Thánh địa tôn giáo là những công trình kiến trúc có vai trò chủ đạo của mỗi loại hình tôn giáo, là nơi đất Thánh, nơi diễn ra các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng, mộ đạo, truyền đạo,… Nơi đây luôn được các tín đồ, người theo đạo tôn thờ như là nơi quan trọng nhất của đạo, nơi linh thiêng, tối cao và quyền lực nhất. Chính vì vậy, những công trình này thường được xây dựng rất lộng lẫy, uy nghi, nghiêm trang, hùng vĩ.
Ngày nay, những thánh địa tôn giáo không chỉ được giới hạn là nơi để dành riêng cho các hoat động tín ngưỡng tôn giáo mà còn là nơi để du khách tham quan, tìm hiểu, khám phá nét đặc trưng cùng sự linh thiêng của mỗi tôn giáo. Có những thánh địa được xem như là kỳ quan vĩ đại của thế giới hiện đại.
Sau đây, để mở rộng tầm hiểu biết, mời bạn cùng 10hay điểm qua danh sách top 10 thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới:
1. Đền thờ Pantheon (Italia)
Đền thờ Pantheon là một trong những thánh địa tôn giáo lớn nhất trên thế giới nằm ở thành phố Roma, Italia. “Ngôi đền của mọi vị thần” này được xây dựng vào năm 118 – 126 dưới triều vua Hadrianus. Hình thức và quy mô ngôi đền vượt lên tất cả các đền đài có trước đó. Vào đây những trưa nắng, du khách sẽ được thưởng thức một luồng ánh sáng huyền bí dội từ trên xuống cứ như mái vòm là bầu trời che chở cả thế giới do các vị thần tạo nên.
Đền Pantheon thuở đầu thờ các thần La Mã, kể từ năm 609 trở thành nhà thờ và từ sau thời kỳ Phục Hưng đến nay cũng là nơi đặt mộ của các vị vua Italia (Umberto I, Vittorio Emanuel II) cũng như các nhạc sĩ, họa sĩ hàng đầu thế giới như Raphael, Annibale Carracci, Arcangelo Corelli hay kiến trúc sư tài ba Baldassare Peruzzi.
2. Hang động Ajanta (Ấn Độ)
Hang động Ajanta là một quần thể hang đá trên sườn núi ở làng Ajintha thuộc quận Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ. Tại đây, trong 30 hang đá là phế tích những ngôi chùa và tu viện thờ Phật, hoạt động từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Hang Ajanta lưu giữ được những bức tranh tường có thể coi là đẹp nhất trong mỹ thuật Phật giáo. Ngoài những bức họa, Ajanta còn là tập hợp công trình điêu khắc đá với nhiều tượng hình và cấu trúc trang trí tạc ngay vào vách đá. Năm 1983, Hang động Ajanta được ghi nhận là di sản thế giới do UNESCO công nhận.
3. Chùa Borobudur (Indonesia)
Một trong những thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới nằm tại Indonesia là chùa Borobudur. Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991. Borobudur được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2.500 m², theo sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây Tạng. Công trình gồm có 5 tầng thềm hình vuông, tiếp theo là 3 tầng thềm hình tròn và trên cùng là một bảo tháp lớn, tất cả cao 43 m. Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp. Công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
4. Khu đền Delphi (Hy Lạp)
Khu đền Delphi là một khu khảo cổ học nổi tiếng. Một trong các di tích quan trọng nhất của Hy Lạp là những ngôi đền thờ thần linh tối cao trong khu di chỉ Delphi tại thành phố Ephesus. Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhân dân thành phố Ephesus, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng ngôi đền tráng lệ để thờ phụng thần Apollo, vị thần Mặt Trời luôn che chở, bảo vệ thần dân của Người. Ngôi đền theo kiểu kiến trúc Hy Lạp tuyệt đẹp này được liệt vào một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại – và vẫn được bình chọn trong những kỳ quan hiện đại.
5. Kim tự tháp Teotihuacan (Mexico)
Kim tự tháp Teotihuacan còn gọi là kim tự tháp Mặt Trời, đã được dựng lên cách đây gần 2.000 năm như một đài tưởng niệm, một nơi để tôn thờ những vị thần vĩ đại và có lẽ cũng là lăng mộ của nhà thống trị đã xây dựng công trình. Cao 60 m so với đồng bằng trong thung lũng Teotihuacan thuộc vùng cao nguyên miền trung México khí hậu lạnh khô, kim tự tháp là thành tựu kiến trúc tinh xảo nhất ở Teotihuacan thuộc nền văn minh Maya.
6. Khu đền Ziggurat (Iraq)
Khu đền Ziggurat là một quần thể đền tháp tại thung lũng của người Lưỡng Hà cổ đại và Iraq, đền tháp này có hình dạng kim tự tháp hình ruộng bậc thang với rất nhiều hành lang bằng đá chia theo nhiều cung bậc. Các kim tự tháp Ziggurat của người Lưỡng Hà không dùng vào mục đích phục vụ các lễ nghi tôn giáo. Người Lưỡng Hà cổ đại cho rằng Ziggurat là nơi sinh sống của các vị thần. Thông qua Ziggurat, các vị thần có thể gần gũi hơn với đời sống con người, và mỗi thành phố đều có ít nhất 1 vị thần bảo hộ.
7. Quần thể đền Karnak (Ai Cập)
Karnak là quần thể kiến trúc đền miếu lớn nhất Ai Cập cổ, với cửa lớn hùng vĩ, đình viện, đại điện, rất nhiều cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông. Quần thể đền với lối kiến trúc phức tạp và sở hữu nhiều tượng đá khổng lồ khiến cho nhiều người phải kinh ngạc. Nổi tiếng nhất ở đây là Đền thờ của thần Amun, do vua Ramesses II xây dựng từ năm 1391 đến 1351. Đây là nơi có một hồ nước thiêng, gọi là Hồ Thiêng Karnak.
8. Tòa Thánh Vatican
Với diện tích 0,44km², Vatican là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới. Với một dân số nhỏ, Vatican có tất cả mọi thứ mà một quốc gia phải có: cảnh sát, một tờ báo, đài truyền hình và phát thanh, ga xe điện, dịch vụ bưu chính, thậm chí có cả một cái bếp riêng để nấu súp cho người nghèo.
Trên địa hình dạng đồi thấp, diện tích Vatican chỉ vẻn vẹn có 0,44 km2, lọt thỏm trong thành Rome. Bao chung quanh là những bức tường hàng trăm tuổi. Đường biên giới dài chừng 3,2km. Độc lập là đặc tính thế tục quan trọng nhất của Vatican vì nó bảo vệ Giáo hoàng khỏi áp lực của bên ngoài.
Mặc dù có quy mô rất nhỏ, nhưng ảnh hưởng của Vatican trên thế giới lại vô cùng to lớn. Được thành lập năm 1929, nhà nước Vatican là hậu thân của nhà nước của các Giáo hoàng (756 – 1870), mọi quyền lực của Vatican nằm trong tay Giáo hoàng. Với tư cách là thủ phủ của cộng đồng Thiên Chúa giáo thế giới, Vatican được xây dựng rất quy mô, xứng tầm với danh tiếng của mình.
9. Thánh địa Mecca (Ả Rập Saudi)
Một trong những thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới nằm trên đất nước Ả Rập Saudi là thánh địa Mecca. Theo quy định của đạo Hồi, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị thức ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về đây và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây. Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là “Haj” hoặc “Haji”. Mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện Hajj hành hương đến Mecca đi bộ bảy lần quanh tòa nhà khối lập phương Kaaba và hơn 13.000.000 người thăm Mecca hàng năm.
10. Thánh địa Varanasi (Ấn Độ)
Thánh địa Hindu giáo, thành cổ Varanasi nổi tiếng nằm ở phía Đông Nam các bang miền Bắc Ấn Độ, nơi tả ngạn đoạn chảy cong hình lưỡi liềm trung du sông Hằng. Dân số thành này có khoảng 800.000 người. Thành phố có rất nhiều ngõ thông nhau và rất nhiều điện đền chùa miếu. Mỗi năm, Varanasi đón từ 2 đến 3 triệu người hành hương đến lễ thần Shiva và tắm rửa nước thánh trên sông Hằng.
Thánh địa Varanasi hiện nay vẫn giữ được hơn 2000 ngôi đền lớn nhỏ. Có ngôi đền hùng vĩ, có ngôi đền bé nhỏ xinh xắn, điêu khắc tinh xảo. Phong cách kiến trúc đền miếu ở đây đa dạng, biểu hiện sắc thái tôn giáo đậm đà. Trong đó, có ngôi đền Hồi giáo xây từ thời vương triều Mughal (1526 – 1857).
Xem thêm: