vôi sớm. Ngoài ra, còn gặp: van ĐMC một cánh, dính lá van ĐMC… (ít gặp).