Chứng xương hóa đá, pica , apert,…… là những căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm. Những căn bệnh này không những kỳ lạ mà còn khó chữa khiến cho người bệnh lâm vào cảnh sống khó khăn và khổ sở. Hãy cùng 10Hay.com khám phá 10 căn bệnh kinh dị khiến bạn phát khiếp và hiếm gặp trên thế giới nhé !
1. Chứng bệnh xương hóa đá
Chứng bệnh này có tên khoa học là fibrodysplasia ossificans progressive (FOP). Theo Từ điển y học trực tuyến thì FOP là căn bệnh mang tính di truyền cực hiếm, lần đầu tiên được bác sỹ người Pháp, Guy Patin phát hiện ra năm 1692, được ông mô tả là “cứng như gỗ”. FOP thường xuất hiện ở trước tuổi dậy thì, trong đó các mô liên kết bị xơ cứng triệt để và phát sinh tình trạng tạo xương các bộ phận như dây chằng, cơ mô liên kết, gân và da.
Nếu điều trị không hiệu quả, bệnh nhân của Hội chứng Người đá thường chết ở độ tuổi 40, khi họ không còn thở được vì áp lực của khung xương bên ngoài lên phổi
2. Chứng bệnh dị ứng lạnh mề đay
Những người mắc chứng bệnh này khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh sẽ bị phản ứng cơ thể vô cùng nghiêm trọng.
Những vùng da tiếp xúc với cái lạnh sẽ nổi mày đay, trở nên ửng đỏ và ngứa rát, vô cùng khó chịu. Nhiều người còn bị co thắt phế quản, khiến không thể thở nổi, dẫn tới tử vong.
3. Chứng pica
Hội chứng Pica là chứng bệnh mà những người mắc phải luôn thèm ăn những thứ không phải là thức ăn mà không thể cưỡng lại được. Bệnh Pica có nhiều loại bệnh con với mức độ kỳ quặc hoặc nguy hiểm khác nhau. Người mắc bệnh Pica có thể ăn được những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, hồ dán, kim loại… Bên cạnh đó, những thức ăn bình thường như bột, khoai tây sống, tinh bột cũng là thực phẩm đi kèm.
Hội chứng Pica khiến cho người bệnh có cảm giác ngon miệng và thèm các thứ phi thực phẩm.
Người bệnh không thể tiêu hoá tốt những thứ mà họ đã ăn, thậm chí còn có thể mắc bệnh và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn những thứ đó.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn những thứ có độc, có chứa khí gas, ký sinh trùng. Việc này dẫn tới chảy máu dạ dày và tỉ lệ tử vong rất cao.
Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể dẫn đến tử vong. Ngoài phẫu thuật lấy dị vật, cần phối hợp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc chống loạn thần kèm theo tâm lý trị liệu nhằm thay đổi hành vi.
4. Hội chứng xác chết biết đi
Hội chứng “xác chết biết đi” hay hội chứng Cotard “xác chết biết đi”, là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp, trong đó bệnh nhân có ảo tưởng rằng mình “thật sự” đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.
Hội chứng đặt tên theo Jules Cotard (1840-1889) – nhà thần kinh học người Pháp đầu tiên mô tả chứng bệnh mà ông gọi là “phủ nhận mê sảng” trong một bài thuyết trình ở Paris năm 1880.
Những người mắc phải hội chứng Cotard nghĩ rằng họ đã chết, sự tồn tại chỉ là ảo giác với cơ thể trống rỗng, hoàn toàn không có trí tuệ và sự nhận thức. Có bệnh nhân còn tuyên bố, họ đã đầu độc toàn thế giới bằng hơi thở có độc hay lây nhiễm cho mọi người trên hành tinh căn bệnh AIDS. Thông thường, các bệnh nhân phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài, họ nói rằng trái đất chỉ là khối cầu rỗng và con người không có linh hồn. Ngoài những biểu hiện đó, bệnh nhân vẫn trải nghiệm cảm giác đau khổ thật sự.
5. Hội chứng apert
Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền gây nên sự phát triển bất thường của hộp sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với một hình dạng méo mó của đầu và mặt. Nhiều trẻ em có hội chứng Apert cũng có khuyết tật bẩm sinh khác. Hội chứng Apert tương đối hiếm gặp, xảy ra với xác suất 1/65.000 trẻ sinh ra. Hội chứng Apert không điều trị, nhưng phẫu thuật có thể giúp chỉnh sửa hiệu quả một số vấn đề.
Hội chứng Apert được gây ra bởi một đột biến hiếm hoi trên một gen duy nhất. Gen đột biến này bình thường chịu trách nhiệm để các xương khớp với nhau vào đúng thời điểm trong quá trình phát triển.
Hội chứng Apert là rối loạn NST thường, khoảng hai phần ba các trường hợp là do một đột biến C thành G ở vị trí 755 trong gen FGFR2, gây ra thay đổi từ Ser thành TRP trong protein.
Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng Apert gen đột biến có vẻ như là ngẫu nhiên. Chỉ có khoảng một trong 65.000 em bé được sinh ra với hội chứng Apert. Hội chứng Apert có thể di truyền từ người lớn mắc bệnh với xác suất 50%, hoặc có thể do đột biến tự phát.
6. Bệnh tự ăn thịt mình
Bệnh tự ăn thịt mình hay còn gọi là hội chứng Lesch-Nyhan được mô tả là những hành vi tự cắn, xẻo da thịt trên thân thể. 60 % bệnh nhân Lesch-Nyhan bị buộc phải nhổ toàn bộ răng để ngăn không cho họ tự cắn môi, má trong, lưỡi và một số bộ phận khác của cơ thể.
7. Rối loạn nhận dạng toàn diện cơ thể (BIID)
Người mắc chứng BIID muốn cắt bỏ một phần cơ thể vì họ cảm giác những phần như tay hay chân là bộ phận thừa. BBID được ví như một chứng rối loạn nhận dạng giới tính và cũng có thể là sự rối loạn tâm thần.
Đa số bệnh nhân đều có một phần cơ thể bị cắt đứt. Thậm chí họ còn tự “phẫu thuật” để “khỏi bệnh”.
Những bệnh nhân mắc chứng BIID bị thiếu hụt phần hình ảnh cơ thể trong não bộ, do đó một số phần cơ thể không được não ghi nhận, khiến họ “khao khát” cắt bỏ đi những bộ phận đó.
8. Bệnh u sợi thần kinh (Neurofibromatosis-NF)
U sợi thần kinh hay Neurofibromatosis (NF) là một bệnh di truyền liên quan đến rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến não, tủy sống, dây thần kinh và da. Khối u phát triển dọc theo dây thần kinh của cơ thể, trên hoặc dưới da. Các nhà khoa học đã phân loại NF thành hai loại:
U sợi thần kinh loại 1 hay u sợi thần kinh ngoại vi (neurofibromatosis 1 – NF-1) còn gọi là bệnh von Recklinghausen (von Recklinghausen disease) phổ biến hơn. NF1 xảy ra với tỉ lệ khoảng 1/4000 ca sinh và u sợi thần kinh loại 2 (neurofibromatosis 2 – NF-2) còn được gọi là u sợi thần kinh song phương, u sợi thần kinh trung tâm hoặc u sợi thần kinh tiền đình, NF2 xảy ra ít thường xuyên hơn NF1 có tỉ lệ 1/40.000 ca sinh.
NF1 và NF2 gặp ở tất cả các nhóm chủng tộc và ảnh hưởng đến cả hai giới như nhau. Các khối u phát sinh từ những thay đổi trong các tế bào thần kinh và các tế bào da. Các khối u có thể bám vào khu vực quan trọng của cơ thể và tăng kích thước của chúng. NF có thể dẫn đến những bất thường phát triển.
9. Bệnh da xanh
Bệnh da xanh được phát hiện ra trong một đại gia đình sống trên vùng đồi núi thuộc Troublesome Creek, Kentucky từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những người này thường được gọi dưới cái tên Fugate.
Họ thường hưởng thọ hơn 80 tuổi và trong suốt quá trình sống, họ không hề mắc bất cứ một căn bệnh nan y nào ngoài… chứng da xanh – một chứng bệnh di truyền từ đời này sang đời khác. Da của họ biến đổi dần dần từ màu xanh sang màu mận chín rồi màu chàm và thậm chí là cả màu tím.
10. Bệnh nhiễm trùng giòi maggot
Bệnh giòi (Myiasis) được phân loại khoa học là một trong những bênh truyền nhiễm (Infectious disease), phân loại bệnh với mã ICD-10 là B87 và mã ICD-9CM là 134.0, mã bệnh DiseasesDB là 29588 và mã trong MeSH là D009198, đây là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng, giai đoạn ấu trùng giòi (maggots) trong cơ thể của các động vật có vú.
Khi ký sinh trong cơ thể vật chủ chúng bắt đầu ăn các mô. Mặc dù ruồi thường bị hấp dẫn bởi các vết thương hở và các vùng lông ngấm ẩm với phân và nước tiểu, một số loài (bao gồm cả các con ruồi gây bệnh giòi thông thường, ruồi xanh, nhặng có hai cánh thường đẻ trứng ở dưới da và trong mô gây bệnh nặng), có thể tạo ra một tình trạng nhiễm trùng trên các vùng da có vết thương hở và da có tiếp xúc với đất ẩm, thậm chí các con ruồi không gây bệnh giòi (non-myiatic flies) như ruồi nhà đóng vai trò như một vector của ấu trùng này.
Một số thuật ngữ thường được đề cập cho bệnh giòi gồm có “flystrike” và “blowfly strike” và các nạn nhân hay các mô bị thương tổn ảnh hưởng được mô tả như “fly-blown”. Tên của bệnh có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại μυῖα (myia), có nghĩa là con ruồi (“fly”). Vì một số động vật (đặc biệt là vật nuôi) không thể đóng vai trò và bị ảnh hưởng như ở người để gây ra và bị tác động của bệnh giòi, nhưng sự nhiễm trùng như thế biểu hiện triệu chứng nặng, nghiêm trọng và tiếp tục gây vấn đề đối với công nghiệp chăm nuôi trên toàn thế giới, gây ra thiệt hại nền kinh tế quan trọng ở những nơi mà không có sự can thiệp của con người trong việc làm giảm nhẹ bệnh. Mặc dù từ lâu người ta đã xem đây là vấn đề lớn đối với lĩnh vực thú y và sức khỏe động vật, song bệnh giòi cũng vẫn là tai họa thường xuyên cho con người tại các vùng nông thôn nhiệt đới, những nơi đó các con ruồi phát triển mạnh và thường có thể đòi hỏi sự quan tâm của y tế để phẩu thuật loại bỏ ký sinh trùng.
Bệnh giòi có sự thay đổi lớn trong các thể và khi chúng ảnh hưởng lên các nạn nhân. Sự thay đổi như thế lệ thuộc rất nhiều vào các loài ruồi và ở đó ấu trùng ký sinh. Một số ruồi đẻ trứng trong vết thương hở, trong khi các ấu trùng khác có thể xâm nhập vào vùng da kín hoặc đi vào cơ thể qua đường mũi hoặc tai và có thể nuốt nếu trứng lắng đọng trên môi hoặc trên thức ăn.