Chơi game để giải trí, giải tỏa stress và thư giãn đầu óc để trở lại học hành. Lạm dụng, dành quá nhiều giờ chơi game online khiến con người thay đổi theo chiều hướng xấu. Top 10 tác hại của chơi game nếu như không có sự can thiệp đúng lúc thì sẽ là cực kỳ nguy hiểm. 10Hay nghĩ rằng bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những tác hại này.
Chơi game và tác hại hàng đầu cần cảnh báo
Nghiện trò chơi online được so sánh tương tự với việc nghiện ma túy. Chứng nghiện game online đã được các nhà khoa học xem xét đưa vào trong các loại bệnh lý tâm thần. Vì chơi game online quá lâu và trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại. Không chỉ về sức khỏe lẫn tinh thần mà còn là gây rối loạn tâm sinh lý.
Thậm chí, tâm lý của người chơi game sẽ bị ảnh hưởng. Dẫn theo các hành vi lệch lạc, bạo lực thậm chí có thể giết người, cướp của…. Thực tế đã có nhiều trong thời gian vừa qua, mà thủ phạm là các game thủ còn rất trẻ.
Học sinh, sinh viên và cũng như tất cả mọi người. Games đã quá quen thuộc và trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, game đã gây tranh cãi vì nó có nhiều các tác hại.
Top 10 tác hại của chơi game đừng nghĩ là chưa nguy hiểm
Không chỉ là chơi game tốn thời gian, chơi game online thường xuyên sẽ tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và nhiều thứ khác như sau:
Thời gian lãng phí ngày càng nhiều
Khi mới chơi game online, hầu như không ai nghĩ rằng mình sẽ bị ghiền tới vậy! Đây là quan điểm được cho là luôn đúng. Với thời gian đó, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc, học tập, vui chơi hay chơi thể thao. Một khi đã vào thế giới game, tất cả các hoạt động trên là “không cần thiết”.
Càng ghiền chơi game càng tốn tiền
Đam mê là đầu tư. Một con chuột xịn sò, một bàn phím tốt, cấu hình máy mạnh để chơi game cũng đủ “nghèo”. Nếu không thể đầu tư, gamer thường có mặt 24/24 tại dịch vụ. Ạn thử tính xem: 5k/1h thì con số tổng mỗi ngày, mỗi tháng là các con số “$” đáng kể.
Tác hại của chơi game – Đầu óc mê muội
Để giải thích cho việc này, chúng ta cứ nhìn lại 2 luận điểm trên. Một ngày hết 1/3 thời gian cứ cắm cúi trong games, thử hỏi thời gian nào để thư giãn. Đó là chưa kể thời gian để bạn có thể đọc báo, chơi thể thao, gặp bạn bè. Suốt 2/3 thời gian còn lại là ngủ, ăn, sinh hoạt ngày thường,..mà còn lại phải “cày” “chiến” game khuya.
Mất tập trung, học và làm việc sa sút
Sau thời gian tập trung chơi game, làm việc và học tập sẽ trở nên lờ đờ, rất mệt mỏi. Đó là vì bạn đã bị hao mòn sức khỏe, tốn thời gian, đầu óc bị chai cứng.
Hầu hết các gamer đều ít đến lớp, nếu có đến cũng ngủ hoặc theo dõi bài cho “có lệ”.
Mất dần các mối quan hệ tốt đẹp
Có lẽ đây là điều mà chúng ta ít khi nhận ra. Với thời gian đắm chìm trong games, tất nhiên sẽ không còn nhiều thời gian để gắn kết bạn bè. Nếu Có nghĩ tới, chúng ta chỉ giao tiếp ở mức trung bình. Thậm chí còn có khuynh hướng thụt lùi, tồi tệ hóa các mối quan hệ. Vì có lẽ các gamer chuyển mối quan tâm sang các mối quan hệ trong games.
Nếu bạn quên càng nhiều bạn, các mối quan hệ khác cũng giảm dần. Games trực tuyến luôn là thế giới ảo, có thể bạn sẽ có thêm một số bạn thân thiết, nhưng không nhiều. Nhưng sẽ không thể nào bù đắp lại những người bạn, các mối quan hệ tốt mà bạn đánh mất.
Quan trọng nữa, nếu là có người yêu thì bạn sẽ rất dễ mất cô ấy. Có thể “yêu” game mà bạn đã không chăm sóc cho nàng như trước. Thực tế đã có khá nhiều bạn nữ chia tay bạn trai là gamer vì họ không chịu nổi những tình trạng này.
Tác hại của chơi game – trở nên dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói
Những lúc không được chơi, gamer luôn cảm thấy thiếu thốn, bồn chồn. Chỉ cần thêm một ngòi châm nhỏ là việc cãi vã xảy ra ngay lập tức.
Khi một gamer từ bỏ, bạn cảm thấy rất hụt hẫng và trống rỗng như là bỏ ma túy vậy. Dù từ bỏ chơi game sau thời gian dài thì các mối quan ngoài đời sẽ không còn như xưa. Kéo theo đó là cảm giác dễ nản, tâm trạng không biết làm gì nên dễ quay lại với games.
Ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ, mắt và cột sống
Theo viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ). Những người ngồi máy tính thường xuyên trên 2 giờ thường dễ mắc bệnh. Các căn bệnh phổ biến nhất như là: cao huyết áp, giảm thị lực, da bị khô và xấu đi,… Chơi game, làm việc trước màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều sẽ có nhiều tiêu cực. Cụ thể như là mắt phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng yếu, phản quang sắc xanh liên tục,..Điều này làm cho cơ thể hạn chế tiết ra chất melatonin.
Melatonin là hoóc-môn quan trọng, giúp điều hòa chu kỳ sinh học của con người. Đồng thời có công dụng tác động đến giấc ngủ của con người vào ban đêm. Chơi game nhiều sẽ tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ không có giấc ngủ ổn định, ngủ không sâu.
Nếu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, cơ thể rất dễ bị suy nhược và mất tập trung. Kéo dài thường xuyên kéo theo suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ và làm tổn thương não.
Ngồi máy tính, chơi game thường xuyên quá lâu (một chỗ, một tư thế) làm cơ bắp bị tổn thương. Không vận động làm giảm quá trình lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể. Thậm chí là có thể dẫn đến các bệnh như: cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Tăng khả năng vô sinh
Ngồi lâu một chỗ, ngồi một tư thế khiến các cơ quan sinh dục bị chèn ép, không thể giải nhiệt được. Điều này sẽ rất có hại với cơ quan sinh dục, đặc biệt là nam giới. Ngồi quá lâu khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, giảm lượng tinh trùng nên nguy cơ vô sinh cao.
Ảnh hưởng thần kinh, sự nhận thức
Gamer sẽ rất dễ bị “sống ảo”. Sau thời gian dài gắn bó với cuộc sống ảo trong game nên rất dễ quên đi cuộc sống thật sự. Mọi sinh hoạt, thậm chí là hành động còn bị chi phối từ game online.
Thiếu tự tin, mất dần khả năng giao tiếp
Đa số game online hiện nay sẽ có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện, kết bạn trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng đó là những mối quan hệ ảo. Lâu dần sẽ làm cho bạn giảm dần đi kỹ năng giao tiếp, khó phát ngôn một câu nói hoàn chỉnh.
Tác hại của chơi game – làm gia tăng tệ nạn xã hội
Chơi game dễ nghiện như ma túy. Chúng khiến người chơi quên mất bản thân, quên đi công việc khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Thậm chí quên đi trách nhiệm bản thân, trách nhiệm gia đình, xã hội.
Những người nghiện game nặng, luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi. Đôi khi cá độ trong game sẽ trở nên quên ăn quên ngủ khiến gia đình lo lắng.
Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh.
Trẻ em đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn. Chúng có nhiều khả năng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.
Không phải chưa từng xảy ra. Thực tế vẫn có nhiều tệ nạn khi gamer không có tiền để chơi game. Vì không thể chịu nỗi, nên có hành vi trộm cắp tiền của gia đình, bè bạn để nuôi sở thích. Chúng sẽ hình thành thói quen xấu, lâu dần sẽ có những hành vi trái pháp luật.
Top 10 tác hại của chơi game đừng nghĩ là không nguy hiểm. Dù bạn là ai hay ở bất kỳ lứa tuổi nào? XIN HÃY DỪNG ĐÚNG LÚC!
Cảm ơn bạn đã ghé tham khảo bài viết của 10Hay, chia sẻ và đóng góp ý kiến cho trang nhé!