Cơ thể người là một khối thống nhất và hoàn thiện hơn hẳn so với các loài động vật khác. Đó là nhờ quá trình tiến hóa, lao động và sinh hoạt mà con người dần dần được thay đổi về cấu tạo, hình dáng cơ thể sao cho phù hợp với sự biến đổi không ngừng của hoàn cảnh sống và môi trường tự nhiên.
Cơ thể người được cấu tạo từ hàng trăm ngàn tỷ tế bào, tạo nên các cơ quan, hệ cơ quan hoạt động tuần hoàn và nhịp nhàng với nhau. Có 7 hệ cơ quan chính bao gồm: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ bài tiết, hệ nội tiết. Mỗi hệ có một chức năng riêng biệt khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của con người.
Hàng ngày, để duy trì sự sống, mỗi người chúng ta có những hoạt động quen thuộc như ăn uống, lao động, làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Cơ thể chúng ta như một đồng hồ sinh học nhắc nhở ta những điều cần thiết như cảm giác đói, khát, buồn ngủ, mệt mỏi để kích thích các hoạt động ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi. Đồng thời, khi cơ thể bị bệnh thì sẽ biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, không khỏe,…Nó nhắc nhở ta cần phải uống thuốc, khám bệnh, nghỉ ốm,…Điều đó gọi là bản năng sinh tồn rất quý báu và đặc biệt của cơ thể người.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta còn có nhiều nét độc đáo, thú vị khác nữa được Thượng đế đã ban tặng mà đôi lúc chính ta cũng không nhận ra được. Sau đây là thống kê top 15 điều thú vị về cơ thể con người, mà khi bạn biết được, có thể bạn sẽ bất ngờ và thay đổi những suy nghĩ, quan điểm của mình trước đây:
1/ Tóc:
Tóc ngoài tác dụng tạo nên vẻ đẹp riêng, phong cách riêng cho mỗi người, còn có tác dụng giữ ấm da đầu. Tuổi thọ của mỗi sợi tóc khoảng 2 đến 8 năm. Tuy nhiên, có một điều rất đặc biệt là tế bào tóc không bao giờ bị ung thư (tức là không có bệnh ung thư tóc). Hầu như tất cả các tế bào của cơ thể đều có khả năng bị ung thư từ ít đến nhiều (tế bào gan, phổi, dạ dày, tim, da,…), ngoại trừ tóc. Ngay cả tế bào thực vật cũng có thể bị ung thư (như bệnh đạo ôn ở lúa).
2/ Xương bàn đạp:
Trong tai người có một hệ thống xương với chức năng dẫn truyền âm thanh bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ba xương này nằm ngay sau màng nhĩ và hoạt động ăn khớp với nhau theo từng nhịp của sóng âm truyền vào. Trong đó, xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong cơ thể người. Nó chỉ dài trung bình 3 cm và nặng khoảng 3 gam.
3/ Gan:
Gan người có rất nhiều cái “nhất” đầy thú vị. Gan là cơ quan đảm nhận nhiều vai trò nhất trong cơ thể như: tổng hợp, chuyển hóa các chất, lọc máu, khử độc, bài tiết, dự trữ, tạo máu, tiêu hóa, đồng thời là nơi xảy ra nhiều phản ứng hóa sinh quan trọng. Gan là cơ quan nặng nhất trong cơ thể. Ở người trưởng thành, gan nặng khoảng 1 – 2 kg. Bên cạnh đó, tế bào gan là tế bào duy nhất có khả năng tự tái sinh. Nếu bạn cắt đi một nửa lá gan thì một nửa còn lại sẽ tự hồi sinh lại nửa kia đã bị cắt mất. Hiển nhiên khi bạn cắt một nửa quả thận thì sẽ không xảy ra hiện tượng tái sinh này.
4/ Tim:
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mọi cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động dưới sự điều khiển của bộ não và tủy sống. Tuy nhiên, trái tim của chúng ta rất đặc biệt. Nhờ hoạt tính tự động, tim vẫn đập khi bị cắt hết thần kinh chi phối (không phụ thuộc vào tín hiệu từ não tủy).
5/ Nước mắt:
Bình thường, khi không khóc, mắt chúng ta vẫn tiết ra một lượng nước mắt nhất định để làm trong, làm ẩm mắt. Nước mắt có chứa những thành phần như điện giải, kháng thể, chất dinh dưỡng rất phù hợp với môi trường của mắt. Nước mắt được xem là loại thuốc nhỏ mắt tốt nhất trong tất cả các loại thuốc nhỏ mắt nhân tạo được quảng cáo trên thị trường.
6/ Sữa mẹ:
Sữa mẹ là loại sữa phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của trẻ, có chứa hàm lượng vitamin A cao nhất và nồng độ kháng thể IgG lớn nhất so với tất cả các loại sữa khác trên thị trường. Vì vậy, việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là hoàn toàn có căn cứ khoa học và tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
7/ Tuyến giáp:
Tuyến giáp nằm ở cổ, là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể người. Nó nặng khoảng 30 đến 35 gam. Tuyến có nhiều chức năng quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể.
8/ Chất sắt:
Sắt là một trong những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Thiếu sắt, con người sẽ bị thiếu máu với các triệu chứng như: da niêm nhạt, dễ mệt mỏi, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, kém tập trung, làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, tổng lượng sắt trong cơ thể người chỉ vào khoảng 2,5 đến 3,5 gam, ước tính bằng một cây đinh nhỏ.
9/ Nước:
Nước chiếm 50 – 60 % trọng lượng cơ thể. Ở một người trưởng thành, cơ thể chứa khoảng 30 – 40 lít nước. Lượng nước này vừa đủ để giặt một thau quần áo.
10/ Năng lượng của bộ não:
Với mức độ suy nghĩ trung bình, trong vòng 30 phút, năng lượng họa động của não người trưởng thành đủ để thắp sáng một bóng đèn dây tóc có công suất 10 oát.
11/ Nụ hôn:
Hàng ngày, nhân loại vẫn không ngừng hôn nhau (hôn đường miệng) nhưng chúng ta không biết rằng theo nhiều nghiên cứu, mỗi nụ hôn của chúng ta trao đổi khoảng 270 triệu vi khuẩn các loại.
12/ Phổi:
Phổi chúng ta nằm gọn trong lồng ngực, nở lên xẹp xuống nhịp nhàng theo từng động tác hít vào và thở ra. Trên thực tế, tổng diện tích bề mặt của hai lá phổi có độ lớn bằng diện tích một sân bóng tennis quốc tế, tức là khoảng 195 – 200 mét vuông.
13/ Đói và khát:
Khi không có thức ăn, nước uống thì cơ thể chúng ta sẽ tự điều hòa bằng cách sử dụng những thành phần dự trữ vốn có để tạo năng lượng và duy trì sự sống. Do đó, cơ thể sẽ ốm dần và ngày càng kiệt sức. Nếu không có thức ăn (hoàn toàn không ăn) mà chỉ uống nước thì con người có thể sống trung bình 2 tháng. Nhưng nếu hoàn toàn không có thức ăn và cả nước uống thì con người chỉ sống được trung bình khoảng 8 đến 10 ngày mà thôi.
14/ Trí nhớ:
Trí nhớ và mức độ nhớ được quy định bởi số lượng tế bào thần kinh (nơ ron) trong não. Một khi tế bào thần kinh bị suy yếu hoặc bị chết đi vì một lý do nào đó thì nó không thể tái sinh lại được. Điều đó đồng nghĩa với việc khi trí nhớ chúng ta đã giảm thì không thể nào hồi phục trở lại như trước. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc được quảng cáo với công dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường trí nhớ nhưng thực chất là để giữ cho trí nhớ chậm suy giảm theo thời gian, chứ không giúp phục hồi trí nhớ như lúc ban đầu.
15/ Axit trong dạ dày:
Dạ dày người tiết ra một loại axit để tiêu hóa thức ăn có tên là axit chlohidric. Nồng độ axit này mạnh đến nỗi có thể làm mòn cả sợi kẽm. Tuy nhiên, dạ dày chúng ta vẫn không bị axit ăn mòn là nhơ cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày thông qua hệ thống các tế bào tiết chất nhầy và chất bicacbonate để trung hòa axit. Mặc dù vậy, trong những trường hợp bệnh lý, dạ dày vẫn có thể bị axit này ăn mòn gây loét hoặc thủng.