Lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam gồm lễ hội chùa Hương, Lễ Khai Ấn đền Trần, Lễ hội Bà Chúa Kho… là những lễ hội lớn đầu năm, đầu mùa xuân ở Việt Nam. Những lễ hội này mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện tín ngưỡng dân gian vô cùng độc đáo của người Việt Nam. Hàng năm, những lễ hội này đều diễn ra vào mùa xuân với các phần lễ và phần hội vô cùng phong phú, đa dạng. 10Hay giới thiệu đến các bạn top 10 lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam.
1. Lễ hội mùa xuân chùa Hương
Lễ hội mùa xuân chùa Hương, lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam, khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Thực ra, ngày này trước đây vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương về sau trở thành ngày khai hội. Lễ hội mùa xuân chùa Hương kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.
Vì thế, cứ đến Lễ hội mùa xuân chùa Hương là hàng triệu phật tử cùng lữ khách khắp bốn phương lại náo trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Thành tâm dâng lên Phật một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
https://www.youtube.com/watch?v=AjCSCSOu7XA
2. Lễ hội mùa xuân Khai Ấn Đền Trần
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Lễ Khai Ấn là một tập tục bắt đầu từ năm 1239 của triều đại nhà Trần. Thực ra đây là nghi lễ tế tiên tổ của triều Trần. Nghi lễ này diễn ra như sau: Vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công tại phủ Thiên Trường. Tổ chức được một thời gian thì quân Nguyên- Mông xâm lược, cả nước dốc sức chống ngoại xâm nên Lễ Khai Ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262. Sau chiến thắng quân Nguyên – Mông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại Lễ Khai Ấn.
3. Lễ hội Bà Chúa Kho
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 12 tháng giêng. Lễ hội này là Ngày giỗ Bà Chúa Kho được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Bà Chúa Kho theo truyền thuyết là một người phụ nữ Việt Nam sống ở đời nhà Lý, bà đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).
Sau khi bà mất, nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
4. Lễ hội mùa xuân Hội Lim
Kinh Bắc là vùng đất độc đáo sở hữu nhiều lễ hội dân gian, là nơi phát tích câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh là lễ hội được nhiều người biết đến. Từ xưa đến nay, khi diễn ra thì Hội Lim được hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy.
So với các lễ hội khác ở vùng Kinh Bắc, Hội Lim là lễ hội lớn với phần lễ và hội đa dạng, phong phú. Hội Lim là nơi tụ họp những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh.
5. Lễ hội mùa xuân Yên Tử – Quảng Ninh
Như đã biết, Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc địa bàn xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông, ở phía Tây – Bắc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, ngày xưa di tích của Yên Tử trải rộng đến cả vùng Ngọa Vân, Hồ Thiên (huyện Đông Triều). Núi Yên Tử thuộc vòng cung Đông Triều. Từ ngàn xưa, Yên Tử có nhiều tên gọi: Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân (Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn (Núi Mây Nổi), Linh Sơn (Núi Thiêng) và được biết đến là một trong bốn “Phúc địa linh thiêng” của Giao Châu.
Hội xuân Yên Tử diễn ra từ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Vì thế, những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên quanh năm. Câu ca dao: “Trăm năm tích đức, tu hành. Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu” đã thể hiện tầm ảnh hưởng sâu rộng của Lễ hội mùa xuân Yên Tử ở Việt Nam.
https://www.youtube.com/watch?v=_jg99QornJQ
6. Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam, diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng Ba âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Là người Việt Nam, không ai không biết đến câu ca dao đậm đà tình nghĩa đồng bào từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Theo truyền thuyết dân gian, các Vua Hùng là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là Thủy Tổ người Việt. Vì thế, Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương có ấn tượng đặc biệt trong tâm thức của người Việt.
https://www.youtube.com/watch?v=-UdYMZIzhxA
7. Lễ hội chợ Viềng – Nam Định
Chắc bạn cũng biết, Chợ Viềng là điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, có nhiều sản vật. Đặc biệt, là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên du khách thập phương đến rất sớm, họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.
https://www.youtube.com/watch?v=nuuttZv809M
8. Lễ hội Gò Đống Đa
Gò Đống Đa là di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc, là chứng cứ thất bại của giặc ngoại xâm. Quay ngược thời gian trở về Gò Đống Đa hơn 200 năm trước (1789) thì nơi đây chiến trường đẫm máu. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây.
Lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam, Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngày hội diễn ra với nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.
9. Lễ hội núi Bà Đen – Tây Ninh
Núi Bà hay núi Bà Ðen ở Tây Ninh, Nam Bộ. Tên ngọn núi này được hình thành từ truyền thuyết dân gian. Chuyện kể rằng, ngày xưa, một người con gái tên là Ðênh (sau gọi trại là Ðen), con một viên quan trấn thủ người Miên. Cô Đênh rất sùng đạo Phật, lại bị ép duyên nên nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam, Lễ hội Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch và hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch. Lễ hội được du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
10. Lễ hội Bà Chúa Xứ – An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam, Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Phần lễ của lễ hội này gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Đặc biệt, phần hội rất hào hứng đan xen phần lễ với các màn biểu diễn múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén…thu hút nhiều du khách. Đây là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.
https://www.youtube.com/watch?v=D1RZ3diO1xo
Những lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam mà 10Hay giới thiệu thể hiện sự đa dạng, phong phú và vô cùng độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam. Đây đều là những lễ hội lớn, quan trọng từ Bắc vào Nam, thời gian những lễ hội này diễn ra đã trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn không chỉ du khách trong và ngoài nước. Tết Định Dậu này nếu có điều kiện bạn hãy thử đến và hòa mình vào lễ hội mùa xuân độc đáo nhất ở Việt Nam nhé!
Xem thêm: