Nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống của mỗi người, là một khía cạnh để đánh giá, nhìn nhận một con người. Nghề nghiệp mang lại cho chúng ta thu nhập, kinh nghiệm làm việc, sự giao lưu, những cơ hội thành công, niềm vui, niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, nghề nghiệp đôi lúc cũng mang lại những áp lực, nỗi buồn, sự thất vọng, nước mắt,…Những thăng trầm trong công việc, trên con đường nghề nghiệp của mỗi người thường xuyên diễn ra liên tục và không thể dự đoán trước được.
Có những người hài lòng với công việc hiện tại và làm việc rất hứng thú, hăng say, yêu nghề. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người phải làm trong lĩnh vực nghề nghiệp không phải chuyên môn của mình, thậm chí là không yêu thích nhưng vì hoàn cảnh, vì đồng tiền nên phải chấp nhận. Và từ đó nảy sinh những thất vọng, buồn chán rồi dẫn đến tự sát. Tự sát không chỉ xảy ra ở những người chán nản với nghề nghiệp hiện tại mà còn xảy ra ở những nghề có nhiều áp lực, nhiều căng thẳng, đòi hỏi trách nhiệm cao, môi trường làm việc nguy hiểm,…
Sau đây là danh sách 10 nghề nghiệp có tỷ lệ tự sát cao nhất được biên soạn dựa trên thông tin phát hành từ Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp châu Âu. Các tỷ lệ được liệt kê dưới đây là tỷ lệ tự tử so với những người trong dân số nói chung.
1. Bác sĩ y tế
Nghề nghiệp có tỷ lệ tự sát cao phải nói đến đầu tiên là bác sĩ y tế. Bằng chứng cho thấy rằng nghề này có tỷ lệ tự sát là 1,87. Kiểm tra tất cả các nguyên nhân tử vong của một bác sĩ, gần 4% các trường hợp là do tự tử. Có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân của hành vi tự sát, bao gồm: thời gian điều trị dài, những đòi hỏi của bệnh nhân, bị thưa kiện, chịu trách nhiệm trước mạng sống của nhiều người bệnh,…Điều đó dẫn đến những áp lực, căng thẳng, trầm cảm trong công việc, gây ra những suy nghĩ tiêu cực, phẫn uất, chán nản.
2. Nha sĩ
Một trong những nghề nghiệp có tỷ lệ tự sát cao đó là nha sĩ. Hầu hết mọi người không đặc biệt thích đi đến nha sĩ nếu như không quan tâm đến việc chăm sóc hàm răng sạch đẹp. Các lĩnh vực nha khoa được coi là cực kỳ cạnh tranh và đòi hỏi những kỹ thuật quan trọng để cung cấp sự chăm sóc răng miệng tối ưu. Giống như bác sĩ, nha sĩ làm việc trong một môi trường đầy rẫy những căng thẳng do phải làm việc nhiều giờ và thường xuyên tiếp nhận những khiếu nại của bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghề nha sĩ có tỷ lệ tự sát vào khoảng 1,67 lần so với những nghề khác.
3. Sĩ quan cảnh sát
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các sĩ quan cảnh sát có sức khỏe tinh thần và thể chất tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra rằng việc thực thi pháp luật là rất căng thẳng và đòi hỏi một khối lượng lớn công việc. Nhiều sĩ quan cảnh sát phải làm việc thêm giờ tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao. Một số nghiên cứu cho rằng nghề sĩ quan cảnh sát có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần những nghề khác. Do tính chất công việc, họ thường xuyên không ngủ đủ giấc và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng tinh thần, stress. Tỷ lệ tự sát của nghề sĩ quan vào khoảng 1,54.
4. Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y cũng là một trong số những nghề có tỷ lệ tự sát cao nhất. Tỷ số tự sát là 1,53. Những người tham gia trong lĩnh vực chăm sóc động vật như thú y dường như có tỷ lệ tự tử trên mức trung bình so với dân số chung. Đây là một công việc đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật tốt, chẩn đoán đúng và rất ít chỗ cho những sai lầm. Đối với nhiều bác sĩ thú y, sự kết hợp làm việc với bệnh, con vật đã bị bệnh có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm và cảm xúc căng thẳng. Giống như các bác sĩ y tế, bác sĩ thú y cũng phải làm việc nhiều giờ và phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị khiếu nại, thưa kiện.
5. Dịch vụ tài chính
Các ngành công nghiệp tài chính thường đem lại cho chúng ta thu nhập cao nhưng lại có tỷ lệ tự sát cao hơn mức trung bình (tỷ lệ tự sát là 1,51). Một số bằng chứng đã chứng minh có sự tương quan rõ ràng giữa tự tử trong ngành tài chính và tình trạng của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế bất ổn định, tư vấn tài chính thường mất một lượng đáng kể tiên bạc và thường xuyên đối diện với nguy cơ phá sản. Từ đó, nhiều người làm trong ngành này dễ rơi vào stress, căng thẳng, lo âu, chán nản rồi dần dần nghĩ đến hành vi tự tử.
6. Bất động sản
Hiển nhiên không có gì nghi ngờ khi bất động sản là một ngành nghề có tỷ lệ tự sát cao (tỷ lệ tự sát là 1,38). Làm việc trong lĩnh vực bất động sản tuy đem lại thu nhập cao nhưng luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Ngay cả khi một người thành lập được một công ty bất động sản, họ có nhiệm vụ giao dịch mở cửa, đàm phán, và nếu cần thì họ phải bán một số tài sản có giá trị trong một khoảng thời gian cụ thể. Và như thế, họ dễ rơi vào căng thẳng bởi những điều kiện ràng buộc và áp lực công việc. Đồng thời, thị trường bất động sản không ổn định mà thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Điều này càng tạo ra nhiều thách thức, áp lực cho các nhà đầu tư.
7. Thợ điện
Nghề thợ điện có tiềm năng đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, nghề này có xu hướng tự tử với tỷ lệ 1,36 lần so với những nghề khác. Một số giả thuyết cho rằng các bức xạ điện từ hàng ngày liên tục có thể làm thay đổi cấu trúc hóa học trong não và chức năng của hệ thần kinh. Thay đổi này làm cho người thợ điện dễ bị trầm cảm nặng và đi đến tự tử. Nhiều ý kiến khác cho rằng thợ điện phải làm việc trong môi trường đầy căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với dòng điện cao thế nguy hiểm đến tính mạng của họ. Chính điều này làm cho họ dễ bị lo âu, trầm cảm và kết quả sau cùng cũng đi đến tự tử.
8. Luật sư
Đứng thứ 8 trong số những nghề có tỷ lệ tự sát cao nhất đó là luật sư. Tỷ lệ tự sát của nghề này vào khoảng 1,33. Trở thành một luật sư đòi hỏi phải học tập lâu dài với chi phí đào tạo khá cao. Những sinh viên khi tốt nghiệp ngành luật thường đã nợ một khoản vay không nhỏ. Đồng thời, họ còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc tốt, đáp ứng mức thu nhập theo mong muốn. Một báo cao cho thấy gần 40% sinh viên luật có nguy cơ bị trầm cảm.
9. Nông dân
Nông dân có trách nhiệm phát triển các loại cây trồng để cung cấp các loại thực phẩm cho mọi người. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không đơn giản. Họ phải thường xuyên đối mặt với thời tiết, khí hậu thay đổi, có khi khắc nghiệt, làm cho mùa màng thất bát, thu nhập thấp và rơi vào nghèo đói. Hơn thế nữa, người nông dân lại không có vốn để tái đầu tư cây trồng, mùa vụ nên họ dễ bị khủng hoảng, nợ nần, túng thiếu dẫn đến túng quẩn và tự tử. Tỷ lệ tự sát của những người nông dân khoảng 1,31 so với những nghề khác.
10. Các nhà hóa học
Làm việc như một nhà hóa học hay một nhà khoa học có tỷ lệ tự sát vào khoảng 1,28 lần so với những nghề khác. Cá nhân tham gia trong các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là các nhà hóa học phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây tử vong với một lượng rất nhỏ. Vì vậy, môi trường làm việc của các nhà hóa học tồn tại nhiều áp lực, căng thẳng khiến cho họ dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm. Đồng thời, họ phải làm việc với cường độ cao và thời gian dài do tính chất của công việc. Do đó, tính cho đến nay, đã có không ít nhà nghiên cứu hóa học chết do tự tử, 90% trong số họ là người châu Âu.
Xem thêm: