Cách sống thân thiện với môi trường của người Việt được thực hành bằng những hành động trong cuộc sống hằng ngày nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường ngày càng trong lành, không còn ô nhiễm nguồn nước, không khí, hạn chế hiện tượng ‘nóng’ lên của trái đất. Người Việt ngày nay đã ý thức được rằng con người và thiên nhiên không thể tách rời mà tương tác, bổ sung cho nhau để cuộc sống ngày càng hoàn thiện và được nâng cao hơn. Họ đã và đang bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm nước, giảm thiểu sử dụng điện năng, sử dụng bao nilong tái chế…để không thải rác thải, làm ô nhiễm nguồn nước…Nhằm ủng hộ những ý tưởng tuyệt vời đó, website 10Hay.com tổng hợp và chia sẻ 10 cách sống thân thiện với môi trường của người Việt để chúng ta học hỏi và phát huy nhé.
1. Tiết kiệm nước là bảo vệ môi trường
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam cũng rơi vào nhóm quốc gia thiếu nước sạch trầm trọng. Cụ thể, lượng nước sử dụng bình quân đầu người thấp hơn chỉ tiêu trung bình 4.000 m3/năm/người của Hội Tài Nguyên Nước Quốc Tế. Thậm chí, theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người Việt Nam chỉ còn đạt hơn phân nửa con số này – một cảnh báo không dành cho riêng ai. Việc tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nước sạch vì thế ngày càng trở nên cần thiết. Chúng ta cùng tiết kiệm nước bằng những hành động đơn giản như: khoá vòi nước khi đang đánh răng, khi lấy xà phòng rửa tay, sử dụng máy giặt đúng công suất, sử dụng nước trong lau chùi và tưới tiêu hiệu quả hơn…
2. Tiết kiệm điện giảm tải cho môi trường
Tránh thất thoát điện khi có các thiết bị đang ở chế độ chờ, rút bỏ phích cắm chúng vào đêm như sạc điện thoại và máy biến áp, hiểu biết về cơ chế tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong gia đình, cách này giúp hóa đơn tiền điện của bạn không bị cộng thêm vài con số. Đối với các thiết bị điện, giải quyết đơn giản nhất chính là tháo hoặc rút hết các thiết bị điện trong nhà khi không dùng đến. Bộ chỉnh điện áp của máy tính và nguồn cung cấp điện liên tục cũng thuộc loại gây thất thoát điện, ngắt điện các thiết bị này khi máy tính không được dùng. Dùng năng lượng mặt trời bằng cách để vòi nước dài ra ngoài nắng để có nước nóng, mở cửa sổ rộng để có ánh sáng. Cho nước sạch vào những chai nhựa sạch, trong suốt và phơi dưới nắng ít nhất 6 giờ để diệt khuẩn và có nước an toàn để uống.
3. Tiết kiệm giấy là bảo vệ rừng cây
Người ta nói rằng cứ 17 cây thì chúng ta sẽ có 1 tấn bột giấy. Vậy chúng ta hãy làm một phép tính nhỏ và tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới nào. Hàng ngàn loại cây, hàng trăm rừng cây ngã xuống hằng năm phục vụ cho việc sản xuất giấy. Do đó, hãy đọc tin tức trên mạng, in các tài liệu ra giấy khi thực sự cần thiết và dùng cả hai mặt thay vì chỉ dùng 1 mặt. Thay vì sử dụng chén dĩa giấy trong các quán ăn, hãy sử dụng đồ nhựa hoặc đồ gốm; chúng có thể được rửa sạch và tái sử dụng lại. Khi bạn mua giấy hay sổ tay, hãy cố gắng sử dụng các loại giấy đã tái chế. Sau cùng, hãy bán ve chai những tờ giấy mà bạn bỏ đi. Bạn vừa có một ít tiền, vừa giúp những tờ giấy nọ thẳng tiến những xí nghiệp tái chế giấy.
4. Sử dụng bao nilong tái chế hay túi giấy
Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi ni-lông mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi giấy tái chế là loại chất liệu không độc hại, có thời gian phân hủy nhanh, rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, chất liệu giấy Kraft rất bền, dai, chắc chắn nên các túi giấy tái chế làm từ giấy Kraff có khả năng tái sử dụng nhiều lần, tiện lợi và an toàn cho môi trường của chúng ta trong tương lai.
5. Phân loại rác trước khi bỏ rác
Phân loại rác đó là bước cần thiết trước khi đem xử lí rác thải. Rác nào là rác hữu cơ như rau củ…. thì cho vào một túi, còn những vật khó phân hủy như nilong, nhựa, chai sành, sứ… thì cũng nên phân chia theo từng loại khác nhau. Ví dụ như những loại rác thải có thể tái chế được như nhựa, giây thì cũng nên bỏ riêng với rác hữu cơ ra để nó không bị trộn lẫn vào với nhau vừa lãng phí nguồn tái chế vừa gây ô nhiễm môi trường. Như chúng ta đã biết thì nilong, vật liệu sành sứ rất khó bị phân hủy phải cần đến hàng triệu năm mới có thể phân hủy hết 1 túi nilong mà ước tính mỗi ngày có cả hàng triệu chiếc túi nilong được xả thải ra vậy thì đặt câu hỏi số lượng ngày càng lớn như thế thì bao giờ nó mới phân hủy hết.
6. Ăn chay cũng là cách bảo vệ môi trường
Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, đó còn là cách tốt nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Ăn chay tức là không còn ăn thịt vì mỗi 1kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4kg lượng chất thải CO2. Hơn nữa, ngành chăn nuôi phát triển nhiều cũng vì lòng tham ăn thịt của con người. Nếu không có cầu thì cung cũng biến mất, chúng ta sẽ không phải tốn 38% lương thực để nuôi các loại động vật chăn nuôi. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi.
7. Trồng cây xanh trong nhà, ngoài vườn, đường phố
Khi thực hành tiết kiệm giấy là chúng ta đang bảo vệ và thực sự đang cứu lấy những cách rừng khi cố gắng thực hiện những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày. Và một điều này nữa, nếu có điều kiện, hãy cố trồng càng nhiều cây càng tốt bạn nhé. Một chậu kiểng trong nhà cũng là một phế nang góp phần làm nên lá phổi xanh cho trái đất và đem lại màu xanh bình yên cho không gian sống của chúng ta.
8. Sử dụng xe đạp nhiều hơn xe gắn máy
Hiện nay, xe đạp điện đang trở thành một phương tiện giao thông mang nhiều lợi ích thiết thực với người dùng. Đặc biệt, xe đạp điện sử dụng năng lượng sạch, giảm lượng khí thải xả ra môi trường là những yếu tố được người tiêu dùng ý thức quan tâm lựa chọn. Xe đạp dần hiện diện trở lại trong sinh hoạt, làm việc hằng ngày của một bộ phận người dân. Đi xe đạp không chỉ tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường… mà còn là một môn thể dục nâng cao sức khỏe, đạp xe, giảm việc sử dụng xăng, góp phần bảo vệ môi trường.. Có nhiều cách đi xe đạp nhưng tất cả đều mang đến vẻ đẹp thân thiện cho môi trường và sức khỏe cho con người:
9. Thiết kế nhà ở theo xu hướng sinh thái xanh
Tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay đang kéo theo những ảnh hưởng tới thiên nhiên và buộc các chủ đầu tư, nhà thiết kế phải đưa ra những giải pháp thiết kế vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Do đó, các dự án khách sạn, nghỉ dưỡng, công trình công cộng… đã từ lâu luôn đứng trước thách thức về mặt lợi ích kinh tế nhưng phải hài hoà với cảnh quan, giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên và môi trường. Kiến trúc sư và các nhà thiết kế là những người mang trọng trách chuyển tải tinh thần, đòi hỏi khắt khe đó qua từng bản vẽ, việc lựa chọn chất liệu, sản phẩm cho công trình của mình. Điều quan trọng hơn, thông qua mỗi công trình không chỉ nhà đầu tư mà nhà thiết kế cũng phải tạo nên dấu ấn riêng ở đó.
10. Giáo dục ý thức bảo vệ nạn cây xanh trong thành phố cho con em chúng ta
Ở các thành phố, người ta thường chặt bớt cây xanh để có chỗ buôn bán, xây dựng các công trình. Gần đây, tại Hà Nội nhiều người vì thiếu ý thức và ích kỷ đến mức chặt trộm cả cây trong công viên đi bán. Ngoài ra, nạn phá rừng cũng là một vấn đề gây bức bối ở nước ta, người ta bất chấp hậu quả, tàn sát từ cây gỗ lớn cho đến cây bé. Vì không còn cây xanh để cân bằng môi trường sinh thái nên hậu quả là các trận lụt lội xảy ra ngày càng nhiều và hạn hán triền miên. Ở các thành phố lớn, do ít cây xanh nên môi trường sống ngày càng bức bối, khó chịu hơn. Do đó, chúng ta cần nêu gương xấu và giáo duc các em học sinh để từ trong tiềm thức, các em sẽ hiểu rõ hơn các tác hại của việc chặt phá cây xanh bừa bãi là vi phạm luật môi trường, phá hoại môi trường sống trong lành, tự nhiên.
Những cách sống thân thiện với môi trường đang dần hình thành ý thức trong tâm trí người Việt khi chứng kiến những tác hại xấu của tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí, âm thanh. Để đảm bảo một cuộc sống an lành, bình yên cho các thế hệ tương lai, người Việt đã và đang cố gắng từng ngày thực hiện những việc nhỏ nhoi, bình dị nhưng có tác dụng lâu dài trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.