Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu, cướp đi tính mạng của biết bao người mỗi năm. Theo nguyên cứu từ các chuyên gia, có tới hơn 30 loại bệnh ung thư xuất phát chính từ ăn uống không đúng cách. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) đã chỉ ra rằng ăn uống đúng cách có thể giúp phòng tránh và giảm tới 40% tỉ lệ các ca mắc ung thư trên thế giới. Vậy, làm thế nào để ăn uống đúng cách?
10Hay sẽ chia sẻ với bạn Top 10 nguyên tắc ăn uống giúp phòng chống bệnh ung thư mà bạn nên áp dụng hàng ngày, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, vừa giúp phòng chống ung thư hiệu quả.
1. Ăn uống cân bằng và đa dạng
Sức khỏe bắt đầu từ mâm cơm hàng ngày. Bạn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý và đa dạng để cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết, là nền tảng để ngăn ngừa bệnh tật. Việc ăn uống hợp lý không có nghĩa là chỉ ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe mà phải ăn với số lượng vừa phải, xây dựng một chế độ cho bữa ăn cân đối, thức ăn phải đa dạng, không loại trừ thức ăn nào cả. Ví dụ như bạn không nên chỉ ăn rau mà bỏ thịt hoặc ngược lại.
2. Ăn chậm và nhai kỹ
Nghiên cứu từ các chuyên gia đã khẳng định rằng nước bọt của chúng ta có chứa rất nhiều peroxidase, catalase và vitamin C. Những chất này có thể giúp phân hủy các chất gây ung thư ở trong khoang miệng, giúp làm giảm nguy cơ ung thư cho bạn. Các hợp chất như nitrit và các aflatoxin gây ung thư sẽ bị hòa tan trong nước bọt, các tế bào mầm mống gây ung thư sẽ bị biến mất trong vòng 30 giây khi bạn nhai kĩ một miếng đồ ăn.
3. Ăn vừa đủ
Bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm ở một lượng vừa đủ. Nếu ăn quá no, hay ăn cố, bạn sẽ khiến cơ thể phải làm việc quá sức, gây hại cho dạ dày, các bộ phận của cơ thể sẽ trở lên mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là sẽ làm giảm tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy, khi ăn uống, nếu đã cảm thấy no, bạn hãy dừng lại, đợi cho bớt no rồi mới ăn tiếp để không gây hại cho chính cơ thể của mình.
4. Không ăn quá nóng
Mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng đồ ăn phải ăn lúc thật nóng mới tốt. Điều này không hề đúng. Nếu ăn nóng quá liên tục và thường xuyên sẽ dễ làm cho thực quản và niêm mạc dạ dày bị hư hỏng, thậm chí loét và chảy máu. Bệnh ung thư dạ dày từ đây mà ra. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên để nhiệt độ thức ăn giảm xuống khoảng 40 độ C rồi mới thưởng thức.
5. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả
Trong trái cây tươi và rau quả có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, carotenoids, vitamin C, flavonoid và các hợp chất khác, đặc biệt là beta-caroten, giúp phòng chống ung thư rất hiệu quả, ngăn chặn tế bào gây ung thư, chống sự hình thành những cục máu đông trong thành mạch. Hiệu quả chống ung thư của trái cây tươi và rau quả là vô cùng lớn. Nếu bạn sử dụng khoảng 50-300 gam các loại rau củ sạch như măng tây, bắp cải, cà chua, các loại khoai, củ cải, cà rốt mỗi ngày, nguy cơ ung thư dạ dày có thể giảm tới 50%.
6. Hạn chế thực phẩm chiên rán
Thức ăn khi được nấu với nhiệt độ cao của dầu sẽ tạo ra rất nhiều benzopyrene, acrylamide…. Đây là những chất nguy hiểm gây ra ung thư. Nếu tái sử dụng dầu cũ để chiên rán, nguy cơ ung thư sẽ càng cao hơn nhiều lần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại thực phẩm chiên rán sẽ dễ phát triển bệnh ung thư phổi và ung thư ruột. Bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, khi ăn nên ăn kèm thêm các loại rau xanh hay ăn một trái kiwi sau bữa ăn để giảm độc tố. Hãy ăn nhiều thức ăn hấp, luộc sẽ giúp hạn chế được việc hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể.
7. Ăn ít muối
Các chuyên gia nhận định rằng ung thư xảy ra khá nhiều ở những nước Châu Á như Hàn Quốc Nhật Bản và Trung Quốc do thói quen thích ăn mặn của họ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người mắc bệnh ung thư dạ dày tại đây khá cao. Để ngăn ngừa bệnh ung thư, bạn chỉ nên ăn khoảng 5 gam muối mỗi ngày hoặc có thể ít hơn, chú ý hạn chế những loại gia vị có chứa muối “ẩn” như bột ngọt, nước tương…
8. Chọn thực phẩm sạch
Nguyên nhân ung thư hiện nay xuất phát không nhỏ từ việc dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất trên thực phẩm. Lời khuyên cho bạn là nên chọn mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín. Đối với những loại rau xanh và quả nê ngâm trong nước ấm 1- 2 phút, ngâm muối và rửa sạch dưới vòi nước chảy để làm giảm tác hại của hóa chất, thuốc trừ sâu… Đối với các loại rau củ quả khó hỏng như dưa hấu hay các loại củ, bạn có thể cho tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (không gay gắt) để giảm bớt dư lượng từ thuốc trừ sâu.
9. Bảo quản tốt thực phẩm
Thực phẩm chưa sử dụng nếu không được bảo quản cẩn thận hoặc để lâu sẽ dễ hình thành, sản sinh ra các loại nấm mốc. Những loại nấm mốc này là một trong những tác nhân gây ung thư cho cơ thể nếu bạn không chú ý, vẫn đưa vào chế biến và sử dụng tiếp. Đối với thức ăn thừa hay rau củ quả dễ hỏng, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Đồng thời loại bỏ ngay nếu nhận thấy dấu hiệu nấm mốc trên thực phẩm.
10. Hạn chế uống rượu
Các thức uống có cồn vốn dĩ khi uống nhiều đã gây hại cho cơ thể. Đó là điều ai cùng biết. Nhưng bạn có biết rằng, uống nhiều rượu bia dễ làm gia tăng và phát triển nhiều loại ung thư như ung thư họng, ung thư miệng, gan, trực tràng, thậm chí là cả ung thư vú. Vì thế, nên hạn chế uống rượu bia, đàn ông không uống quá 2 chén, phụ nữ không uống quá 1 chén rượu mỗi ngày.
Hy vọng với bài viết Top 10 nguyên tắc ăn uống giúp phòng chống bệnh ung thư trên đây, 10Hay đã giúp bạn có thêm cái nhìn về bệnh ung thư, áp dụng cho mình một chế độ ăn uống hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống ung thư hiệu quả.