Du lịch là ngành công nghiệp hiện đại và thân thiện với thiên nhiên. Cho nên hầu hết các nước trên thế giới điều xem du lịch là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư và phát triển, nếu điều kiện tự nhiên và lịch sử thuận lợi nữa là một lợi thế cũng như tài nguyên vô giá cho phát triển ngành du lịch. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi nhu cầu du lịch khách nội địa tăng nhanh trong những năm gần đầy thì có khá nhiều khu du lịch, vui chơi giải trí ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cho khach du lịch tham quan tọi mọi vùng miền của đất nước. Sau đây mình xin tổng hợp các địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam mà bạn cần biết để đặt tour du lịch cho cả gia đình nhé.
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam bạn cần biết mỗi khi đi du lịch nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh(Kinh tế, văn hóa, lịch sử, ẩm thực) là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước.
Hà Nội (Kinh tế, văn hóa, lịch sử, ẩm thực) là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì.
Nha Trang (Bãi biển, du lịch bụi, hải sản, tuần trăng mật, golf) là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành.
Đà Nẵng(Kinh tế, bãi biễn, văn hóa) là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997,nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là thành phố có dân số đông thứ 5 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.
Vịnh Hạ Long(Di sản văn hóa thế giới) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Phú Quốc(Biển đảo, rừng, resort) còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Thành phố Đà Lạt(Núi, nghỉ dưỡng) là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
Sa Pa(Ngắm tuyết rơi, núi) là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Hội An(Thành phố cổ) là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Huế(Lịch sử, văn hóa) là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học..
Phan Thiết(Bãi biển, hải sản) là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận.
Vũng Tàu(Bãi biển, hải sản) là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông – vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
Mũi Né(Bãi biển, hải sản) là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Cần Thơ(Miền tây sông nước) là thành phố lớn,hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là một Thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2004, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quần đảo Cát Bà(Biển đảo) là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km.
Hà Tiên(Miền tây, núi) là thị xã nhỏ nằm ở phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang. Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương, Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km.
Hải Phòng(Kinh tế, cảng biển) là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Sầm Sơn(Biển) là thị xã ven biển, phía đông tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thị xã Sầm Sơn là một trong những địa điểm du lịch biển khá nổi tiếng tại Việt Nam. Năm 2012, thị xã đã được công nhận là đô thị loại III.
Mỹ Tho(Miền tây, cây vườn) là đô thị loại I và là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao Phố, Biên Hòa là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ.
Vườn quốc gia Cát Tiên(Rừng, động vật) là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Cát Tiên, Bảo Lộc và Bù Đăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.
Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu.
Châu Đốc(Núi, miền tây) là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Châu Đốc là thành phố đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là tỉnh lỵ của một tỉnh vào thời điểm hiện nay.
Cam Ranh(Vịnh biển, cảng) tiếng Chăm, tiếng J’rai hoặc tiếng Êđê là: Kăm M’ran; Kăm có nghĩa là: Dồn một chỗ, một đống, tập trung lại, hay gọi là bến; M’ran có nghĩa là: tàu, thuyền, đò; nghĩa chung là nơi Tàu, thuyền tập trung hay gọi là bến Tàu, thuyền, sau này ..
Thành phố Vĩnh Long(Miền tây) là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờ sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Tiền.
Đồng Hới, tên cổ là Động Hải, là thành phố trực thuộc tỉnh của Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Buôn Ma Thuột(Tây nguyên, rừng) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 14 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Vườn Quốc gia Cúc Phương(Rừng, động vật) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Thành phố Ninh Bình(Miền trung) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của tỉnh Ninh Bình.
Lý Sơn(Huyện đảo) trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.
Móng Cái(Cảng, kinh tế) là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ, bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long 178 km. Móng Cái giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70 km.
Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc.
Rạch Giá(Miền tây) là thành phố biển duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Kiên Giang.
Bình Châu(Suối nước nóng) là xã thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về hướng Đông Bắc. Cách TP. Vũng Tàu.
Phan Rang – Tháp Chàm(Lịch sử) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Poklong Garai phía bắc thành phố.
Lăng Cô(Lịch sử) là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cách Huế khoảng 70 km về phía nam, nằm dưới chân đèo Hải Vân.
Vườn quốc gia Bạch Mã (Rừng, động vật)là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
Thành phố Trà Vinh, nằm bên bờ sông Tiền, là tỉnh lỵ tỉnh Trà Vinh. Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đường bộ và đường…
Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Pleiku là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên.
Thành phố Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố lớn và sầm uất thứ hai ĐBSCL, chỉ sau thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, tỉnh cực nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, thị xã có tên là Quản Long. Năm 1999, thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 3.