Ngành công nghiệp rượu Việt Nam đang bước đầu hình thành những thương hiệu nổi bật với khá nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Những thương hiệu rượu nổi tiếng nhất Việt Nam không chỉ tập trung ở một khu vực mà phân bố đều khắp nơi trên mọi miền của Tổ quốc. Có thể nói nơi đâu trên đất nước Việt Nam cũng đều có rượu ngon.
Những thương hiệu rượu nổi tiếng nhất Việt Nam có thể gắn liền với tên địa phương, với cả một vùng nấu rượu hoặc lấy theo tên của người nấu rượu, lò rượu,… và có chất lượng tốt, tương đối đồng đều. Tuy nhiên, cái mà chúng ta còn thiếu đó là tính chuyên nghiệp, quy trình sản xuất công nghiệp và yếu tố maketing để nâng sản phẩm và thương hiệu rượu Việt Nam lên tầm quốc tế.
Sau đây, 10hay xin giới thiệu đến bạn đọc top 10 thương hiệu rượu nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay:
1. Rượu làng Vân (Bắc Ninh)
Rượu làng Vân là một thứ đặc sản không thể thiếu vào buổi tiệc sang trọng, các dịp lễ hội, Tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon cùng loại men gia truyền là 36 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân.
Với thương hiệu nổi tiếng và được khẳng định bằng chất lượng, rượu làng Vân vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Rượu làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Khắp mọi miền đất nước, trong các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ, quán bình dân,… đâu đâu cũng có sự xuất hiện của loại rượu mang nhãn mác rượu Làng Vân.
2. Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)
Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu, đã được đề cử “Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam”. Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình. Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.
3. Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Rượu Mẫu Sơn là sản phẩm của sự kết hợp đầy đủ các yếu tố: khí hậu núi Mẫu Sơn, nguồn nước núi Mẫu Sơn, men lá của người Dao, phương pháp chưng cất thủ công truyền thống của người Dao sinh sống tại vùng cao núi Mẫu Sơn. Khi uống rượu Mẫu Sơn, bạn sẽ cảm thấy thật êm dịu và rất nhẹ, phù hợp với xu thế của thời đại là sử dụng thứ đồ uống nhẹ nhàng cho con người một cảm giác lâng lâng êm ái. Đặc biệt là khi uống rượu sẽ không bị đau đầu.
4. Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
Ba kích là một vị thuốc nam quý, được sử dụng từ lâu trong dân gian, có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, rất tốt cho phái nam. Một trong các cách đơn giản đêể chế biến củ ba kích đó là ngâm ba kích với rượu. Đây là phương pháp tối ưu để phát huy hết tác dụng của vị thuốc này. Đây cũng là cách đã được áp dụng từ lâu trong dân gian từ ngàn đời xưa.
Rượu ba kích được coi là một loại xuân dược được các y gia thời xưa giành nhiều tâm sức để dâng lên vua chúa. Rượu ba kích được cho là một trong những biệt dược có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới hoạt động cả đêm không biết mệt mỏi, được Vua chúa và các quan lại thời xưa rất ưa dùng.
5. Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương. “Bó Nặm” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “nguồn nước”. Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm, vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Trước đây, rượu Bó Nặm chỉ được tiêu thụ tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, gần đây nó được tiêu thụ nhiều tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và cũng đã được xuất khẩu sang Đông Âu.
6. Rượu cần (Tây Nguyên)
Rượu cần là thức uống trong lễ hội và thờ cúng của người Ê Đê sinh sống rải rác ở các tỉnh Tây Nguyên. Rượu được ủ trong các vại sành được gọi là ché. Quá trình lên men tự nhiên không có đun nấu. Khi uống rượu, người ta hút chúng qua một ống tre hay trúc đã được đục lỗ. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
7. Rượu Bàu Đá (Bình Định)
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.
Ngày nay, vẫn còn những gia đình giữ được truyền thống nấu xưa nay và cho sản phẩm chất lượng tốt. Muốn có được những lít rượu Bàu Đá ngon nhất thì phải tìm đến đúng những hộ dân nấu ngay tại làng nghề truyền thống Bàu Đá. Bởi vì cái hồn của rượu Bàu Đá được tạo nên từ chính nguồn nước ngầm của làng nghề.
8. Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
Rượu Hồng Đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có và thường chỉ làm ra dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi nghinh hôn, lấy làm rượu hợp cẩn giao bôi. Cách chế tác như sau: lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu, nên rượu Hồng Đào khác với rượu thường ngày thường.
9. Rượu Gò Đen (Long An)
Rượu đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp, được tuyển chọn từ những loại cao sản, trắng mẩy, hoặc đục, hạt tròn, thường là nếp hương, nếp ngỗng. Rượu mới cất có màu trắng đục, để lắng vài hôm sẻ cho màu màu trong khe. Rượu đế Gò Đen là một trong những “Đệ nhất mỹ tửu” của người Việt Nam nói chung, là đặc sản của nhân dân vùng đất Long An trù phú về sản lượng lúa nếp.
Rượu đế Gò Đen được nấu từ chính những hộ gia đình nhân dân sống quanh khu vực chợ Gò Đen và các ấp lân cận, thuộc các xã: Long Hiệp, Phước Lợi, Mỹ Yên, thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đa phần được nấu thủ công với phương pháp gia truyền từ đời nay qua đời khác.
10. Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
Rượu Xuân Thạnh là một loại rượu nổi tiếng của Trà Vinh, là một trong những “Danh tửu” của đất Nam Bộ. Rượu Xuân Thạnh thuộc loại nặng đô (khoảng 60 độ), sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn, hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén.
Rượu do một số gia đình trong cùng một dòng tộc tại ấp Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, Châu Thành nắm giữ bí quyết chưng cất và được sản xuất rất cầu kỳ, từ gạo nếp mùa truyền thống cùng với 14 loại men viên và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao. Đặc biệt rượu Xuân Thạnh mà dùng với món trâu luộc cơm mẻ thì rất thú vị.
Xem thêm: