Những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới là tính theo diện tích toàn bộ vùng đất liền cùng với những hải đảo thuộc chủ quyền của những quốc gia ấy theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Những quốc gia này nằm rải rác trên khắp các châu lục và chiếm phần lớn diện tích đất liền trên thế giới. Những vùng lãnh thổ đang tranh chấp hoặc chưa phân định biên giới cụ thể thì không được tính vào diện tích lãnh thổ của các nước.
Theo khảo sát sơ bộ của các nhà nghiên cứu, những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới thường có nền kinh tế khá phát triển nhờ nguồn tài nguyên đất rộng lớn, khoáng sản phong phú, được khai thác hiệu quả. Tìm hiểu về đặc điểm địa lý của những quốc gia này không chỉ giúp chúng ta mở rộng vốn kiến thức về thế giới mà còn hiểu biết thêm một vài nét thú vị, đặc trưng của từng quốc gia ấy.
Sau đây, 10hay sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới theo số liệu của Liên Hiệp Quốc (xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ):
1. Liên Bang Nga
Với tổng diện tích là 17.098.242 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất trên thế giới. Lãnh thổ của Liên Bang Nga nằm trải dài trên phần phía Bắc của lục địa Á-Âu, nằm ở cả hai châu lục Á và Âu, ngăn cách nhau bởi dãy núi Uran. Vì trải dài ở khá nhiều múi giờ nên khí hậu của Nga khá đa dạng. Phần lớn đất đai ở Nga là các đồng bằng rộng lớn. Không những có diện tích đất liền hùng vĩ, Nga còn có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi phát triển ngành hàng hải, quân sự, ngư nghiệp,…
2. Canada
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới với 9.984.670 km2, nằm ở cực Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông sang Thái Bình Dương ở phía Tây và giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc. Canada là một trong những quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất thế giới. Canada có nền kinh tế rất phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền thương mại quy mô lớn. Đồng thời, Canada là nước có bờ biển dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 202.080 km.
3. Hoa Kỳ
Với tổng diện tích 9.629.091 km2, Hoa Kỳ là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau Nga và Canada. Hoa Kỳ nằm ở Tây Bán cầu, gồm 50 tiểu bang tiếp giáp nhau trên lục địa Bắc Mỹ, bang Alaska (bán đảo Alaska) và Hawaii – một quần đảo ở Thái Bình Dương. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Hoa Kỳ khá phong phú, bao gồm than đá, đồng, chì, photphat, uranium, boxit, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ,…Không những có diện tích rộng lớn, Hoa Kỳ còn là một cường quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới.
4. Trung Quốc
Đứng thứ tư trên thế giới về diện tích lãnh thổ đó là Trung Quốc với 9.596.961 km2. Trung Quốc nằm ở phân nửa phía Bắc của Đông Bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu. Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhờ vùng lãnh thổ rộng lớn cùng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa.
5. Brazil
Brazil là nước có diện tích lớn thứ năm trên thế giới với 8.515.767 km2, chiếm gần một nửa diện tích của lục địa Nam Mỹ, giáp với Đại Tây Dương ở phía Đông và Đông Bắc và giáp hầu hết các nước Nam Mỹ. Tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm có sắt, mangan, niken, thiếc, thủy điện, vàng,…Brazil được xem là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Mỹ Latinh.
6. Úc
Úc hay Australia có diện tích lãnh thổ là 7.692.024 km2, xếp thứ 6 trên thế giới, là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania và nhiều đảo nhỏ. Liên bang Úc gồm có 6 bang và một số lãnh thổ. Úc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới, xếp thứ 12 thế giới. Úc có đường bờ biển dài 34.218 km và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 8.148.250 km2.
7. Ấn Độ
Với tổng diện tích là 3.287.590 km2, Ấn Độ là quốc gia có diện tích đứng thứ 7 trên thế giới. Ấn Độ bao gồm nhiều vùng khí hậu khác biệt, từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, cao nguyên. Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.516 km, thuận lợi phát triển ngành hàng hải, du lịch, ngư nghiệp, thủy hải sản.
8. Argentina
Argentina là nước có diện tích đứng thứ 8 trên thế giới với tổng lãnh thổ rộng 2.780.400 km2, là quốc gia lớn thứ 2 ở Nam Mỹ (sau Brazil), là quốc gia lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Là một cường quốc bậc trung, Argentina là nền kinh tế lớn thứ 3 của Mỹ Latinh. Lãnh thổ Argentina trải dài 3900 km từ Bắc xuống Nam với những đới khí hậu đa dạng, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp phong phú với nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi sẵn có.
9. Kazakhstan
Với diện tích lãnh thổ vào khoảng 2.724.900 km2, Kazakhstan đứng thứ 9 trên thế giới về độ lớn diện tích, là một quốc gia trải rộng trên phần phía Bắc và Trung tâm của lục địa Á-Âu. Diện tích Kazakhstan tương đương với diện tích khu vực Tây Âu. Nước này có một phần lãnh thổ nhỏ nằm ở phía tây sông Uran thuộc châu Âu. Kazakhstan cũng có đường bờ biển với 2 biển là biển Aral và biển Caspia. Nước này khá phát triển về khoáng sản uranium và được dự đoán sẽ là một trong những quốc gia xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới trong vài năm tới.
10. Angiêri
Angiêri có diện tích lãnh thổ vào khoảng 2.381.741 km2, đứng đầu châu Phi và đứng thứ 10 trên thế giới. Angiêri là một quốc gia có nền kinh tế rất phát triển ở khu vực Bắc Phi, là nơi cung cấp phần lớn khí thiên nhiên sang châu Âu và các vùng lãnh thổ khác. Với địa hình phần lớn là hoang mạc (85% diện tích lãnh thổ), kinh tế Angiêri chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp và dịch vụ (chiếm tỷ trọng trên 88%).
Xem thêm: